Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

HỌA TỚI TỪ BẦU TRỜI - “LỖ HỔNG AN NINH QUÁ LỚN CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT KHÔNG LƯU ".

oàn tuyển con ông cháu cha nó mới ra cơ sự này : Sự việc này đã khiến cho vị trí điều hành chính tại sector2 (EC2) bị vô hiệu hóa, công việc điều hành bay tại phân khu 2 (sector2) bị gián đoạn trong nhiều phút,có rất nhiều máy bay lúc đó “buộc” phải bay trong trạng thái không có sự chỉ dẫn, theo dõi và giám sát của hệ thống kiểm soát không lưu, trong đó có cả chuyên cơ đang chở một vị nguyên thủ quốc gia của một nước vừa mới rời nước ta sau chuyến viếng thăm chính thức.

kể từ ngày ông Lại Xuân Thanh được bổ nhiệm giữ chức cục phó cục hàng không dân dụng Việt Nam, khoảng 3 năm trước, người mà Trần Xuân Vinh tự nhận là chú( không có nguồn tin kiểm chứng), Vinh thay tính đổi nết sống và làm việc rất huênh hoang không coi ai ra gì, luôn mồm dọa dẫm người này người kia làm việc không cẩn thận là “cho lên cục bây giờ”.
Nguồn: cafechemgio.com






Trên thế giới, hệ thống kiểm soát không lưu rất quan trọng đối với một đất nước nó không đơn giản là một công ty hay một doanh nghiệp mà là một nền tảng cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước và nó luôn là một trong những "công cụ" của nhà nước để "cai trị". Ngay cả những nước cứ cho mình là tự do như Hoa Kì thì hệ thống kiểm soát không lưu luôn luôn được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của chính quyền, những nhân viên vận hành hệ thống này như là ksvkl là những công chức, thậm chí một số nước họ là những sĩ quan quân đội như Brazil. Còn ở VN thì hệ thống kiểm soát không lưu quan trọng như thế nào đối với an toàn ,an ninh và kinh tế của đất nước, hệ thống kiểm soát không lưu hiện nay của VN đã được tổ chức hoàn hảo và "chuẩn mực" chưa và nó đã hoàn thành "sứ mệnh" của mình chưa cũng như đã được quan tâm và đầu tư xứng tầm chưa?


Vậy thì những nhà lãnh đạo "vĩ mô" của đất nước sẽ suy nghĩ gì khi đọc được những dòng này.Mặt khác khi xét về mặt an ninh quốc gia, nếu chúng ta bị tấn công từ trên không mà kẻ thù được sự trợ giúp của hệ thống không lưu thì sao? Trong các cuộc tấn công thì tấn công từ trên không là ghê gớm nhất , nhanh nhất và khó đỡ nhất... Vấn đề ở chỗ người ta mới chỉ xem xét lợi ích kinh tế từ hệ thống không lưu mà chưa quan tâm đến góc độ ảnh hưởng về an ninh, an toàn của hệ thống này tới đất nước, chính vì vậy từ việc tổ chức đến sắp xếp hệ thống này rất lỏng lẻo, thậm chí tuyển dụng nhân sự rất bừa bãi, có những người với lí lịch trích ngang rất nghi vấn đã lọt vô hàng ngũ ksvkl, còn việc ra vào các cơ sở không lưu dễ như trở bàn tay, cứ nhìn sang các nước khác khi các cơ sở không lưu được các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp bảo vệ( tương tự như lực lượng cảnh sát bảo vệ của ta) mà thấy sót xa quá ... cái nhọt ngày càng lớn. Đây là một lời kêu gọi và cảnh tỉnh, những bộ phận chức năng, những cơ quan chuyên trách về an ninh hãy có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này.


Nói như trên không có nghĩa là nhà nước không quan tâm đến các cơ sở không lưu, bằng chứng là trong quá khứ đã có 1 cuộc diễn tập chống khủng bố với bối cảnh là trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh (HCM ACC) được các đơn vị đăc nhiệm thuộc lực lượng vũ trang giải thoát, khi bị 1 nhóm khủng bố tấn công http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2010/11/3ba23848/. Nhưng đây mới chỉ là 1 giải pháp mang tính chữa bệnh chứ không phải phòng bệnh, trong kịch bản nói trên những tên khủng bố là những người bên ngoài tấn công và chiếm đóng HCM ACC, những tên khủng bố này là những người xa lạ với HCM ACC nên việc khống chế chúng không khó lắm, giả sử những tên khủng bố này lại là nhân viên đang làm việc tại cơ sở kiểm soát không lưu này thì sao, với việc thông thạo địa hình và sử dụng thành thạo trang thiết bị thì việc khống chế chúng sẽ trở lên khó khăn hơn nhiều, thế nên công tác bảo vệ nội bộ ở các cơ sở không lưu, đặc biệt là HCM ACC, đơn vị không lưu có tầm quan trọng nhất nước cần phải được xem xét kĩ hơn.


