Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

ĐÀN BÀ CHỈ CÓ HÁNG VÀ TIM

Anh!
Nếu một ngày anh thấy chán chường những người đàn bà đi qua đời mình
Hãy về lại với em
Một đêm
Hay nửa giờ thôi cũng được

Em sẽ đưa đời đàn bà nhu mì, hiền ngoan xoa lành vết xước
Những vết xước không kịp lên da non thì anh đã tự mình ném thêm những vết xước mới
Anh không bao giờ nghĩ em cũng có những vết xước ư?
Những vết xước nhớ nhung, chờ đợi
Những vết xước mới nãy thôi còn cấm em đừng cười


Nếu một ngày cuối hạ rồi mà lá sấu chẳng rơi
Anh hãy trở về với em anh nhé
Em sẽ ôm gốc sấu già rung nhẹ
Đa đoan đàn bà đủ làm sấu rợn người trút lá lên anh

..
Nếu một ngày trong mắt đàn ông mọi thứ chẳng lành
Hãy bấu gấu váy em òa khóc
Hãy xiết gấu váy em để lau nước mắt
Hãy nhét gấu váy em vào miệng để chứng tỏ đàn ông không nấc
Đồ ngất!... chỉ có em dại dột nấc thôi!

Anh!
Mọi chuyện đã qua rồi
Sấu tháng bảy xoắn nhau thai tháng tám
Vết xước cũ thách vết xước mới dám
Làm nước mắt đàn ông thấm gấu váy em cười

Anh!
Mọi chuyện đã qua rồi
Nếu anh muốn... cứ đi đi, ùa vào vòng ngả ngớn của những người đàn bà đi qua đời anh ngày cũ
Em vẫn nằm nguyên đây, dụi mắt mình vào gấu váy hờn, dạng háng niệm kinh khổ đau cầu mùa sấu già rụng lá
Hốt một mớ sấu buồn rồi sẽ mở tròn mắt lên trời... chịu đựng và mặc cả
Hất váy rũ tung trời cho nát hết lá sấu cay!

Anh!
Đừng trở về xoa vết bong trầy
Những vết bong trầy của đàn bà chỉ nằm im trong tim và háng
Anh có quá đáng
Có quá thể
Có đủ mạnh mẽ để giã lá sấu đắp lên háng và tim?

Anh!
Nói gì với em... đừng im lìm
Em sợ
Mình không chờ nổi mùa lá sấu trút lên em!

Thơ của con" nồng nàn phố" trên phây búc .nó là đứa nào thì tớ chịu. Nhưng đọc thơ nó thì rất khẳm.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

LÀNG QUÊ XÀO XẠC

Xem phim tây ,thấy cuối tuần cả lò chúng nó rủ nhau ra ngoại ô pic níc. Xe vù cái bỏ lại thành phố sau lưng và hiện ra ,là hồ nước ,là rừng cây ,là đồng cỏ đẹp tuyệt và vắng  người ,.không hàng quán ,không xin đểu. Ngày lễ ít tiền cứ thế thật tuyệt .xem mà phát thèm.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

DIỄN TẬP


Năm 1994. Đợt diễn tập HP94 ở Hải phòng diễn ra .Dĩ nhiên là có các  hoạt cảnh là tấn công máy bay địch ở cửa biển Đồ Sơn, bắn đnạ thật vào bóng bay ,chống chiếm các vị trí trong thành phố... hồi đây chưa có hoạt cảnh chống bạo động ,khủng bố khủng biếc. Có quả vụ pháo binh định  vị trí sở chỉ huy địch để tác chiến  thế nào mà lại căn ra giữa Sông Cấm. dĩ nhiên sở chỉ huy của địch không ở trên tàu.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

HỒ ĐÀO

Dĩ nhiên không phải là họ Hồ tên Cẩm Đào. Mà nó là cái hồ ,ngày xưa gọi là hồ Đào, giờ ghép với hồ Mắm Tôm thì gọi là hồ An Biên.
Nó đây:

Hồ An Biên

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

CON BÒ HÀ LAN

 Truyện của Vũ Thư Hiên
Trại Nhân Hậu sắp có một con bò Hà Lan!
Tin này, có vẻ không dính dáng gì đến cuộc sống của những người tù, nhưng lại gợi tò mò, do trung úy Bân, biệt danh "Bân mẹ chồng", phát ra đầu tiên. Con người thấp bé, mặt mũi cau có, động nói là gắt này có một ưu điểm nổi bật trong đám quản giáo: không xạo. Mà "Bân mẹ chồng" cũng chỉ báo cho mấy tay tự giác gần gụi biết, cho nên nó có dáng dấp tin mật, tin phổ biến nội bộ. Thứ tin này, trong cảnh đời tù nhàm chán,quan trọng hay không quan trọng chưa biết, liền được tù truyền tai nhau. Nhưng rồi nó lịm dần, như bất cứ tin nào không nhanh chóng trở thành hiện thực. Người ta sắp quên hẳn nó thì trung uý Thuỳ, trực trại, lại cho nó sống dậy bằng thông báo trên loa phóng thanh vào một buổi sáng, trịnh trọng như thể thông báo về một đợt xét tha, rằng đúng thế: Nhân Hậu đã được trên phân cho một-con-bò-Hà-Lan.
Một tiếng ồ ngạc nhiên kéo dài lan trên sân trại trong buổi điểm danh trước giờ lao động.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

TIỀN VÀ LÒNG YÊU NƯỚC

         Hôm nay, lũ làng mạng ồn ào vụ  ngài thiếu tướng Nhã đề nghị đóng tiền thế thân ,khỏi đi nghĩa vụ.  Lũ làng bức xúc, Nghị viện bức xúc, em cũng bức xúc. Thế này còn ai thèm bảo vệ Tổ Quốc nữa chứ.! Chết cái ngài Nhã nài quá cơ ! Bức xúc lên EM ngồi nghĩ  và em nghĩ ngày xưa em cũng đóng góp gần hai niên cho nghĩa vụ đới, rồi nghĩ lại em thấy ngài Nhã cũng có lý và có động cơ tốt.

