Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyển đổi kinh tế nông nghiệp chỉ thành công khi đạt được 2 mục tiêu chính: tăng giá trị đầu ra và giảm chi phí đầu vào.
Sau thời kinh tế bao cấp sai lầm, thành tựu lớn mà ngành nông nghiệp làm được cho đến hiện tại là đóng vai trò cơ bản trong công cuộc giảm nghèo và đảm bảo ổn định xã hội; tạo phần lớn việc làm và giữ ổn định an ninh lương thực.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

ĐỪNG BIẾN CON CÁI MÌNH THÀNH CỦA ĐỂ DÀNH

Có lần tôi đọc trên một tờ báo nước ngoài nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump được hâm mộ ở châu Á không chỉ vì ông là Tổng thống một siêu cường, không chỉ vì ông còn là một tỉ phú thành đạt, mà còn vì ông có một gia đình đáng mơ ước với những đứa con thông minh, xinh đẹp, tài năng, hứa hẹn sau này sẽ chẳng kém cạnh gì người bố của mình. Truyền thống phương Đông thường đánh giá sự thành đạt của bố mẹ qua những đứa con. Con càng giỏi giang, xinh đẹp, cha mẹ càng hãnh diện, càng kiêu hãnh khoe với mọi người và tự coi mình như là những ông bố, bà mẹ thành công vào việc giáo dục con cái.
Bây giờ là thời đại của Facebook, của mạng xã hội, cho nên chúng ta thấy có rất nhiều các bậc cha mẹ khoe con trên Facebook. Họ thường post hình ảnh con, phiếu điểm, giấy báo nhập học, giấy khen, bài văn con viết hay… và họ thu về rất nhiều lời tán tụng, đại loại như: em ao ước được như anh chị, em sẽ cố gắng dạy con em theo anh chị, rằng con giỏi quá, thật chẳng bõ công cha mẹ nuôi dạy v.v…

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

4 THÁNG Ở PHÁP - P4

 Nam Nguyen
Rất cám ơn các bạn  đã theo dõi những phần trước liên quan tới 4 tháng hoạt động của cụ Hồ tại Pháp năm 1946, và chủ yếu dựa theo nội dung “Nhật ký làm việc của Hồ Chủ tịch” do ông Đỗ Đình Thiện ghi lại. Tất nhiên còn rất nhiều nguồn thông tin của nhiều nhân chứng quan trọng khác nữa về chuyến đi có thể gọi là “định mệnh” này của vị lãnh tụ của chúng ta, cần tiếp tục nghiên cứu và phân tích. Đó sẽ là công trình quan trọng, chuyên nghiệp và đồ sộ chứ không phải khuôn khổ FB (mặc dù lần đầu tiên tôi (Nam Nguyen) dùng hết hạn mức 65000 từ cho một status của FB đấy – vì nó mà Hồi ký phải chia ra làm mấy phần!).

4 THÁNG Ở PHÁP - NHẬT KÝ LÀM VIỆC CỦA HỒ CHỦ TỊCH P3

 Nhật ký -tiếp
19 - 7 - 46
- 8g bà Simonne Théry đến ăn sáng và thăm cụ tại khách sạn.
- 10g ô. Rosenfeld.
- 20g Cụ đi ăn cơm thết nhà ô. Thượng thư võ trang Tillon, có 3 anh em trong phái đoàn đi với Cụ.
- 17g Ô. Dr. Bontbien đến thăm Cụ.

20 - 7 - 46
- 8g ô. Rember (báo Franc Tireur) đến thăm Cụ.
- 10g 30 Cụ đi thăm ô. Joliot Curie.
- 11g 30 Cụ đi thăm ô. Francis Jordain.
- 13g Cụ mời ô, b. Petit, Dumain ăn cơm.
- 17g ô. Coblentz___
- 20g mời các bà Barjot, Lanjevin, Godart, Sainteny, Bram, Joliot Curie, Tillon, Bayer, Le Gueiec có cả chị Tình và Thúy đến dự tiệc. Những bà sau này xin kiếu vì đi vắng: bà Juin, Miclelet, Moutet, Bidault, Missoffe, Thory. Nguyên do là các bà phần nhiều đi nghỉ hè, hoặc bận việc vào giờ ấy, nên không đến được,