Công tác đảm bảo an ninh trong các cơ sở kiểm soát không lưu càng cần được các cơ quan hữu quan của nhà nước quan tâm hơn nữa nhất là khi các cơ sở không lưu này đang tiến hành chỉ huy điều hành và đảm bảo an toàn cho những chuyến bay chuyên cơ, chở những đồng chí lãnh đạo **** và nhà nước cũng như những vị khách mời của đất nước...


Xin mời các bạn cùng điểm lại những diễn biến về vụ việc "lộn xộn" xảy ra ngày 17-01-2011, nhằm ngày 24 tết vừa rồi tại trung tâm kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh ( HCM ACC). Vụ việc theo đánh giá của chúng tôi đã lộ ra rất nhiều "điểm yếu" của hệ thống đảm bảo an toàn bay, mà theo lời của một cán bộ phụ trách không lưu (ATC), thì đây là câu chuyện duy nhất xảy ra trên thế giới ở một cơ sở kiểm soát không lưu!


Vào lúc 0459 UTC tức 11 giờ 59 phút buổi trưa giớ Việt Nam tại trung tâm kiểm sóat không lưu đường dài HCM ( HCM ACC) đã xảy ra một chuyện nói ra thì “mắc cỡ quá”, nhưng không thể không nói. Kiểm soát viên không lưu Trần Xuân Vinh, sau khi đập vỡ thiết bị điều khiển máy tính của KSVKL tại vị trí điều hành chính thuộc phân khu 2 (sector2), đã liên tiếp, nhiều lần hành hung và chửi bới rất thậm tệ, thậm chí còn lớn tiếng thách thức cán bộ phụ trách trực tiếp của mình là anh THH,kíp trưởng phiên trực điều hành bay tại HCM ACC vào thời điểm đó, mặc dù đã được những người khác hết sức can ngăn. Sự việc này đã khiến cho vị trí điều hành chính tại sector2 (EC2) bị vô hiệu hóa, công việc điều hành bay tại phân khu 2 (sector2) bị gián đoạn trong nhiều phút,có rất nhiều máy bay lúc đó “buộc” phải bay trong trạng thái không có sự chỉ dẫn, theo dõi và giám sát của hệ thống kiểm soát không lưu, trong đó có cả chuyên cơ đang chở một vị nguyên thủ quốc gia của một nước vừa mới rời nước ta sau chuyến viếng thăm chính thức.


Chính sự cố này làm cho chuyến máy bay chuyên cơ của vị nguyên thủ quốc gia có nguy cơ va chạm và mất an toàn với một máy bay khác ( JSA 692 của hãng hàng không Jetstar asia) ở cùng độ cao (F360) tại khu vực vào khoảng 30 km ngoài khơi của Vũng tàu, nếu như lực lượng ksvkl không tự khống chế những hành động của ksvkl Trần Xuân Vinh, ổn định tình hình, kiểm soát trở lại bầu trời và tiếp tục ra các huấn lệnh cho các máy bay bay tránh nhau.


Vụ việc sau đó được làm rõ qua buổi họp ngày 07 tháng 02 năm 2012 của ban lãnh đạo trung tâm kiểm sóat không lưu đường dài HCM ( HCM ACC) cùng các ksvkl đồng thời có sự tham gia và chứng kiến của giám đốc Công ty quản lý bay Miền Nam Đỗ Hoàng Điệp. Trong buổi họp, với một loạt những nhân chứng và bằng chứng thì toàn bô sự việc được xác định như sau :


