Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

khai xuân

hằng chọi con tết rồi được hẳn 10 triệu tiền mừng tuổi, khấm khá hơn năm ngoái. Chuyện, mẹ nó đi đâu cũng vác đi, tăng gia, làm kinh tế hehe có nòi. Nó bi bô bảo bỏ tất, cất đầu giường, hè vào lớp 1 mua đồ chơi. Bố ông kễnh, nhớn tướng còn thích đồ chơi.

Hôm rồi, mình bí quá, vợ giận không cho tiền tiêu, mình thó sạch, nhét vào đó toàn tiền đi chùa, cả đô la âm phủ, 500 ông Cụ, cũng âm phủ nốt. Thằng chọi con ngày nào cũng kiểm đếm, chả thấy ho hắng gì. Hehe, ngu lắm con ạ!

Cũng hôm rồi, mẹ nó be ầm, ăn cả cứt của con. Hehe, anh bí quá, tiêu tạm, mình nhăn nhở. Mới lại trẻ con biết đếch gì, làm sao ăn được thịt chó. Mẹ nó văng tục, đéo gì làm bố mà lại đi lừa con nít. Mình không lừa, đã bảo rồi, lấy tiêu tạm thôi mà. Mẹ nó giơ nắm đấm vào mặt, dứ dứ, liệu cái thần hồn.

Gái rủ đi xa chơi, tần ngần nhìn mớ bạc, áy náy vô cùng. Ai lại lấy trộm tiền mừng tuổi của con đi chơi mới gái bao giờ. Định từ chối, nhưng thôi, đầu năm, hẹn hò rồi, không đi, hãm bỏ mẹ. Đổ đầy bình xăng, mình nhất quyết lên đường. Gái hỏi, đi đâu anh? Ơ, dở người à, rủ đi chơi lại hỏi đi đâu. Chùa nhé? Đông bỏ mẹ. Xuống biển? Lạnh sun dái, làm ăn mẹ. Hay lên rừng? Chơi với khỉ à? Thế đi đâu? Ngủ mẹ bên Gia lâm, cho lành.

Gái đấm búp phát vào ngực, đầu năm, máu thế. Ôi giời, máu me đếch, coi như khai chim, à quên, khai xuân. Dong gái sang nhà nghỉ quen, hết phòng. Sang chỗ khác, rứa luôn. Mẹ, thiên hạ kinh thật, đầu xuân khai đao, khai thớt ầm ầm.

Chẳng biết đi đâu, không nhẽ đầu xuân mang đến lại mang về, nhời bài hát nói về phượng hồng mùa hạ. Gái bảo, về em nhế? Đéo, sợ Pa – Ma bỏ mẹ. Gái cười, hay về anh? Mẹ, cho con Gấu quý hiếm thuộc diện bảo tồn ra đường phải rọ mõm nó thiến. Bi kịch!

Quyết tìm quán đi nhậu. Đầu năm, chả ai mở ngoài mấy hàng bún phở cho thiên hạ chống ngán mấy ngày xuân. Không nhẽ ngồi bú bia nhắm với bún riêu, bún ốc, mắm tôm? Gái chép miệng, hay về? Về thế đéo nào được, mất công anh dong xe, trộm tiền con. Hãm! Mình lồng lộn, đầu năm không biết đi hướng nào chắc cả năm vô phương, lận đận. Phải đi, phải đi, kể cả chui xuống đất. Nhưng đi đéo đâu?

Bạn già gọi, hát khai xuân? Hố hố, buồn ngủ vớ ngay chiếu manh, đến liền, đến liền. Gái phụng phịu, lại bạn, lại bạn, chẳng phút nào cho em. Mình dỗ, cứ đi đi, có gì tính tiếp.

Cả buổi, gái ngồi cắn hạt dưa, ho sặc sụa. Gái không thích hát hò, không thích chỗ đông người nhưng không dám mở miệng. Bi bô, càu nhàu, tát lệch mỏ. Mình sa đà, uống say mẹ. Gái đòi về, mình bành trướng gọi cho con taxi. Cút. Hãm!

Giở về nhà, ngất ngây con gà tây. Mẹ thằng chọi con cho chăn đắp mới cả thoa dầu. Mình móc túi, đưa lại số tiền mừng tuổi, dặn cất chỗ cũ cho thằng chọi. Ngủ li bì.

Mấy hôm sau, ân hận cách cư xử với gái, mình gọi điện rủ đi ăn, đồ Nhật bổn hẳn hòi nhế. Gái cũng như giai, xin lỗi suông là cấm có được. Có thực mới vực được gái, mọi nhẽ. Thề đấy!

Ăn hết 6 triệu, la đà móc túi, gọi bồi như như sếp quát nhân viên. Mình vô tư xỉa tiền nhoay nhoay nhoáy. Thằng bồi cầm thật lực. Mình nhổm đít, nó lật đật chạy đến. Anh ơi, tiền âm phủ.

Hehe, anh biết đéo đâu!

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

dân của mày thì mày về giải quyết

“Dân của mày thì mày về mà giải quyết!”

Ống Kính Zoom (Bạn đọc Danlambao)- Tỉnh miền núi biên giới nọ có nhiều tài nguyên, nhân chuyện đổi than cốc lấy quặng sắt nên nhiều doanh nghiệp té nước theo mưa, họ thi nhau múc quặng thô chở sang bên kia biên giới bán kiếm lời. Xe chở quặng phá nát đường quốc lộ, gây ô nhiễm và tai nạn giao thông... Khiến những người dân ven đường quá bức xúc, họ ném cây, đất đá ra đường để chặn xe chở quặng. Một hôm, có đoàn xe chở quặng rất là “hoành tráng” nghe đâu đoàn xe ấy của ông "kễnh" trên tỉnh nên cứ nghênh ngang đi bất chấp dư luận, thấy vậy dân kéo ra chặn lại. Người chỉ huy đoàn xe đã ra rút súng ra “đối thoại” với người dân: “Tao là công an tỉnh đây, đứa nào dám cản xe chở quặng?" Rồi dùng báng súng “chơi” vào đầu người dân bị thương phải đi viện cấp cứu.

Người ta bảo doanh nghiệp ấy là của "ông giời”, chả khác gì thời phong kiến mặc sức làm mưa làm gió. Quá bức xúc người dân đã lật đổ chiếc xe của "ông giời" con ấy, rồi châm lửa đốt cháy trụi...

Sau vụ việc, công an đã bắt một số người dân nghi phạm phá hoại tài sản của công dân, gây rối trật tự công cộng. Trong khi đó kẻ gây ra thương tích cho người dân thì vẫn bình yên, vô sự. Cái khẩu súng đánh vào đầu dân bỗng hoá thành…súng nhựa. Bởi vậy, hàng chục người dân đã kéo lên tận cổng UBND tỉnh đòi thả con em họ ra, đòi phải bắt xử kẻ đã đánh người dân gây thương tích, làm rõ ai là kẻ đứng đằng sau doanh nghiệp kia, đòi gặp chủ tịch UBND tỉnh...Nhưng khổ nỗi vị "đầy tớ" đó hình như thong manh và điếc? Ông ấy mới bị mắc bệnh thong manh và điếc sau khi xe chở quặng xuất khẩu sang Trung Quốc, nên không nghe được tiếng kêu của dân, không đọc nổi những lá đơn của dân chất đống trên bàn.

Ông tỉnh điếc không nghe được thì kêu ông huyện. Ông chủ tịch huyện rát mặt với dân quá đành muối mặt lên gặp chủ tịch tỉnh:

- Báo cáo anh, cái vụ chở quặng làm hỏng đường, dân đốt xe, công an bắt người, dân họ làm găng quá. Xin anh bớt chút thời gian đối thoại với họ vài nhời.

Nghe xong, vị chủ tịch tỉnh chỉ thẳng vào mặt vị chủ tịch huyện nói gần như quát:

- Này, dân của mày thì mày về mà giải quyết nhé!

- Dạ…

Chủ tịch huyện tủi thân quá, về báo cáo với tập thể Ban Thường vụ huyện ủy, nên câu chuyện mới lọt ra ngoài, mặc dù không ai muốn “vạch áo cho người xem sẹo”. 
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/11/dan-cua-may-thi-may-ve-ma-giai-quyet.html

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Anh Thăng ơi em bay với ( bài của phọt phẹt)

hot_Phet: Khiếp! Ngó anh khai mào phiên điều trần sáng nay trước quốc hội mà thương cho anh quá.
La #: Mày dùng từ chuẩn lại đi, ở ta gọi là chất vấn. Sao thương? Mặt tao có nhọ à?
Phot_Phẹt: Không anh ạ. Mặt anh không nhọ nhưng trông căng thẳng quá. Chả khác gì mặt cậu học trò bị cô giáo gọi lên bảng truy bài mà không thuộc.
La #: Tao cũng đã trình bày rồi. Tao mới ngồi ghế nóng, đít hẵng còn chưa ấm, lại là người đầu tiên. Lúng túng là phải.
Phot_Phet: Em cũng thông cảm với anh. Nhưng có vẻ anh không phải là người giỏi diễn đạt, trình bày.
La #: Chả riêng tao đâu. Ở ta lãnh đạo ai cũng thế. Rất kém kỹ năng này. Nhiều ông rời “ phao” ra là “ chìm” hẳn.
Phot_Phet: Có hai kỹ năng tối quan trọng để làm lãnh đạo là thuyết trình và hành động mà hỏng mất một thì làm gì anh?
La #: Đồng ý với mày. Tao chỉ là người của hành động. Tao vẫn hơn khối các ông không nói và cũng chẳng làm.
Phot_Phet: Thế họ làm gì, thưa anh?
La #: Mày hỏi khó quá. Không nhẽ tao lại nói thẳng ra là họ chỉ có mỗi việc ngậm miệng và ...ăn tiền.
Phot_Phet: À, vâng! Nói về chuyện hỏi han, em thấy nhiều vị đại biểu quốc hội hỏi anh khó quá. Tỷ như, khi nào thì hết ách tắc, bao giờ hết tai nạn giao thông?
La #: Đúng là nhiều ông hỏi lấy được, làm ra vẻ. Tao là người chứ đâu phải thánh nhân, thày bói hay chiêm tinh gia mà bắt tao trả lời những việc không phải của ngày hôm nay. Nói thật với mày, việc tao trả lời đã là thụ động, lúng túng rồi nhưng việc người ta chủ động đặt câu hỏi cũng chả nên hồn.
Phot_Phet: Thì đấy! Người ta vẫn than thở chất lượng hỏi và trả lời chất vấn là rất kém. Là do đâu, thưa anh?
La #: Tao mượn lời người xưa mà nói với mày rằng, tại cái xứ ta nó thế. Hay như lời người nay nói, ông nào thì tao quên rồi, rằng thì nước ta không hẳn là nước đang phát triển hay chậm phát triển, mà là nước rất...khó phát triển.
Phot_Phet: Gay go thế cơ ạ. Thưa anh?
La #: Đúng thế. Nên tao kêu gọi phải hành động. Luôn và ngay. Không thể trù trừ, chậm trễ.
Phot_Phet: Em đồng ý. Nhưng cụ thể chúng ta phải làm gì?