21 - 7 - 46
10g tiếp Fédérative Mondiale Jeunesse.
13g cụ mời ô, Lourentie ăn cơm.
15g cụ gặp ô, IIhya Erenbourg.
15g 15 đi coi hội máy bay ở Villacoublay.
19g về khách sạn.
20g Cụ mời ô. Amiral Lemonier, al. Baryot, al. Nomy ăn cơm,
22 - 7 - 46
8g có 3 chị phụ nữ Việt đến ăn sáng.
13 ô. Daniel Guérin đến ăn cơm với Cụ.
15g ô. Rosenfeld đến thăm Cụ.
17g Xem diễn télévision ở phòng khách khách sạn.
20g mời người Tầu đến ăn cơm.
23 - 7 - 46
Mời ô. Dussart ăn sáng.
10g gặp ô. Muss.
13g mời ô. Sainteny và tùy tùng của ô. đến ăn cơm
15g đi coi trưng bày Peinture Tussand và thăm musée Gréori.
20g ô. Sainteny mời Cụ ăn cơm có cả ô. thượng thư Moutet.

24 - 7 - 46
Sáng hôm nay (8g) có anh Phan Nhuận đến thăm cụ.
Từ 10g đến 11g Cụ tiếp ô. P.Cot, Gunréal và Duclos.
13g một bạn có mời có mời một nhà tư bản (có cổ phần mỏ than ở Đông Dương và một nhà báo phản động đến ăn cơm và thảo luận với Cụ có đặt những câu hỏi, (nhiều câu hỏi rất đ lý làm cho nhà báo khó giải quyết và trả lời được).
18g tiếp ô. Braque.
25 - 7 - 46
8g Cụ tiếp D: Bentreux.
13g ô. Resenfeld mời Cụ đến ăn cơm.
16g cụ gặp ô. Blum
8g Cụ ăn cơm với ô. Thoumyre.

26 - 7 - 46
9g 50 Cụ đi thăm Fontainebleau, 11g đến nơi đi thăm lâu đài, vườn hoa v.v...
- 13g Cụ về Hôtel Aigle Troin ăn cơm với một số đại biểu Việt và Pháp - 15 g cụ đi thăm nơi 2 phái đoàn Việt và Pháp làm việc, rồi cụ đi thăm xã trưởng phái đoàn Việt và Pháp làm việc, rồi Cụ đi
- ở xã trưởng về. Cụ cùng tất cả đại biểu phái đoàn Việt ra bãi cỏ ngồi chơi, chụp ảnh, hát, kể chuyện khôi hài, uống nước cho đến 19g 40 mới ra về Paris.
27 - 7 - 46
- Sáng sớm đi Tocgueville và Pégath thăm công binh Việt - - 9g họp mặt các người phụ trách báo giới kiều bào ở khách sạn.
- 10g Cụ tiếp ô. Beinard - Robert Danger - Félut (báo Canard enchainé và France soir).
- 12g cụ đi gặp tổng thống Bidault ở qua D’ Orsay.
- 15g một số kiều bào gặp Cụ ở khách sạn.
28 - 7 - 46
- Sáng hôm nay dọn đồ từ Royal Moncean đến ở nhà ô. b. Aubrac ở 190 Route de Paris Soisy sous Monmorency và ăn ở đấy.

4 THÁNG Ở PHÁP – NHẬT KÝ LÀM VIỆC CỦA HỒ CHỦ TỊCH -P2

 PHẦN 2 -NHẬT KÝ
22-6-46
Máy bay trước khi đặt cánh xuống trường bay Bourget còn bay vòng chung quanh sân máy bay, ở cửa tròn máy bay trông xuống, đã thấy rõ ràng một cây cờ lớn nền đỏ sao vàng bay phấp phới trước gió và trên những cây cờ Pháp tam sắc.
Ông : Đỗ Đình Thiện
Đây là cuộc đón tiếp Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ít lâu nay báo chí Pháp thường hay nói đến, nhất là từ ngày Hồ chủ tịch đến đất Pháp, sau ở Biarritz (1 tỉnh bãi bể ở phía tây nam nước Pháp), trong khi chờ đợi cho chính phủ lâm thời Pháp thành lập, để khi Ngài tới kinh đô sẽ có cuộc đón tiếp chính thức. Ngày nay, chính phủ lâm thời Pháp đã thành lập. Hồ chủ tịch đáp máy bay từ Biarritz (sau khi Ngài đã dùng cơm trưa ở tỉnh ấy) đi Paris.