Anh Vinh làm việc không theo quy trình, nhất là đang điều hành bay chuyên cơ, bị kíp trưởng nhắc nhở nhưng không tuân thủ mà còn tiếp tục sai phạm( có băng ghi âm ), buộc anh THH tước quyền điều hành bay của anh Vinh và trực tiếp chỉ huy điều hành bay để giải quyết tình huống phát sinh do anh Vinh gây ra. Do bực bội vì bị tước quyền điều hành bay nên anh Vinh to tiếng vùng vằng và lăng mạ anh THH, anh THH thấy Vinh làm việc không an toàn nữa, liền yêu cầu Vinh rời vị trí làm việc để anh này ngồi vào vị trí chỉ huy bay, anh Vinh đứng dậy và đấm mạnh xuống bàn làm việc khiến cho thiết bị bị vỡ, máy tính chỉ huy bay bị lỗi không làm việc được, sau đó xông vào đánh anh THH lần1. Thấy vậy nhiều ksvkl can ngăn và kéo anh Vinh ra , tưởng mọi việc êm xuôi bất ngờ anh Vinh xông vào đánh anh THH lần thứ2, sau đó mặc dù được mọi người tiếp tục can ngăn nhưng anh Vinh tiếp tục xông vào đánh anh THH lần thứ 3. Hậu quả là đã xảy ra sự việc như đã nói ở trên và anh THH bị chấn thương, nứt xương quai hàm, mặt sưng rất to. Sau đó anh Vinh tiếp tục thể hiện sự thiếu tư cách khi tiếp tục có những lời lẽ thách thức vô văn hóa với anh THH và nghiêm trọng hơn là có thái độ, lời nói vu khống, bịa đặt hoàn toàn trái ngược với sự thật với mục đích bôi nhọ đối với cán bộ **** viên trong báo cáo của mình.
Việc làm của kíp trưởng THH là hoàn toàn đúng với chức trách nhiệm vụ của anh và phù hợp với quy trình làm việc cũng như tuân thủ đúng với thông tư hướng dẫn về đảm bảo an toàn bay chuyên cơ.


Tóm lại không có bất cứ chi tiết nào có thể biện hộ cho hành động của Trần Xuân Vinh, chính giám đốc Công ty quản lý bay Miền Nam Đỗ Hoàng Điệp cũng đã phát biểu trong buổi họp:“lỗi này hoàn toàn thuộc về anh Vinh”, nhưng sau đó thật bất ngờ khi ông này tuyên bố một câu xanh rờn : “ đây là lỗi hành vi không liên quan đến an toàn bay và không cần thiết phải đưa anh Vinh ra khỏi dây truyền làm việc…”
( băng ghi âm https://www.facebook.com/video/video.php?v=242009455883321%29)
Chính câu nói này khiến cho toàn bộ cán bộ , nhân viên HCM ACC “té ngửa ra”, không biết ý của giám đốc là sao.


Những ngày tiếp sau buổi họp này giám đốc Công ty quản lý bay Miền Nam Đỗ Hoàng Điệp liên tục yêu cầu các cán bộ phục trách HCM ACC nhận anh Vinh trở lại làm việc, việc này đã làm cho những ksvkl HCM AC rất hoang mang, tại sao một tên lưu manh côn đồ hung hãn không coi ai ra gì, kể cả những việc hệ trong như điều hành bay chuyên cơ, mà lại được giám đốc “ưu ái” như thế, từ đây xuất hiện rất nhiều tin đồn không biết đúng hay sai về mối “quan hệ đặc biệt” của KSVKL này với hàng ngũ cán bộ trong việc tuyển dụng kiểm soát viên không lưu cho công ty.
Trần Xuân Vinh là một kiểm soát viên không lưu bình thường vừa mới đạt qua ngưỡng hoàn thiện kĩ năng, kiến thức,bản lĩnh… chỉ huy bay, (cần 10 năm vừa học vừa làm để hoàn thiện, Trần Xuân Vinh đã làm được 12 năm) nhưng thường xuyến có thái độ làm việc rất mất tập trung nhiều lần bị các lớp ksvkl đàn anh góp ý nhắc nhở, nhưng thay vì tiếp thu thì anh ta lại tỏ thái độ không hợp tác .


Trong quá khứ, 18 tháng trước (08-2010) anh Vinh cũng đã từng gây gổ đập bàn làm việc và suýt nữa xông vào đánh một anh kíp phó, sau khi làm việc không an toàn và bị anh kíp phó này nhắc nhở, đây chính là cái “mầm” để anh ta gây ra sự việc vừa rồi. Khác hẳn với thằng bé “tỉnh lẻ” Trần Xuân Vinh, ngoan ngoãn ham học hỏi của 10 năm trước, kể từ ngày ông Lại Xuân Thanh được bổ nhiệm giữ chức cục phó cục hàng không dân dụng Việt Nam, khoảng 3 năm trước, người mà Trần Xuân Vinh tự nhận là chú( không có nguồn tin kiểm chứng), Vinh thay tính đổi nết sống và làm việc rất huênh hoang không coi ai ra gì, luôn mồm dọa dẫm người này người kia làm việc không cẩn thận là “cho lên cục bây giờ”.
Mặc dù được ưu ái như vậy nhưng Vinh cũng không thể trở lại làm KSVKL được vì đơn giản không một ksvkl nào chịu làm việc chung với Vinh, với tình thế này vào ngày 20-2-2012 giám đốc Công ty quản lý bay Miền Nam Đỗ Hoàng Điệp buộc phải ra quyết định điều chuyển công tác Vinh sang làm việc tại trung tâm hiệp đồng tìm kiếm cứu nguy thuộc Công ty quản lý bay Miền Nam ( Q/Đ số 28/Q/Đ- QLBMN) và không có bất cứ hình thức kỉ kuât nào khác.