Tự Nhồi Sọ

-
Năm 93, bọn em nhập ngũ. Những ngày huấn luyện , tiểu đoàn có mời cán bộ  tuyên huấn đến nói chuyện chính trị, về diễn biến hòa bình, CNTB xấu xa, CNXH là tốt đẹp V.v .bọn em ngồi nghe há mồm nuốt từng lời. Tháng sau, lại được nghe tiếp ,vẫn vị chính trị viên đó, hưỡm tưởng là được nghe bài hay hơn nhưng hóa ra vẫn bài đấy. lLần này thì nhiều thằng cúi mặt vào đầu gối ngáp. Và rồi chưa hết khóa huấn luyện có thằng tuột xích.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

CÔ GIÁO DẠY VĂN !

Các Cô giáo dậy mình từ  lúc bé đến khi hết cấp 2 mình vẫn nhớ tên. Với mình các Cô chỉ là Các nhà giáo tốt, chứ chẳng để lại ấn tượng gì sâu đậm lắm cho mình. Nhưng Con bé bạn mình thì lại khác. giờ đây mỗi lần họp lớp là nó lại nhắc đến Cô giáo -Cô Nguyệt - dậy văn.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

CU TÍT

Bọn tôi gọi nó là Cu Tít, ai đặt tên cho nó thì bọn tôi chịu, chỉ biêt khi bắt đầu một lũ  quần hở lòi trynm dắt tay nhau vào lớp 1 trường Chéo ,thì nó có tên ấy rồi. Còn thực ra tên nó Khanh -Xuân Khanh.- Khanh Cu Tít.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

PHOỎNG VẤN TÁO Y TẾ

Phóng tinh viên (PTV) : Thưa quý vị và các bạn sau bao ngày theo đuổi chật vật, kể cả  nằm gầm giường lẫn núp trong toalet, cuối cùng tôi cũng được Táo y tế ( TYT) cho phỏng vấn.
  Rất cảm ơn Bà  đã hợp tác!

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Nền cơ khí chết tiệt !

Ngày xưa trước khi đi học tại chức Xây dựng, em thích môn cơ khí chế tạo máy. Nhưng rồi lớp mở mà chẳng có trò,lên cứ hoãn lên hoãn xuống .Rồi do cũng ham mê tí tí về hội hoạ lên em theo nghiệp xây dựng, cái nghề mà gặp toàn ông chủ cuốc đất trồng khoai.

Ảnh trên net.

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Thế hệ chúng ta là vất đi rồi !

 Đây là bài viết của bạn Chi Trung Nguyen trên FB. Bài viết  như nói hộ lòng mình, như giải tỏa mọi điều mà mình thắc mắc.
'Sống trên đời sao cho khi chết mà kẻ đào mồ cho mình cũng phải khóc"
                                                         Danh ngôn

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Nhà lô

Cái quái thai của nền kiến trúc việt Nam là gì mày biết không ? Thằng bẹn- dân kiến trúc -hỏi . Nó trả lời luôn : là cái nhà ống, tức nhà lô ,hay nhà phố.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Bớ cụ ơi là cụ ơi!

 Bớ cụ ởi là cụ ơi! Bớ cụ ơi là cụ ơi!
Hôm qua con vẫn còn thấy mắt cụ mở, tai cụ nghe, mũi cụ ngửi, mồm cụ nói, tay cụ nắm tay con mà cụ ơi!
Bớ cụ ơi là cụ ơi!
(rồi sao nữa hử? quên mẹ rồi) Á Bớ cụ ơi là cụ ơi!
Cả đời cụ sống vì nước vì dân vì tổ cuốc, vì dân tộc, vì màu cờ. Bớ cụ ơi là cụ ơi!
Hôm qua con vào thăm cụ, cụ dặn dò con những gì con nhớ tất cụ ơi!
Cụ dặn là…Bớ cụ ơi là cụ ơi (mả mẹ đám tuyên giáo đâu, chúng mày nhắc tao đi chứ)
Dạ cụ dặn là các con phải một lòng trung với Đảng, hiếu với dân, thủy chung với phụ nữ. Bớ cụ ơi là cụ ơi!
Dạ cụ lại còn dặn chúng con phải liêm khiết, thật thà, phấn đấu, kiên trung, bất khuất để đưa dân tộc ta thành rồng thành phượng, thành diều lượn giữa giời. Bớ cụ ơi là cụ ơi!
Dạ cụ lại dặn thêm (mẹ chúng mày, dặn gì mà dặn lắm thế! Tao mỏi hết cả mồm rồi đây này) dạ dặn thêm là đảng viên thì không được tham nhũng, không quan liêu, không sách nhiễu quần chúng.
Bớ cụ ơi là cụ ơi (nước nước!)
Mới đấy thôi mà cụ ơi sao cụ nỡ bỏ nơi đây mà về giời. Bớ cụ ơi là cụ ơi!
Bớ cụ ơi là cụ ơi mới đây thôi mà cụ ơi!