4 THÁNG Ở PHÁP - NHẬT KÝ LÀM VIỆC CỦA HỒ CHỦ TỊCH -P1

 (Do ông Đỗ Đình Thiện ghi)
BỐI CẢNH THÁNG 6 LỊCH SỬ trước khi Đoàn sang Pháp
Người cộng sản quốc tế Hồ Chí Minh (HCM) đến Paris nước Pháp với mục đích “cầu hòa” với đảng phái đối nghịch, và vận động chính thức hóa Hiệp Ước Sơ Bộ. Gần như đồng thời có đoàn của ông Phạm Văn Đồng sang Pháp để dự Hội Nghị Fountainebleau, cùng năm 1946.
Trong chuyến tháp tùng từ Hà Nội tới Pari, do thời tiết xấu, máy bay của đoàn phải đỗ xuống sân bay Ranggun của Ấn Độ không trong dự kiến. Đêm ấy (31-5-1946) tướng Raul Salan và Hồ Chủ tịch phải nằm chung một cái màn trong nhà vòm dã chiến mà quân đội Anh vừa rút đi…Trong những lần tiếp xúc ấy, lúc đầu tướng Salan với tư cách là Tư lệnh quân đội Pháp, ngạo mạn đòi Chính phủ Hồ Chí Minh phải hạ vũ khí đầu hàng, vì mọi người đều đoán biết phe Phong Trào Quần Chúng Cộng Hòa (MRP) sẽ đắc cử kỳ bầu cử Quốc Hội lần này. Phe cộng sản Pháp sẽ không còn cơ hội để thực hiện những điều ghi ra trong Hiệp Ước Sơ Bộ, mặc dù trước đó không lâu, 4/1946, tướng Salan và tướng Võ Nguyên Giáp đã ký những thỏa thuận về mặt quân sự, và trong sự ký kết này thì quân đội miền Bắc hoàn toàn lệ thuộc quân đội Pháp, con số lại bị giới hạn 10 ngàn quân trong khi của Pháp thì 15 ngàn quân.
1945 De Gaulle trở về sau chiến thắng quân Đức, thành phố Lorient bị phá hủy 90% và còn rất nhiều bom mìn sót lại...
Chính phủ Pháp từ 26/1/1946 – 24/6/1946 do phe thiên tả nắm quyền gồm:
Thủ Tướng: Felix Gouin (Đảng Xã Hội)
Phó Thủ Tướng: Francisque Gay ( Đảng MRP – Movement Republican Popular)
Phó Thủ Tướng: Maurice Thorez (Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Pháp)
Bộ Trưởng Ngoại Giao: George Bidault.
Còn khoảng 15 các chức vụ bộ trưởng nữa, nhưng quyền hạn thủ tướng và 2 phó thủ tướng vẫn là trên hết; hơn nữa, trong ba người thì đã có 2 là thiên tả.

DẠY CON


Cúng thờ, ấy là đức tin. Không có bất cứ ông thần ông Phật nào hiện thực hóa lời cầu ước của con. Cúng thờ, chỉ mang lại năng lượng tích cực về tinh thần, và để từ đó con thêm động lực tự thực hiện lấy những cầu ước ấy.
Thế nên, nếu không có đức tin thì con đừng bày biện lễ bái. Thậm chí, không thích thôi, cũng đã đừng làm.
Đức tin, vốn không có mẫu số chung cho việc định đoạt tốt-xấu, đúng-sai. Tuy nhiên, nghi lễ để thể hiện đức tin, thì phải hành bằng tất cả sự tôn trọng tập quán của cộng đồng. Bởi làm ngược lại, phạm vào điều tối kị, dân gian gọi là sái, con ạ.
Hành lễ, không được làm đại khái, phiên phiến. Càng không được coi như một thứ "thời trang" nhằm trình diễn cho cái gọi là văn hóa dân tộc.
Nguồn : FB chị Beo