Một lần nữa giám đốc Công ty quản lý bay Miền Nam lại gây sốc, không những ksvkl HCM ACC mà toàn bộ công nhân viên QLB MN đều nghỡ ngàng với quyết định này , và một điều rất lạ là với một sự việc rất nghiêm trọng về chuyên môn như vậy tại sao không có bất cứ kết luận nào của lãnh đạo để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa theo đúng quy trình đảm bảo an toàn bay, nhất là đảm bảo an toàn bay cho những chuyến bay chuyên cơ ???


Qua sự việc trên chúng tôi những KSVKL VN rất bức xúc và tự rút ra được vài nhận định, hy vọng sẽ làm thỏa mãn sự hiếu kì của những người vô tình, giúp giải tỏa bao nỗi lòng của cán bộ nhân viên trong QLB MN và sẽ là một căn cứ để các cơ quan chuyên môn xem xét đánh giá, những nhận định đó như sau :


1.Sự việc hệ thống không lưu, bao gồm máy móc thiết bị , người chỉ huy bay và những máy bay ..bị xâm hại mà không có sự can thiệp kịp thời nào của lực lượng an ninh do không có hệ thống giám sát như Camera…nên lực lượng bảo vệ của công ty không hề hay biết, điều này báo hiệu sự kém cỏi trong công tác bảo đảm anh ninh cho các cơ sở , công trình trọng điểm của quốc gia.


2.Công tác bảo đảm anh ninh nội bộ cũng yếu kém, 1 người có tư cách và có tư tưởng không tốt như Vinh mà vẫn được làm công việc quan trọng như ksvkl , thậm chí ngay sau khi gây ra chuyện mà vẫn còn được coi là đủ khả năng làm không lưu???


3.Công tác quản lý có vấn đề , tại sao lại để tình trạng thiếu an ninh ở HCM ACC, không có Camera quan sát, xảy ra trong cả 5-6 năm nay mà không làm gì ( dự án AACC/HCM được đưa vào hoạt động từ 2006). Có rất nhiều sự việc nghiêm trọng xảy ra trong thời gian vừa qua như : máy bay xuýt đâm ô tô, máy bay suýt đâm nhau ở buôn mê thuật …mà trong rất nhiều nguyên nhân có nguyên nhân “quá tải”, ksvkl tại HCM ACC 10 năm nay vẫn phải đi làm tăng ca, phải chăng đất nước hết nhân tài rồi chăng, tại sao hàng năm học viện hàng không Việt Nam vẫn cho ra trường hành trăm sinh viên học ngành này mà Cty không tuyển được, trong khi rất nhiều em phải làm những công việc khác do không xin được việc? Tại sao những người học không lưu chính quy ( có thi tuyển đầu vào) rất khó xin việc .?. Tại sao trong vòng gần 10 năm nay tỉ lệ ksvkl được tuyển từ nguồn “học nghề” (không thi đỗ đầu vào và tự đóng tiền học) có tỉ lệ cao hơnrất nhiều so với các sinh viên học chính quy …!??


4.Các quy trình, quy định làm việc không được coi trọng thậm chí vô tình làm trái với quy định của pháp luật, nhất là lại xảy ra với một vài người trong các bộ phận lãnh đạo như việc cố tình "ỉm" vụ việc này đi khi biết rõ anh Vinh có dấu hiệu vi phạm pháp luật, khiến cho đội ngũ nhân viên coi thường , mất ý thức tuân thủ quy trình, quy định.


5.Cần phải xem xét mối quan hệ của Vinh và các vị lãnh đạo để làm rõ các tin đồn, ảnh hưởng không tốt tới uy tín của các vị lãnh đạo, của cơ quan cũng như tổ chức ****. Hơn nữa điều này sẽ giúp ổn định tư tưởng cho toàn bộ ksvkl nói riêng và toàn bộ nhân viên tại QLBMN nói chung, tập trung vào chuyên môn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét