Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

CHÈ CHÁT

Nước chè (trà, búp cây chè tươi sao khô, thường gọi là “chè (trà) mạn”) là thứ nước uống cao cấp. Trước đây, ta chưa làm được chè mạn. Chè được nhập từ Tàu trong những thùng bằng thiếc (chắc để đỡ công vận chuyển), về Hà Nội mới xan ra đóng vào những lọ sứ màu trắng mang nhãn hiệu Ninh Thái hoặc Chính Thái (hình như nhãn Chính Thái nổi tiếng và phổ biến hơn). Vì thế thường gọi là “chè Tàu”.
Chính Thái chỉ là tên của hãng buôn, chứ hoàn toàn không có nghĩa “Chính (gốc) Thái (Nguyên)” như có người đã giải thích. Chè sản xuất ở vùng Mạn Hảo thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nên cũng được gọi là “chè Mạn”. Xưa đã có câu ca dao nói những thú vui của người tao nhã:
Làm trai biết đánh tổ tôm,
Uống chè Mạn Hảo, ngâm nôm Thúy Kiều.

VÔ ĐỀ

Con nghe tiếng của thời gian
Đập trong lồng ngực cha đang yếu dần
Biết là muôn thủa thế nhân
Sinh lão bệnh tử phù vân kiếp người
Nhưng mà lo lắm cha ơi
Ai răn con cái nửa đời về sau
Đời không ai bán phép màu
Con mua để biến cơn đau sang mình

Đêm tàn đêm đến bình minh
Tuổi xuân sao chẳng tái sinh mấy lần
Để còn được nấp trước sân
Cười trộm nghe tiếng cằn nhằn mắng con

Con mong được chở thái sơn
Trêu mưa ghẹo nắng giỡn cơn gió mùa

Nguồn : FB Đoàn Dân Điên

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

NHÀ HÁT NGHÌN TỶ HAY MÔI TRƯỜNG NGHỆ THUẬT NGHÌN TỶ?


         Bài viết này cố gắng bao quát hai khía cạnh hẹp của mối quan hệ đặc biệt giữa các Nhà hát và Thành phố, trong thời gian gần đây đã thu hút được sự chú ý của dư luận đối với dự án xây nhà hát nghìn tỷ tại Thủ Thiêm.
Trước hết, Nhà hát là yếu tố quan trọng trong thiết kế tổng thể cho mọi đô thị. Mối quan hệ của nó với một Thành phố đã được xác lập từ thời cổ đại, khi mà các thị trấn và thành phố thịnh vượng tự hào về những tòa nhà công cộng tráng lệ trong đó có các khán đường công cộng ( khán phòng ngoài trời – Amphitheater) là những ví dụ dễ thấy. Ở thời kì Phục Hưng, lịch sử cho thấy rằng đã xuất hiện những sự quan tâm mới trong các nhà hát, nơi mà không chỉ là nơi diễn ra các vở kịch mà còn là nơi hấp dẫn đối với giới thượng lưu. Có một thực tế ở giai đoạn này, đó là khi một thành phố trở nên dư thừa về của cải vật chất và cơ sở hạ tầng được đầu tư dài hạn đã đạt đến độ chín của nó thì các nhà hát xuất hiện như một sự củng cố về các khoản đầu tư trung hạn. Mặt khác, Nhà hát còn là đại diện cho tinh hoa về văn hóa, nghệ thuật- những giá trị mà tiền bạc không thể mua được. Do đó, mặc dù có bản chất là một Kiến trúc bất động (immobility architecture) nhưng Nhà hát đã tạo ra một dạng sống trong lòng nó và ở cả ở bên ngoài nó. Cho dù Nhà hát nằm ở trung tâm hoặc ở bên lề của một Đô thị thì nó luôn có liên quan sâu sắc đến cấu trúc và sự tương tác có ý nghĩa dân sự.