La #: Xin được cho tao giữ kín kế hoạch và lộ trình. Nói ra, người ta biết mà đối phó, xỏ xiên là rất mệt. Nhưng như mày cũng thấy, tới đây tao cấm bớt xe, dẹp vỉa hè và kiện toàn cũng như nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với giao thông.
Phot_Phet: Gần mà xa, anh nhỉ?
La #: Xa và gần thì đúng hơn. À mà tao mới chém hai tướng dưới trướng để an lòng quân - dân, mày biết chưa?
Phot_Phet: Em cũng có nghe qua. Em còn biết anh ban lệnh cắm trại tuyền doanh không cho tướng sĩ dưới trướng luyện môn uýnh Góp.
La #: Đúng thế. Trò đó vô bổ. Rảnh rang ăn tiết canh vịt, uống Ba-len-thai, hòa tình tướng sĩ, anh em nhẽ ngọt ngào hơn.
Phot_Phet: Anh làm em nhớ đến chuyện “ hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.
La #: Tao không biết chuyện đó. Nhưng thú thực với mày, tao rất khoái món tiết canh vịt nhắm với rượu Ba-len-thai.
Phot_Phet: Đông – Tây hội ngộ, anh nhỉ?
La #: Chuyện! Tiết canh nó vừa hồng vừa chuyên, gia giảm có thêm hành – lạc, lại vửa bổ, vừa mát. Kết với cái anh Ba-len-thai nồng nàn hăm mấy năm. Tuyệt!
Phot_Phet: Em nghe đâu bên Tàu, người ta còn ăn cả nhau thai lẫn thai nhi, nhắm với X.O dòng V.S.O.P thượng hạng.
La #: Tao không thích ăn thịt người, trừ hàng tươi sống, giống cái.
Phot_Phet: He he! Em cứ tưởng anh thích ăn mỗi tiết canh vịt.
La #: Mày đểu nó vừa vừa thôi. Tao đang trẻ thế này mà ăn mỗi thứ đấy thì chết à. Bề trên của tao, quá lai hy rồi mà còn tranh thủ “gặm” được “ cỏ” chiều xuân nữa là.
Phot_Phet: Ai mà phúc đức và khỏe mạnh thế ạ?
La #: Mày lại hỏi khó. Nói ra cho thiên hạ nó bắt trước à? Mày có thể chửi tao ngu, tao“ đánh mìn”. Nhưng tao mà nói cho mày biết đấy là ai thì phạm vào tội tiết lộ bí mật quốc gia đấy, hiểu chưa?
Phot_Phet: Nghe nghiêm trọng, anh nhỉ? Chiều nay anh có phải đăng đàn giả nhời nốt chất vấn không ạ?
La #: Mày chả hiểu đéo gì về quốc hội. Đó là trường thi. Ông chủ tịch là chánh chủ khảo, các đại biểu là người ra đề, tao tuy thân bộ trưởng nhưng cũng không hơn phận thằng học trò như mày nói. Tao thi xong buổi sáng rồi.
Phot_Phet: Thế giám thị là ai ạ?
La #: Mày ngu bỏ mẹ. Là nhân dân chứ còn ai nữa.
Phot_Phet: Thảo nào các anh thi đỗ hết. Có trượt thì cũng được chánh chủ khảo phúc tra, nâng điểm cho đỗ vớt.
La #: Mày nói thế là sao?
Phot_Phet: Vì giám thị thì đứng ngoài và chả có quyền hành mẹ gì cả.
La #: Thì cái xứ ta nó thế!

