Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

VÌ SAO CHÍNH GIỚI MỸ CHỌN DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG THỨ 45 CỦA HỢP CHÚNG QUỐC. ? -P3

KỲ III: SỨ MỆNH DÀNH CHO NHÀ TỶ PHÚ.
6- Di sản tinh thần của Barack Obama.
Nếu trong nhiệm kỳ thứ nhất, vị tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ tỏ ra thành công trên nhiều lĩnh vực thì nhiệm kỳ thứ hai của ông ta lại có kết quả ngược lại. Những chính sách không nhất quán và bị cản trở khi đảng Dân chủ Mỹ mất quyền kiểm soát cả Thượng nghị viện và Hạ nhị viện Mỹ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều hành của chính phủ Mỹ. Theo Richard Haas, Giám đốc điều hành “Hội đồng quan hệ quốc tế” (Council on Foreign Relations) của Viện Chính sách Hoa Kỳ, tâm trạng đa số tại nước Mỹ thời gian này là sự lo lắng bao trùm, nếu không muốn nói là sự tức giận tuyệt đối. Sự giận dữ ấy nhằm vào Phố Wall, nhằm vào người Hồi Giáo, nhằm vào các hiệp định tự do thương mại, nhằm vào Washington, nhằm vào các vụ nổ súng của cảnh sát, nhằm vào cả Tổng thống Barack Obama, nhằm vào cả Đảng Dân chủ, nhằm cả vào người nhập cư và các mục tiêu khác.
Nhiều người sợ rằng việc làm của họ sẽ biến mất bởi sự cạnh tranh từ nước ngoài, từ các công nghệ mới, hoặc được chuyển giao sang các nước khác. Một lượng lớn người Mỹ đang già đi trong lo lắng, vì họ đã không thể để ra một khoản tiết kiệm cần thiết nhằm đảm bảo việc nghỉ hưu của họ sẽ cho phép họ được sống một cách thoải mái cho đến tuổi già. Một số đang phải chi trả các khoản bảo hiểm y tế mà trước đây họ đã từng tránh được do những quy định trong chính sách cải cách được ban hành dưới thời ông Obama, điển hình là chương trình Obama Care.

VÌ SAO CHÍNH GIỚI MỸ CHỌN DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG THỨ 45 CỦA HỢP CHÚNG QUỐC ? -P2

KỲ II: VỊ TRÍ SỐ 1 CỦA MỸ BỊ THÁCH CHỨC, CÔNG THỨC “THIÊN HẠ TAM PHÂN” XUẤT HIỆN
4- Bi kịch Barack Obama: Hứa nhưng không thể làm.
Ngày 4-11-2008, chàng trai “tuổi Sửu” Barack Hussein Obama đắc cử, vượt lên trên Thượng nghị sĩ John McCain của đảng Cộng hòa 7,2% số phiếu (52,9%/45,7%) và trở thành tổng thống da màu đầu tiên ở Mỹ. Một số người cánh tả khấp khởi vui mừng vì họ dự đoán rằng với gốc tích chủng tộc của mình Barack Obama sẽ đem lại một chính sách hòa bình cho thế giới cũng như chăm lo đến an sinh xã hội của người dân Mỹ đang trên đà xuống dốc. Quả thật trong cương lĩnh tranh cử của mình, ông Barack Obama đã đề cập đến nhiều vấn đề xã hội bức xúc và sát sườn với người dân Mỹ như y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội, nạn thất nhiệp, nạn lạm dụng súng đạn .v.v… cần giải quyết cấp bách. Giống như các tổng thống trước đây Abraham Lincoln hay Frank Roosevelts hay Linden B. Johnson, ông cũng “kêu gọi sự hòa giải và đoàn kết cho một nhà tự chia rẽ, nơi những niềm hi vọng và những giấc mơ được mọi người cùng chia sẻ”. Ông cũng hứa sẽ rút quân khỏi Afghanistan và Iraq, sẽ giảm chạy đua vũ trang, giảm ngân sách quốc phòng. Ông cũng hứa sẽ vực dậy nền kinh tế Mỹ đang lâm vào cuộc suy thoái trầm trọng và kéo dài, chỉ sau Đại suy thoái năm 1929-1933.
Trong nhiệm kỳ thứ nhất, Barack Obama đã thực hiện được phần lớn cương lĩnh tranh cử. Năm ngày sau khi nhậm chức, Barack Obama ký lệnh tái khởi động Chương trình Bảo hiểm Sức khỏe cho Trẻ em, hỗ trợ cho 4 triệu trẻ em không có bảo hiểm (Chương trình Obama Care). Tháng 3-2009, Obama đảo ngược chính sách của chính phủ Bush hạn chế ngân quỹ dành cho nghiên cứu tế bào gốc từ phôi, đồng thời cam kết phát triển “những hướng dẫn nghiêm ngặt” cho các cuộc nghiên cứu.

VÌ SAO CHÍNH GIỚI MỸ CHỌN DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG THỨ 45 CỦA HỢP CHÚNG QUỐC. P1

KỲ I: NHỮNG “QUẢ BOM NỔ CHẬM” TRONG LÒNG NƯỚC MỸ.
Tổng thống Mỹ do các “đại gia” bầu chọn. Điều này tưởng chừng như vô lý vì trên danh nghĩa, người được giữ chức vụ tổng thống Mỹ thông qua bầu cử. Tuy nhiên, trên thực tế thì với hệ thống quy tắc bầu cử phức tạp ở Mỹ, kết quả bầu cử tổng thống không phản ánh nguyện vọng của cử tri phổ thông mà phản ánh nguyện vọng của các đại cử tri. Các phiếu đại cử tri sẽ được kiểm trước. Tất cả chỉ có 538 phiếu đại cử tri, ai giành được 270 phiếu đại cử tri sẽ đắc cử tổng thống Mỹ mà không cần phải quan tâm đến phiếu phổ thông. Năm 2001, lịch sử Mỹ đã chứng kiến George W. Bush (Bush con) đắc cử tổng thống Mỹ nhờ chiến thắng sít sao bằng phiếu đại cử tri tại bang Florida, cái “chảo lửa” của tất cả các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong 100 năm gần đây. Một quy tắc phức tạp thứ hai chế ước lại quy tắc thứ nhất là “nhất ăn cả”. Nếu ứng viên nào thắng phiếu phổ thông trong một bang, dù là thắng sát nút kiểu 50% +1 thì ứng viên đó sẽ thâu tóm toàn bộ phiếu đại cử tri của bang đó. bất kể các phiếu đại cử tri đó bầu cho ai. Giả sử Donald Trump thắng phiếu phổ thông ở bang California, bang đông dân nhất nước Mỹ thì ông ta sẽ thâu tóm toàn bộ 55 phiếu đại cử tri của bang này. Chính cái quy tắc bầu cử phức tạp này đã đẫn đến việc ứng cửa viên Al Gore của đảng Dân chủ thất cử trước George Bush năm 2000 mặc dù ông ta thắng phiếu phổ thông. Và năm nay cũng vậy, Donald Trump đạt 47,5% phiếu phổ thông trong khi Hillary Clinton đạt 47,7% phiếu phổ thông nhưng Donald Trump vẫn thắng nhờ đạt được 306 phiếu đại cử tri trong khi Hillary Clinton chỉ đạt 232 phiếu đại cử tri