Có tiếng rắm.
Bớ cụ ơi là cụ ơi, con yêu thương cụ mà không thể kìm nén được lòng mình nữa đây này cụ ơi là cụ ơi.

.........Lấy bên nhà Cu Há Cảo.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

MỘT LẦN VÀO SÀI GÒN

      Nếu bảo rằng mình một lần vào thì không đúng , mà là hai lần. Lần đầu tiên vào Sài Gòn thì suốt cả buổi chiều đến tối , uống rượu  say quay táng về khách sạn ngủ, tỉnh dậy lên Taxi cảm nhận Sài Gòn qua cửa kính, vào quán rượu lại say rồi về ngủ .Ngày thứ ba thì lên máy bay về ..tổ cò. Cái tửu lượng mình là cực kém như Yết Kiêu ,nhưng cứ cả nể lên toàn ngất trên giàn quất.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

KHOE

Có ai đó trên mạng facebook viết : Đọc sách là thú vui không chán ! đúng thế thật nhưng  chắc chỉ trừ lúc chán đời là không muốn đọc thôi.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Vườn hoa Kim Đồng

Ảnh trên nét.
Lâu lắm rồi không đưa hai con gái đi vườn trẻ, Cái vườn trẻ có cái tên là "Vườn hoa Kim Đồng". hỏi Kim Đồng là ai (nếu không hỏi giáo sư gúc gồ ) thì các cháu mù văn tịt. Thôi Kim đồng hay Kim hào gác sang một bên. Nói chuyện về cái vườn trẻ này đã.
 Gọi là vườn hoa, nhưng vườn được mấy khóm, hoa được mấy bụi. gọi là khu vui chơi thì đúng hơn. Có chỗ nào là được tận dụng hết để xây chỗ chơi. Cả cái thành phố Hải Phòng này chỉ có chỗ này đủ rộng và nhiều trò khiến  biến nhưng đứa trẻ vào đây là quên đường về ,và đốt khá tiền của bố mẹ chúng.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

NHỚ !

Hình trên nét
Sắp khai giảng rồi nhỉ ! nhìn các cháu chuẩn bị năm học ,Gã Chợt nhớ về một thời đi học của mình.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

LỖI TẠI VÚ ĐÊ !

Các nhà hoạch định ,hết mẹ trò ,lại bỏ món cũ ra xào lại Chuyện tưởng khôi hài lại giờ được bới lên !Lại đề xuất “ngực lép” không được lái xe.
Chui vô nhà bà Mủng cop vào link copy bài này về chơi !

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Vu lan viết về Cha !

Đi uống bia , thằng bạn bảo lắm hôm đêm về Tôi nằm nhớ Ông già Tôi, Tôi thương Ông già quá  và Tôi khóc. Tôi Nhớ  cái hôm trở ông già từ bệnh viện về quê, đi qua hàng bia , Ông già thèm bia quá mà tôi thì hết tiền, phần vì bệnh tật ông già mà không uống được. Rồi Tôi cũng đấu tranh mãi thuyệt phục vợ ,Bà già ,Tôi mới bỏ được nhà nước, để ra ngoài, lúc ra say sóng lắm Ông ạ . Giờ thì nợ nần vẫn còn ,nhưng ổn. Nhớ chuyện xưa ! ..thôi Uống đi ! À nhớ ngày Ông già tôi còn sống ,thèm rượu quá Ông ra đường kéo một người vào bảo là bạn, bắt Bà gìa mổ gà ,vác rượu ra uống. Cơm rượu xong ,bà già hỏi Ông khách :" Thế bác thế nào với nhà em? Ông khách trố mắt nhìn rồi bảo " Tôi đang đi đường thì ông kéo vào , bảo vào nhà ăn cơm rồi nhờ chút .."

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

ANH THỤY NÙN

Anh tên Thụy , lại nùn (hơn cả mình) lên gọi anh là  Thụy nùn. Anh vốn là nông dân, rồi đi xây. Thời vinashin đến , Nhà máy đóng tàu Nam Triệu được đầu tư anh nghiễm nhiên trở thành cai đầu dài.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Luyên thuyên !

- Thằng bạn tên Quáng Gà .Thứ 7 vừa rồi chui vào bệnh viện Tiệp nằm. Đây là lần thứ 2 nó được chui vào đó. Tại sao nó tên là Quáng gà là thế này.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Sợ Hãi

 " Người lính không thể chỉ biết tìm niềm tin trong ánh mắt hoảng loạn của kẻ thù  mà cùng một lúc phải biết tìm cả trong ánh mắt đồng đội nữa.. "-Nắng Đồng Bằng -Chu Lai

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Bạc !

 "Không có mặt trời thì hoa không thể nở
Không có phụ nữ thì không có tình yêu hạnh phúc."
                                               Danh ngôn

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

GẬY CHỐNG

Anh là phó tổng công ty, chức danh nghe oai nhưng thực tế thì đói vàng mắt. Anh trước là bộ đội chuyển ngành sang, cơ ngời nhờ tay vợ hết. Anh có hai cái Gậy chống, Gậy thứ hai thì không biết nhưng Gậy thứ nhất thì trên cả tuyệt vời. Ngày bé nghe đâu Gậy rất ngoan, lên được anh chiều hết mực,càng lớn Gậy càng..ngoan. 