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

mù đeo kính cận (bài của phọt phẹt)

Mình đi Thanh hóa có công chuyện. Việc thông, đối tác giữ lại chiêu đãi. Bét nhè chè thiu đã hơn 22h, mình không xin mà đòi về bởi mai còn có việc với gái sớm. Nhưng không xong bởi đối tác bắt mình đi chơi gái. Chúng bảo đây là luật lệ ăn chơi của xứ nầy. Cơm no rượu say thì dứt khoát phải có tí gái, không thì chả ra cái tình nghĩa lợn gì cả. Mình nại đủ các lý do, cùn lên còn tuyên bố bị bất lực lâu năm nhưng vẫn không thoát. Đành chiều lòng vậy. Vả lại nghe bảo gái rất non, phò chính ủy chứ không phải đám bầy hầy nhớp nháp. Nhưng hôm nay mình đéo kể chuyện ăn chơi đàng điếm. Mình kể chuyện khác.

Tàn cuộc thịt xôi đã là 1h sáng của ngày mới. Bã người nhưng mình vẫn nhất quyết về. Nằm lại với thú vui và cả sự biếng lười nó làm cho mình nhanh hỏng, mọi nhẽ. Một mình một ngựa, mình thong dong. Đến Hà nam, cách trạm vé Cầu giẽ chừng 7km mình dính chưởng với cớm áo vàng. Cớm lịch sự chào hỏi đúng điều lệ bắt đưa giấy tờ. Mình ngáp, lỗi gì sếp? Xe chết một đèn. Cớm dõng dạc. Mình mở lại khóa điện, bật đèn. Ơ địt mẹ, chột một pha bên lái thật. Bố khỉ, xe mình độ bi xê nông nên chết một pha mà vẫn chói lóa nên đéo biết. Thôi, làm luật cho nhanh. Mình xỉa ngay hai trăm, í tứ kẹp đăng kiểm, nhô cao mép đồng bạc cho cớm dễ rút. Cớm trợn mắt, cất mẹ đi, sang đường lập biên bản. Mẹ kiếp, chê cám à?


Trèo qua dải phân cách sang bên đường, lúc này mình mới để í, xe bị thổi xếp hàng dài luôn, cả cây số chứ không ít. Khu xử phạt nê ông sáng quắc, bàn to phạc, ghế nhựa ngay ngắn, xe tuần tra quay đèn xanh đỏ tím vàng như ma chơi, cánh tài xế đủ mọi loại xe bâu đen đỏ. Lệnh ban, không làm luật, xử lý biên bản hết. Nguy to.

Mình ngồi rít thuốc. Cớm bảo, đông này chờ lâu đấy. Mình tưởng gợi í ăn tiền nên lại rút đăng kiểm xùy hai trăm để lấy lại giấy tờ còn lượn. Cớm nói đủ nghe, thông cảm, không đươc đâu, lệnh ban nghe rồi đấy. Bọn anh đang bị đánh nên phải làm nghiêm. Mẹ tiên sư mấy cái phóng sự báo chí về mãi lộ, hận đéo chịu. Nhìn đồng hồ, đã hơn 3h sáng.

Vật vờ mãi rồi cũng tới lượt. Cớm rút cặp một quyển biên bản mới. Đéo mẹ, hôm nay chắc phạt nhiều nên tốn. Cớm soi đăng kí, bằng lái, ngước mặt nhìn mình. Ơ, địt mẹ thằng này, mày đấy à? Ơ, địt mẹ mày, cớm à? Hô hô, tiên sư thằng Hà lợn dân Phủ lí, Hà nam học cùng đại học mình đây mà. Mười mấy năm rồi, đóng lon thiếu tá, đội kê pi xùm xụp làm mình đéo nhận ra. Mả cha mày.

Nó hất hàm gọi thằng trung tá ngồi bàn viết biên bản. Nó đứng dậy chỉ tay, tôi - ông ra kia làm điếu thuốc, lâu quá rồi. Mình cười, mày đưa tao giấy tờ đây đã, nhỡ quên. Địt mẹ, mười mấy năm rồi tao còn đéo quên mày nữa là mấy cái giấy tờ. Nó cười khùng khục.

Bọn mình kê ghế ngồi xa nơi xử phạt. Thằng Hà lợn hùng hồn, đéo ôn chuyện cũ, mất thời gian, tao giờ như mày thấy, sếp bé thôi nhưng khối thằng to phải sợ, còn mày? Vẫn tư vấn dạo kiếm chinh mẻ thôi. Mình cũng cố lên gân. Thằng Hà lợn:
  • Báo chí đánh bọn tao ghê quá nên các cụ chỉ đạo phải làm nghiêm. Khổ lắm chứ sung sướng chó gì.
  • Tao hiểu. Nhưng đúng thế nhỉ?
  • Thì mày thấy, bọn tao có bắt chúng nôn tiền đéo đâu. Chưa thổi đã kẹp tiền dúi tay rồi, lỗi còn chưa xác định.
  • Thói quen và cũng là tâm lí thôi. Thời gian là vàng bạc, chúng hơi đéo đâu dây vào những thứ luật lá lằng nhằng.
  • Đấy, cho nên vấn đề là phải nhìn từ hai phía.
  • Đồng í, tao cút đây. Đưa số điện thoại để còn liên lạc hoặc có bị tóm ở đất nhà mày còn nhờ vả.
Mình bắt tay thằng Hà lợn thật chặt, hẹn ngày gặp lại. Đồng hồ chỉ 4h sáng. Đi toi mất mẹ gần một giờ đồng hồ ở cái trạm cớm giao thông quái quỷ. Nhưng may, mình gặp lại thằng Hà lợn, thằng bạn bôn ba một thuở mà nếu có dịp sẽ kể ở một bốt khác. Rủi lại gặp may. Tiên sư các cụ!

