Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Cambodia, lá bài cũ và câu chuyện mới của người Trung Quốc

 Coppy từ blog của Lãng Đầu bò
Những ngày gần đây, báo chí thế giới và Việt Nam lác đác có những thông tin nhắc đến những mâu thuẫn lẻ tẻ nổ ra tại biên giới Việt Nam - Campuchia. Đây không phải là một câu chuyện mới mà đã bắt nguồn từ lâu trong quá khứ.
Những tranh cãi giữa Việt Nam và Campuchia về phần lãnh thổ ngày nay được gọi là đồng bằng sông Cửu Long (Lãnh thổ chính thức thuộc Việt Nam hiện đại) và Campuchia khmer krom (theo cách diễn giải của người Campuchia) từng kéo dài trong nhiều thế kỷ. Về mặt lịch sử, đây là vùng đất hoang vu gần như không người ở cho đến khi những đoàn khai hoang đầu tiên của người Việt và người Minh hương (người Trung Quốc bại trận dưới triều Minh chạy sang Việt Nam lánh nạn và xin thần phục triều đình nhà Nguyễn) khai phá. Bằng nỗ lực trong nhiều thế kỷ, họ biến một vùng đất hoang vu, sình lầy thành một khu vực đông đúc và giàu có. Vùng đất này, được gọi là Nam Kỳ theo cách định danh chính thức của vua Minh Mạng vào năm 1832. Với sự kiểm soát trên thực tế trong nhiều thế kỷ, đây là vùng lãnh thổ được công nhận thuộc về Việt Nam theo mọi hiệp ước và bản đồ quốc tế hiện đại.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

VIỆT NAM -HOA KỲ VÀ SỰ DỊCH CHUYỂN QUYỀN LỰC Á CHÂU

 - Tháng 7 năm 2015, cuộc can thiệp của Hoa Kỳ tại Apghanistan bước sang năm thứ 15. Phần lớn quân đội Mỹ đã rút đi nhưng sự tồn tại của chính quyền do Mỹ và đồng minh dựng lên vẫn rất bấp bênh. Taliban có xu hướng trỗi dậy và sự khống chế của Mỹ đối với đất nước này ngày một giảm, kèm với đó là dấu hiệu hỗn loạn có chiều hướng lan tràn. Dù cuộc can thiệp của Mỹ ở Apghanistan được ghi mốc son với cái chết của Osama Binladen, nhưng khó có thể nói Mỹ gặt được lợi ích thực tiễn gì sau cuộc can thiệp tốn kém này.
- Sau 24 năm kể từ khi chiến dịch Bão táp sa mạc do tổng thống George H. Bush khởi xướng, nước Mỹ lần lượt tiến hành nhiều cuộc chiến tranh lớn tại Iraq cho tới khi chính quyền Saddam Hussein bị đánh bại hoàn toàn. Dấu ấn của Mỹ đối với cuộc chiến này được coi là thắng lợi với hình phạt tử hình dành cho Saddam và khoản chiến phí nhiều nghìn tỷ đổ vào đất nước Trung đông. Sau các biến cố thời cuộc, quân đội Mỹ rút hết về nước, để lại một Iraq trong loạn lạc và hoang tàn.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

CUỘC PHIÊU LƯU CUỐI CÙNG

(BDSC )- Bài của gã CuLi nào đấy trên  facebook tên Van Man ,tiêu đề chủ  lốc đặt lại .
 Nhìn tấm hình trên tờ báo địa phương,ông Đại sứ sướng râm ran.Vậy là chính quyền thị trấn Chrastava đồng ý cho đặt tượng Hồ Chí Minh ở đây.Nơi này 58 năm về trước, là trường thiếu sinh quân Việt nam.Bác đã ghé thăm trường nhân chuyến đi thăm Liên xô và các nước Đông Âu. Hơn mười đời Đại sứ ,chưa ai có ý dựng tượng Bác ở Tiệp ,chỉ mỗi ông dám làm .Một phần cũng là do sự môi giới,vận động của đám “doanh nhân“ Việt. Nhờ ơn Bác ,họ mới có cơ hội đi xuất khẩu lao động, học nghề.Gặp buổi giao thời họ phất nhanh do mở chợ, buôn thuốc lá lậu, hàng nhái.Các doanh nhân phải “ ngoại giao “ giỏi thế nào thì người ta mới chịu chứ. Nhớ hồi năm 2002, thủ tướng Phan Văn Khải,trong chuyến đi giao lưu với Cu Ba.Phải tặng anh Cu 500 cái Còm-pu-tờ, 100 cái máy in, sau “ lại quả“ thêm 150 nghìn tấn gạo bán gần như cho không.Lúc đó mới kiếm cho Bác một chỗ, trong công viên nhỏ ở La Havana.Ông định đặt Bác ở thủ đô Praha.Nhưng chính quyền thành phố chả ưa gì người Cộng sản.Khắp nơi họ dựng tượng ngựa, đàn bà, con trai cởi truồng tồng ngồng phơi cái “nhạy cảm“ ra, rồi bảo đó là nghệ thuật .Bác mình già cả, đứng chen vào đấy sợ không chịu nổi. Hay là để Bác trong chợ Sapa ? thủ đô người Việt. Cũng không xong, cảnh sát mấy lần khám chợ tìm hàng lậu, ma túy.Nó chẳng biết Bác là ai lại nghi trong ruột tượng chứa đồ gian thì chết.
Ông làm việc này bởi cái tâm với Tổ quốc.Nước ta xuất khẩu gạo ,cà phê hàng đầu thế giới.Xuất cảng cô dâu và osin sang Hàn Quốc, Đài Loan cũng nhất quả đất.Mang tượng Bác đi là mang cái “ Giá trị Việt ra khắp năm châu“. Tháng 5 vừa rồi, anh Tư Rỗ chủ tịch nước sang đây cũng thấy cố gắng của mình. Sau đại hội Đảng kỳ này, nếu các anh có nhã ý mời mình làm Thứ trưỏng hay Bộ trưởng Bộ ngoại giao, chắc mình khó từ chối.Bực nhất là việc tay Thủ tướng Séc mới gửi trát triệu mình, đòi giải thích về phong trào trồng cần sa và chưng cất ma túy đá của người Việt. Chỉ tại dân tôi yêu nghề nông, thích môn Hoá học nên mới thế.Chính phủ Séc chả vừa phong tặng danh hiệu “ cộng đồng trồng cỏ, nấu cao “ cho chúng tôi đấy thôi.Nhiều người Tiệp kiếm được việc làm trong các nhà tù, nhờ có gần 500 công dân nước ta nhập kho. Đứng đầu bảng trong số tù nhân nước ngoài .