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

CHUYỆN NHẶT LUNG TUNG

Thứ ba vừa rồi mình về xã Cát Thành huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định. Về đám ma Ông bác rể của Ông già mình , Ông mất còn rất trẻ mới có 98 tuổi xuân, và ông là người cuối cùng trong dòng họ. Ông bà nội mình đẻ được 10 người con, Ông già mình lại là út nên gặp các anh chị toàn tóc bạc phơ trẻ cũng phải 65 xuân.

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Trông thế mà không phải thế

-
Chiều nọ ,vừa về đến nhà ,thấy trước cửa một thanh niên đang được sơ cứu, với khuân mặt bê bết máu, hỏi ra là cậu ta tránh cái xe máy cắt ngang mặt, lên ngã ra đường. Xe cậu gửi lại bà quán nước có khuôn mặt phúc hậu được xăm cẩn thận. Còn cậu thuê taxi về ,nghe đậu nhà cậu bên tận Thủy Nguyên. Ôi vừa vào nhà thì chuông đổ ,thằng bạn học đại học hỏi gấp " tao có thằng em vợ bị tai nạn ở số nhà ...khu nhà mày " , " Ơ thế thì ngay cửa nhà tao " 5 phút sau thằng bạn có mặt, hóa ra cả lũ họ hàng hang hốc nhà vợ đi nhậu . Thằng em về trước, có tí men lên không làm chủ tay lái. 

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Lang Thang

- Uh thì đành rằng việc đội mũ bảo hiểm không nghĩa là không gây tai nạn, nếu để bánh xe ô tô nó ngồi lên thì mũ giời đỡ nổi. Nhưng nếu ngã thì nó giảm thiểu cho bạn rất nhiều.Thôi thì pháp luật quy định, lên chấp hành , con người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật mà lị. Tối qua lượn đường thấy một Chàng không mũ, lại đi vào đường cấm, bị công an đuổi Chàng lãng tử lao vào đầu xe tacxi sau khi đã làm cho mấy người khác oan gia. Có những kẻ luôn mồm gào lên với người khác là không văn hóa ,không có học ,não ngắn là V. V còn họ thì  đi ra  đường đủng đỉnh vợ chồng lai nhau mà trên đầu không có mũ bảo hiểm. (hế hế dĩ nhiên là cậy tí quan hệ ).

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Có hay không những bi kịch?

1. Vẫn như mọi năm, cứ đến đầu tháng 7 là mùa thi đại học. Các gia đình có con em dự thi sẽ nằm trong 3 tâm trạng: vui mừng, nháo nhác hay lo lắng.
Phần lớn các thi sinh đi thi có một người lớn đi kèm. Các chi phí bắt buộc như tiền tàu xe, tiền trọ, tiền ăn, lệ phí,… Với 1 thí sinh cách địa điểm thi 200 km, cả đi về tối thiểu là 5 ngày sẽ chi phí trung bình cho 2 người khoảng 3 triệu. Hàng nghìn tỷ đồng được chi ra để tổ chức kỳ thi.
Mỗi năm, trung bình có gần 1 triệu thí sinh đăng ký thi đại học, khoảng một nửa đậu đại học. Nghĩa là cứ 2 thí sinh đi thi lấy 1 người.
Số còn lại, ngoài những người không buồn đi học, còn bất cứ ai học trung cấp hay cao đẳng đều có thể liên thông lên đại học. Nghĩa là xứ Việt dần tiến tới phổ cập đại học toàn dân.
Thi đại học đã hoàn thành vai trò lịch sử là tuyển chọn những người giỏi vào học đại học, để đào tạo ra những lao động chất xám thực thụ. Khi đó, hàng chục thí sinh đi thi mới có một người đỗ đại học. Và kỳ thi thực sự có ý nghĩa.
Bây giờ, 2 thi đỗ 1 thì chả biết thi còn có ý nghĩa gì. Tại sao không bỏ quách kỳ thi đại học đi (cũng như bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT). Dựa trên bảng điểm tổng kết trung bình 3 năm học THPT, lấy nửa trên là đủ tiêu chuẩn đi học đại học. Và cho các trường đưa ra tiêu chí xét tuyển. Ví dụ trường ĐH Bách khoa chỉ nhận những học sinh có điểm tổng kết trung bình >8,5, còn dạng lìu tìu đủ tiêu chuẩn học đại học thì vào học các trường dân lập.
Nếu làm như thế, vừa không phải tổ chức kỳ thi tốn kém và căng thẳng, gây thiệt hại cho xã hội và gia đình các thí sinh, vừa tạo điều kiện cho người học được chọn trường, chọn ngành, vừa phân loại được sinh viên tương ứng với đẳng cấp của từng trường đại học.
Đáng ra, đào tạo sau phổ thông phải theo tháp hình chóp. Ấy thế ở xứ Việt lại đào tạo theo hình ống, thậm chí hình chóp ngược. Thế mới thấy của nền giáo dục sau phổ thông xứ Việt là đi ngược lại với sự phát triển giáo dục hiện đại ở các nước tiên tiến.
Có phải đây chính là bi kịch của một nền giáo dục què quặt?

                                             (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet)
  

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Chạy đua nâng cấp đô thị

Việc phân loại đô thị đi kèm với chính sách hỗ trợ tài chính khác nhau như hiện nay đã tạo ra một cuộc chạy đua nâng cấp đô thị giữa các địa phương... Đó phải chăng là cách thức để thúc đẩy phát triển các đô thị? 