Về tới nhà, sáng bảnh mắt. Chuông mãi mà vợ vẫn không thấy động tĩnh. Gọi điện cả máy đứng lẫn máy nằm vẫn không tăm hơi. Bỏ mẹ, vợ mình có ngủ ngáy say sưa thế này đâu. Định mở mồm gọi nhưng sợ đánh thức hàng xóm, nên thôi. Cơn giận trào lên ngùn ngụt. Bố tiên sư của nợ, ông mà vào được nhà thì phải ăn mấy cái bạt tai.

Quay ra đầu ngõ, quán trà chát kiêm lòng lợn tiết canh cũng đã lục tục dọn hàng. O đờ đĩa lòng nhỏ, cút rượu tăm, mình ngồi chấm mút. Bữa ăn sáng sớm sủa nhất trong đời. Vửa nhấp nháp, vửa điện thoại cho vợ, mồm lẩm nhẩm khấn cầu cửa mở. Mệt lắm rồi. Buồn bã, mình gọi cho thằng Hà lợn, buôn cho có chuyện, đồng thời cũng thông báo là đã về đến nhà. Nó cũng vừa hết ca, cả đội cũng đang đi đánh chén. Mình lững thững về nhà, lại chuông rinh, chán lại xăng phi cửa sắt ầm ầm. Địt mẹ, cửa vẫn đóng và mình bắt đầu thấy đời im ỉm khóa.


Hàng xóm thấy ồn ào nên đánh tiếng. Chúng bảo sao lại phá nhà người khác. Mình hoảng, tháo kính, dụi mắt. Ôi móa ơi, đúng là đéo phải nhà mình thật. Cả một dãy 3 căn liền kề giống I hệt nhau của một thằng buôn đất cò con mua xây rồi bán cất. Nhà mình ở phía cuối, chứ không phải căn đầu. May cái là nhà đầu chủ hộ đi đéo đâu chưa đến ở.

Mình lộn về cuối, đúng nhà mình. Bing boong phát đã nghe tiếng vợ mình nói vọng ra: chờ tí nhé, em đang...ị.

Giời ạ!

chồng con cái củ ccặc

Chẳng biết là từ đâu, từ bao giờ, cánh đàn bà vẫn ngậm ngùi than với nhau rằng, lấy chồng như đánh bạc. May thì được thằng tử tế, không may thì khổ cả đời.
Tôi có cô em họ cũng vào loại xinh xắn. Hơn ba mươi tuổi rồi nhưng vẫn chưa chồng cũng chỉ tại không dám liều. Sợ lấy chồng như nuôi con đề, nuôi con này lại về con khác.
Những năm cuối 80, lúc ấy còn đang học cấp ba, trên TV chiếu một bộ phim gì đó của Ấn độ nội dung tôi cũng chẳng nhớ rõ. Đại khái là có một anh yêu một chị, tình duyên trắc trở vì mối thù truyền kiếp của hai họ, rồi họ nhẩy xuống sông Hằng để được bên nhau mãi mãi. Tôi không thích phim Ấn độ lắm, cái tôi không thích nhất là diễn viên đang đánh nhau, lúc gay cấn nhất thì dừng lại múa hát chán chê mới đánh nhau tiếp. Chính vì thế mặc dù rất đói khát phim ảnh, nhưng nếu bật TV lên mà thấy diễn viên có nốt ruồi giữa trán là tôi không xem.

Cô em họ tôi thì ngược lại, rất thích phim Ấn độ. Mà cô ấy xem phim cũng khác lạ, tình huống bi lụy trong phim khiến các bà các cô sụt sùi lấy khăn chấm nước mắt thì cô ráo hoảnh. Nhưng cảnh diễn viên nam chính đánh nhau bị thua thì cô ấy lại khóc rưng rức. Xem phim chỉ để ngắm diễn viên nam đẹp trai.