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Thư cho con

Tôn Vận Tuyền (孫運璿, Sun Yun-Suan, 10/11/1913 - 15/2 /2006), một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan, xuất thân là kỹ sư, quê ở Bồng Lai, Sơn Tây (Trung Quốc). Ông tốt nghiệp ngành Công nghệ điện tại Đại học Công nghệ Harbin (Harbin Institute of Technology). Từ năm 1937 đến 1940 ông làm việc tại Hội đồng tài nguyên quốc gia (National Resources Commission). Ông được gửi đi tu nghiệp tại Tennessee Valley Authority (Hoa Kỳ) từ năm 1943 đến 1945. Ông làm Bộ trưởng gần 20 năm ở các Bộ Giao thông vận tải, Truyền thông và Kinh tế . Ông là Bộ trưởng Bộ Kinh tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm Thủ tướng Đài Loan (Premier of the Republic of China ) từ năm 1978 đến 1984. Ông có công xây dựng Mười dự án siêu cấu trúc, trong đó có sân bay quốc tế Chiang Kai-shek International, Nhà máy Điện hạt nhân số 1, đường cao tốc Quốc gia Tôn Dật Tiên (Sun Yat-sen National Expressway) Viện nghiên cứu Công nghiệp Quốc gia (Industrial Technology Research Institute) và Công viên Công nghệ khoa học Tân Trúc (Hsinchu Science-based Industrial Park)... Nhờ những biến đổi có tính cách mạng này mà từ những năm 60 của thế kỷ trước, Đài Loan đã trở thành nơi xuất khẩu mạnh mẽ các loại hàng dệt may, giầy dép, đồ nhựa, nông sản phẩm, công nghệ hóa dầu, thiết bị cơ khí và đặc biệt là các linh kiện điện tử. Ông được coi là một trong những người tạo ra sự bứt phá về Công nghệ và Kinh tế ở Đài Loan .
Ngày 24 tháng hai năm 1984 ông bị đột quý do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2 năm 2006 do bị biến chứng, ông đã qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi . Ngoài các trước tác về Kinh tế, Chính trị, tôi quan tâm đến một bức thư ông để lại cho các con của ông. Một bức thư giản dị nhưng thật chân tình và sâu sắc. Tôi xin phép được giới thiệu lại cùng các bạn bức thư này:


Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

HỒI KÝ NGƯỜI LÍNH

Đây là hồi ký của cô Phuong Le. Xin cảm ơn Cô và tất cả những Người chiến sĩ , Đồng Bào đã chiến đấu , hi sinh cho Tổ Quốc thống nhất. 
-Một số tiêu đề đươc tập lại trong hồi ký này.


 Phương Lê:   Xem VTV1 tường thuật lại con đường huyền thoại "Đường 20 Quyết Thắng" mà mình không thể cầm được nước mắt. Bao nhiêu cảm xúc tràn về....


Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

LẠY CON CHÁU VUA HÙNG



Mai Thanh Hải - Đến Pleiku (Gia Lai) đúng mấy ngày mưa nên đến đâu cũng mịt mù sương mây và ướt lướt thướt, đúng chất "Phố núi cao phố núi đầy sương", chẳng thăm thú được chỗ này chỗ khác, mang tính chất cao nguyên.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

THỰC TRẠNG NÔNG THÔN VIỆT NAM

  Lang thang trên mạng kiếm được bài này .
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt cảm thán: "Tôi thấy làng quê của chúng ta cứ trôi dần, trôi dần và càng ngày càng tuột ra khỏi ký ức của cá nhân tôi về một làng quê Việt Nam. Không còn cái ương bướng chân thật của anh thanh niên nông thôn nữa mà chỉ có cái kệch cỡm, cái hống hách, chợ búa của anh thanh niên đô thị chưa được rèn luyện, đấy là cái rất đau. Cần phải kêu cứu thật sự, phải kêu cứu về sự ra đi của nông thôn Việt Nam. Nó giống như “bóng ai qua thềm”, nó cứ trôi đi. Cuối cùng chúng ta ngẩng lên thấy những cô gái chân chất trở thành những cô mặc quần bò"

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Ai tạo ra các đại gia đỏ ở Nga?

Tác Giả : Ngô Nhân Dụng
Kinh nghiệm cải tổ kinh tế ở các nước cộng sản cũ cho thấy ngay các chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, ở Việt Nam gọi là cổ phần hóa, cũng có thể bị các đảng viên cao cấp lợi dụng làm giàu bất công. Các lãnh tụ cộng sản ở nước ta chắc đã chăm chỉ học tập kinh nghiệm Liên Xô, ngày còn chế độ đó cũng như sau khi chế độ sụp đổ. 