Một thời gian sau, cô giới thiệu cậu bạn trai với tôi. Trông cậu này có nét Ấn độ. Tóc để rợp gáy, mái bồng bềnh. Đôi mắt to tròn mầu nâu hơi ươn ướt dưới làn mi rậm rạp. Quần áo của cậu ta rất mốt: quần bò mốc có khóa kéo ở đầu gối, áo phông kẻ gắn con cá sấu trên miệng túi. Cô em nức nở: “Đẹp giai không anh? Bao nhiêu đứa thích anh ấy mà em chiến thắng”. Tiếp xúc với chàng trai này vài lần, tôi bảo: “Thằng người yêu mày đần đần thế nào ấy, được mỗi cái mã. Giống như con công đực có bộ lông sặc sỡ.”

Vài tháng sau thấy cô em mặt buồn so, hỏi thăm thì cô bảo: “Chia tay Con Công rồi, chỉ được mỗi cái mã. Người đâu mà nhạt như nước ốc ao bèo, chả biết làm cái gì. Đến cái lốp xe đạp của em bị non hơi cũng không biết bơm, chán kinh!”

Khi cô ấy khoảng hai mươi tuổi, đã vào đại học, lại mang đến giới thiệu tôi một anh chàng khác. Chàng này xét về mẫu mã thì thua Con Công, nhưng mặt mũi góc cạnh cũng không đến nỗi nào. Đặc biệt, chàng hoạt bát, nhanh nhẹn, rất galant với phụ nữ và nói chuyện có duyên làm nhiều lúc tôi phì cười. Tôi bảo: “Thằng này có vẻ được đấy nhỉ. Biết làm nhiều trò khỉ”. Cô em tôi hất cằm đầy vẻ hãnh diện, buông một câu cảm thán: “Chuyện! Người yêu em mà lị”.

Tình yêu với Con Khỉ kéo dài đâu vài năm thì chấm dứt. Gần chùa gọi bụt bằng anh, những thế mạnh trước đây của Con Khỉ hấp dẫn em tôi thì nay trở nên quen thuộc nhàm chán. Nhàm chán với người này nhưng vẫn mới lạ với khác. Em họ tôi buồn bã mất một thời gian, gặp tôi bảo: “Thà đau một lần còn hơn đau nhiều lần anh ạ. Con Khỉ bắt cá nhiều tay quá”. Tôi an ủi: “Thôi, không chịu được nhiệt thì bỏ, thiếu gì đàn ông”.

Ra trường một thời gian, cũng đến tuổi lấy chồng được rồi. Cô em tôi lại có một anh chàng khác, hiền lành ít nói. So với Con Công và Con Khỉ thì anh chàng này kém nổi bật hơn hẳn. Cô em bảo: “Đau tim với Con Khỉ lắm rồi, giờ yêu anh này cho yên bình”. Tôi bảo: “Nó như Con Lợn ấy nhỉ, suốt ngày chỉ ụt à ụt ịt”.

Con Lợn rất hiền, bảo gì làm nấy. Con Lợn là công chức nhà nước, cả ngày ở cơ quan chỉ đọc báo, uống nước trà và ngủ gật. Hết giờ làm việc đến trình diện ở nhà em tôi, tối đi về nhà ngủ với mẹ. Ngày nghỉ nếu không bị em tôi điệu đi đâu thì chỉ ở nhà ăn no rồi ngủ tít mít. Lương ba cọc ba đồng nên Con Lợn chi tiêu cũng rất tằn tiện. Hôm sinh nhật cô tôi, em tôi phải chi tiền mua quà để cậu tặng lấy lòng mẹ vợ tương lai. Nhiều lúc em tôi nổi cáu, Con Lợn khoanh tay cúi đầu chịu trận đầy cam phận. Đàn ông như Con Lợn là ngoan, nhưng thối chí, an phận với cuộc sống nhạt nhòa nên cũng không thành đôi với em họ tôi được.