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Tự Sự

 -Ngày xưa, với mấy vỏ bao diêm, cắm que diêm vào là mình có một toàn xe tăng hùng hậu. Mấy vỏ hộp thuốc lá là  có những chiếc chiến xa vua chiến trường. Xa sỉ thì có chiếc xe jeep, máy bay trực thăng chạy cót nữa ,thế là có những trận đánh giữa quân  ta và quân địch, chiến trường là cái chiếu hoa, đồi núi là chăn là gối..đơn giản thế cộng sức tưởng tượng cuộc chơi điều binh khiển tướng vậy mà cũng hấp dẫn vô cùng.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Zên Ngọa Bùng

Hắn tên là Bùng họ Phạm Ngọa. Nhưng được gọi là zên Ngọa Bùng. vì mỗi lần oánh ù, thua ít hay thua nhiều hắn kêu rồi rên  -mà có thằng bảo là rên như phim sex.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Lại chuyện Đồ Sơn

        Mùa đông cuối thập kỷ 90 thế kỷ trước. Nói thế nghe cho vẻ xa chứ thực ra mới hơn chục năm chứ mấy. em  ra thi công ngoài Đồ sơn. em thuê  một phòng nghỉ cấp 4 cùa khách sạn HP ngoài khu I. Ngày ấy đóng gạch giá rẻ cực kỳ 70k và 90k một nhát.Hồi mới ra ngày nào em cũng chiến, được tuần em chán ặc củ tỏi. Thế rồi ngoài thời gian đi làm lúc rảnh em làm bạn với mấy cô em cave. Các cô từ khắp nơi về đây, Thanh Hóa , Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa bình.... còn mấy em làm maxa kiêm maxage thì toàn người miền trong. Tất cả đều tự nguyện, có cô còn dẫn em gái từ Tuyên Quang ra đào tạo nghề.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Đồ Sơn

Năm 1983, ngày ấy mình còn bé. Ngân hàng chỗ bà chị gái cho cán bộ công nhân viên đi du lịch Đồ Sơn, Mình được đi cùng. Nắm cơm, chuẩn bị đồ ăn từ tối hôm trước, hôm sau 4h sáng đã dậy đi rồi. Chiếc xe khách chạy đến gần cầu rào thì chết máy, hay sự cố gì thì không biết, nhưng mọi người xuống hết, có thằng còn nhảy xuống mương An Kim Hải bơi (Hồi đó con mương rộng và sạch lắm) tha thẩn đến gần 9h thì mới có xe khác . Ngày ấy biển báo hiệu khu nghỉ mát dựng ở đường Lạch Tray (đối diện đài liệt sĩ bây giờ). Sang bên kia cầu Rào là con đê biển rồi là những rặng phi lao hai bên đường kéo dài cho đến gần sát thị xã Đồ Sơn. Ra đấy dân chỉ được tắm ở khu I, còn khu II không được vào. Bãi tắm ngày ấy sạch và đẹp, bãi cát phẳng trải dài từ cả sáng lẫn chiều. Tắm xong đói thì chạy lên tầng trên của khách sạn công đoàn, mọi người ở trân sảnh rộng, giải chiếu ra đấy ngồi nghỉ và ăn.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Tế Sống

Đi ăn cưới chuối hai, tiệc tan lũ gái gọi mình sang ngồi chém gió, nó lại kêu ca về thằng chuối một ,chim lợn ngu như bò .Hà hà mình bẩu các em ợ!Sắp tơi nó không phải quản lý các em nữa, chi bộ họp đảng điều chuyển công việc. Các em nhao nhao lên ..có thật không ..?Thật  thì bọn em góp tiền làm bữa liên hoan mời anh luôn thể. Hố hố đéo cần cho anh sờ víu các em là được rồi.
Kệ cũng lạ ,Trước đây chuối một làm kỹ thuật  ở một công ty khác thì bị giám đốc cho ra công trình ngồi coi xe, về làm kỹ thuật cho XN trước đây thì khi rời đi về làm phó bên nài thì công nhân mở tiệc ăn mừng. Giờ thì chưa gì nó đã mong tế sống. Cu này cũng lạ ,hơi tí có việc gì là ton hót lên Anh sự ,..hố hố . laoij người như vầy có ngày người ta yểm bùa cầu cho chết sớm thôi.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Truyện ngắn của PutinViệt
          Gớm, chả biết bố mẹ ông bà gã kỳ vọng vào gã như thế nào mà lại đặt cho gã cái tên là Đời Thơm, mà cũng không trách được bố mẹ ông bà gã, chuyện đời ai chẳng kỳ vọng vào con cháu, sống cậy cha già cậy con, ai chẳng thế.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

VÔ ĐỀ

Trong chuồng lợn nọ- Tại một khu trang trại lớn-Có một con lợn nhờ nịnh bợ lên được làm chân phó quản lý . nó tên là Pigbird. Trước đây còn trại trưởng cũ (cũng là những con lợn) thì thì nó mút đời đút mõm vào đống phân chứ đừng nói gì đến sênh sao áo mũ. Nhờ những con lợn mới lai kinh tế  lên làm lãnh đạo  ham cám lên nó mới leo được lên.
Nó oai lắm ,đe lẹt quạt nạt những con lợn khác, Chửa chi hơi tí là nó bắt viết kiểm điểm, hế hế mà phải viết bao giờ đúng ý nó thì thôi.( lôi thôi có khi nó cho mời phụ huynh lũ lợn đến nữa chứ chẳng chơi) Đám lợn kia sợ lắm, lởm khởm là mất khẩu phần cám là bỏ mịa. Mà nào có phải là lũ lợn kia sai quấy gì nhiều ,,đôi  khi cái nề nếp ở cái trại này nó thế rồi. Hàng ngày đám lợn vẫn ăn và làm việc thế thôi. khổ cái nó không eng éc nhặng lên thì đám lợn kia không biết nó là Pigbird quản lý.
Thế rồi một ngày nọ ,có một chiếc xe xịch vào trang trại, đám lợn bị tống lên xe đưa đi lò mổ. Chúng kêu eng éc loạn lên. Pigbird chẳng hiểu gì vẫn lao ra đòi lập kiểm điểm những con đang kêu gào. Và đến khi những tay đồ để chọc con dao vào từng con lợn tại lò mổ,thì nó mới hết kêu éc éc kiểm điểm kiểm điểm.