Duyên tình em tôi lận đận, đến gần ba mươi thì kiếm được một Con Bò. Anh chàng này khỏe, chăm chỉ làm việc. Công to việc lớn gì ở nhà em tôi, từ gánh nước bổ củi đến ma cưới hỏi đều thấy Con Bò xắn tay làm nhiệt tình như con cháu trong nhà. Mà chẳng phải chỉ việc nhà, kiếm tiền ngoài xã hội cũng rất khá. Hơn ba mươi tuổi đầu đã có nhà lầu xe hơi. Hình thức cũng được, chẳng kém Con Công xưa kia là bao nhiêu. Tính tình vui vẻ, nói năng hoạt bát như Con Khỉ. Chẳng chơi bời bài bạc, ngoan ngoãn như Con Lợn. Rốt cục thì em tôi cũng đến số, cả họ nhà tôi mừng.

Ấy vậy mà cũng không thành mới tệ. Lần này em tôi câm như hến chẳng giải thích lý do chia tay. Thấy vậy tôi cũng không dám hỏi. Ba mươi rồi, gái già rồi, đổi tính đổi nết sợ lắm!

Cho đến mãi sau, một hôm em tôi phấn khích vì mới mua được cái váy đẹp, mang sang nhà tôi khoe, tôi mới lân la cà khịa: “Đấy, già quá rồi, kiếm được cái váy níu kéo tuổi xuân là khoe nhặng lên. Ngày xưa Con Bò hay thế mà lại bỏ. Đồ hâm!” Em tôi liếc nhìn xung quanh xem có ai không, rồi cúi đầu, nháy mắt thì thầm: “Khoản kia yếu lắm, hỏng rồi”.

Thì ra là thế, tôi bảo: “Mày phải kiếm một thằng vừa Công, vừa Khỉ, vừa Lợn, vừa Bò lại phải là Dê. Xin về vườn thú mà làm việc, may ra gặp”.

Em họ tôi cười lóe xóe, vừa đi về, vừa ngoái cổ lại bảo: “Số em nó khổ thế đấy anh ạ”.@ tạp nham của Doãn Dzũng, đệ anh.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

đóng phim

Hôm qua xem trên mạng thấy kiểm điểm mấy ông quan Hà Tĩnh ăn nhậu trong khi bão số 5 về ,và cảnh Ông Quan ở Đồng Tháp chui mình xuống nước chống lũ được vinh danh ,mình thấy có cái gì không bình thường. sáng 30/9 mình được đi đóng phim vai diễn viên quần chúng đứng xó đường hii . nói vậy chứ có ma nó mời . Sang xếp minh bảo em ra ngã 3 KL cùng công nhân chờ tí nữa quay phim cảnh chuẩn bị chống lụt do bão số5. hee quân tướng kéo nhau mang xe ra , rồi ngồi chè chát hàng tiếng đồng hồ, chợt nghe điện thoại reo." chuẩn bị đi đoàn sắp đến rồi....'hôhô quân sĩ kéo nhau ra ngã 3 mở ô tô thông rửa chọc ngoáy  dầm dầm ,đoàn đến các Quan anh vẻ mặt khẩn trương chắp tay chỉ đạo , cá mè rán chạy lăng xăng ,ngài trưởng phòng NS cầm ô che cho máy chạy tướt bơ. Ông nhiếp ảnh tìm các góc độ để chụp đăng báo....15phút ok. các Quan anh lên xe về... quân sĩ cũng nhanh chóng cuốn chiếu về nhà mà chống bão..
Tối nhìn cái vô tuyến thấy các Quan bác TP chỉ đạo trên đê.mang mấy cái bao cát ghẻ ra đắp vào, hô hố 365 ngày không gia cố giờ làm thì có khác đấm bị bông.
Thôi cứ đi mẹ nó ăn nhậu như mấy anh Hà Tĩnh còn hơn đóng kịch làm gì, 365 ngày không gia cố giờ để vỡ đê rồi nhảy xuống nước đóng phim, ...chẳng khác mấy mấy Ông quan trước đăng đàn cắt bắn pháo hoa có vẻ ta tiết kiệm để làm pro cho sự nghiệp của mình. Hollywood còn chào thua