NGHỆ THUẬT XÉN LÔNG CỪU

Hôm nay đọc bài Bộ máy chính phủ: "Tôi tin là họ tạo được niềm tin". Tự dưng nghĩ đến phải viết đề tài xén lông cừu. Một thuật ngữ trong kinh tế chính trị học mà tác giả cuốn Currency War của Song Hongbing viết. Trước tiên, cần phải hiểu thuật ngữ "xén lông cừu" của Song Hongbing là như thế nào? Muốn hiểu nó, ta cần nắm 3 khái niệm. 

Rất Văn Tốt

- Gã lẽ nhè nói Vợ: Nếu mà ..lấy phiếu tín nhiệm...thì tao luôn luôn được ....rất cao cả cái khu.. tập. thể này nghe chưa.. !
Vợ bĩu môi :  47 hộ dân ở đây người ta ỉa vào ông! tốt lắm í mà tín nhiệm cao !
Nài ! con đĩ kia tao nói ..cho mày ..biết nhé ! Tao uống rượu vào ...tao say. Tao say...thì tao ..đi ngủ. Đi ngủ thì tao không làm việc.Tao không làm việc ..thì tao không làm gì sai cả. mà...không làm gì ..sai cả thì tao là người tốt .Rất ...Văn.. Tốt nghe chưa.!
                                                 Chỉ có bụt mới là người tốt thôi nghe chưa !

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

MÙI SỮA




Người đàn ông - một ông già sáu mươi, khô gầy, với mái tóc bạc gần hết và nét mặt căng thẳng - từ từ kéo dây khóa chiếc áo len mỏng mịn của người đàn bà đang nằm trên giường, hai mắt nhắm chờ đợi, trán lấm tấm mồ hôi dù lúc ấy đã cuối thu, trời lạnh.

Bên trong là chiếc sơ-mi lụa sẫm màu với một dãy cúc dài bằng xà cừ lấp lánh. Tuy cố giữ bình tĩnh, những ngón tay thon dài của ông vẫn run run khi lần mở chiếc cúc thứ nhất sát cổ, rồi chiếc thứ hai, thứ ba, để lộ dần làn da rất trắng và mịn. Các động tác của ông thong thả, dịu dàng như khi người ta nhâm nhi tách trà ngon, dù bản năng đàn ông đang rạo rực thôi thúc.

Bỗng một ý nghĩ ngồ ngộ xuất hiện trong đầu. Ông có cảm giác việc ông đang cởi quần áo người đàn bà này cũng giống như khi thận trọng mở hộp đàn vi-ô-lông. Ðầu tiên là kéo khóa lớp vải nỉ cứng bọc ngoài, rồi mở chiếc hộp gỗ bên trong lót nỉ, cuối cùng bỏ tấm nhung mềm phủ kín chiếc đàn. Về hình dáng, không loại nhạc cụ nào đẹp bằng đàn vi-ô-lông. Một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ luôn được bọc dưới nhiều lớp vải.

Phải mất mấy phút ông mới đưa được chiếc đàn - người ra khỏi hộp quần áo của mình. Và ông chợt sững sờ trước vẻ đẹp cơ thể trần truồng của người đàn bà, một cô gái trẻ, còn rất trẻ. Về cơ bản, nó có nhiều đường cong giống chiếc đàn, và chỉ vẻ đẹp của nó mới sánh được.

Mấy phút trước đó, cô gái trẻ ấy nói với ông:

Sớm hoặc muộn, con cũng thành đàn bà. Con muốn điều ấy xẩy ra với thầy!

Rồi cô lặng lẽ lên giường nằm chờ, nhắm mắt để khỏi phải thấy ông phản ứng thế nào. Có lẽ cả vì xấu hổ.

Ông đứng lặng, ngắm cô rất lâu. Cô gái vẫn nằm bất động. Hình như đã thiếp đi. Có thể ngủ được trong những trường hợp thế này ư?

Cô đã hai mươi hai tuổi nhưng dường như cơ thể chưa phát triển hoàn toàn. Cặp vú nhỏ và nhọn, núm hồng hồng. Túm lông dưới bụng thưa, ngắn và mềm. Người cô nhỏ nhưng không gầy, có thể nói mũm mĩm. Sự mũm mĩm của một đứa trẻ hơn một cô gái trưởng thành. Cả kiểu nằm ngoẹo đầu một bên, môi chúm lại phụng phịu cũng giống một đứa trẻ. Ông cúi xuống, giơ tay định chạm vào cái cơ thể trẻ con ấy nhưng bỗng bàn tay ông chững lại, treo lơ lửng trên người cô. Bàn tay xương xương, lốm đốm những nốt đồi mồi trở nên đen xạm, xấu xí trên nền trắng mịn của da thịt cô gái.

... Ông là giáo sư vi-ô-lông. Cô gái là học trò yêu của ông hơn mười năm qua, từ sơ cấp cho đến hết đại học. Ngày mai cô đi Pari học cao học, có thể quay về mà cũng có thể không, cô bảo thế. Và hôm nay cô đến từ biệt ông.

Cô luôn là một học trò giỏi, thông minh, xinh đẹp và cũng rất cá tính. Con gái của người quen, một trí thức nổi tiếng. Ông đặc biệt cảm tình với cô, coi như con, và đoán cô cũng nghĩ thế về ông. Khi còn nhỏ, đi đâu ông cũng đưa cô theo, có khi cả mấy ngày. Năm ngoái ông đi nghỉ Ðồ Sơn một mình, cô cũng đòi theo. Ông thấy bất tiện nên từ chối, cô khóc xin, ông phải báo với bố mẹ cô và họ nhờ ông cho đi. Tất nhiên ông thuê phòng riêng và hai người đối xử với nhau như bố con.

Từ bé cô luôn gọi thầy xưng con. Ông cũng thế. Một mức thân mật hơn so với quan hệ thầy trò bình thường. Tuy nhiên, khi trở thành cô gái, mối quan hệ trong sáng ấy bắt đầu có ít thay đổi, những thay đổi rất tinh tế, từ phía cô chứ không phải ông.

Cô trở nên hay rụt rè e thẹn. Ðôi khi ông chợt bắt gặp cô nhìn ông với cái nhìn khác hẳn. Mãi sau này mới đoán hiểu cô yêu ông. Ông chỉ mỉm cười, tuy lúc đầu thoáng chút bối rối. Ông là người có tài, đáng kính về mọi mặt, tế nhị và hay mặc cảm. Sự tế nhị, mặc cảm ấy không cho phép ông vượt qua mức chênh lệch bốn mươi tuổi giữa hai người. Nhưng dường như cô thì không. Cô ngưỡng mộ, yêu ông một cách bồng bột, bất chấp tất cả, tất nhiên không bộc lộ ra ngoài. Chỉ do tinh tế ông mới nhận ra điều ấy. Nhận ra mà vờ như không nhận ra để khỏi làm cô bối rối và cũng để tự kiềm chế mình.

Hôm nay thì tự cô nói thẳng, lại còn nảy ra cái ý định xin được ông cho thành đàn bà. Cô đang nằm kia, trên giường, trần truồng, sau khi được ông cởi bỏ hết quần áo như như cởi nhiều lần vải bọc chiếc đàn vi-ô-lông.

Ông bị bất ngờ trước lời đề nghị khác thường ấy. Tuy có tuổi nhưng còn là người đàn ông khỏe mạnh, sau chút ít do dự, ông đã buông mình cho tình cảm lôi cuốn. Vả lại ông nghĩ nếu làm khác, có thể cô sẽ thấy bị xúc phạm và đau khổ. Tất nhiên giữa hai người không thể có cái tình yêu theo nghĩa thông thường, nhưng lẽ nào ông không thể vượt qua mặc cảm để chiều cô và cũng là chiều mình một lần, chỉ một lần duy nhất trước khi hai người chia tay, có thể chia tay mãi mãi?

Ðúng thế, trên nền da trắng của cô gái, bàn tay ông, vốn thon dài và đẹp như ở những nghệ sĩ vi-ô-lông khác, bỗng trở nên xấu xí, đen đủi. Như tay phù thủy, ông nghĩ và thầm ngạc nhiên với phát hiện mới của mình. Tuổi già. Chính tuổi già đã tạo nên sự tương phản ấy. Giá ông trẻ hơn hai, ba mươi tuổi thì chẳng sao. Lúc ấy chắc mọi việc sẽ diễn ra một cách tự nhiên, ông khỏi bị mặc cảm, bàn tay ông khỏi bị treo lơ lửng thế này. Ông có cảm giác như nếu chạm vào, nó sẽ để lại những vết đen bẩn, làm ô uế cơ thể thanh khiết của cô.

Cuối cùng, bàn tay ấy chỉ dám khẽ chạm mái tóc cô, âu yếm ve vuốt, nhất là phía sau gáy. Cô gái dường như đã thiếp đi thật. Cũng có thể còn thức nhưng cố tình nằm yên, mắt vẫn nhắm, hơi thở đều đều.

Ông cúi xuống định hôn cô, vẫn chưa quyết định sẽ hôn vào đâu - mắt, trán hay môi. Trước đây ông nhiều lần hôn lên trán và mắt cô, nhưng môi thì chưa lần nào. Cũng từng chạm vào người, cố tình chạm, vì điều đó mang cho ông một cảm giác thích thú khó tả. Thậm chí ông có thể làm hơn nếu muốn, nhưng ông đã luôn kìm mình để không bước qua cái vạch ngăn cách vô hình do ông đặt ra. Có thể lần này sẽ khác chăng?...

Khi cúi xuống sát mặt cô gái, lần nữa bất chợt ông chựng lại. Có mùi gì như mùi sữa. Mùi sữa từ miệng những đứa trẻ còn bú mẹ! Không hoi gắt, chỉ thoang thoảng dễ chịu, nhưng đúng là cái mùi ấy. Thật kỳ cục, ông thầm nghĩ. Cô gái này đã hai mươi hai tuổi và chỉ có thể uống sữa đặc, sữa tươi, sữa cốc-tây... Hay từ vú? Không, ở đấy chỉ có mùi thơm mát của da thịt và mùi tuổi trẻ.

Vẫn mặc nguyên quần áo, ông lặng lẽ nằm xuống cạnh cô gái. Sự ham muốn thôi thúc giảm nhiều từ khi không dám chạm tay vào người cô, giờ bị cái mùi kia làm tan biến. Vì sao, ông không hiểu và đang cố hiểu.

Mấy năm trước, trong một cuộc vui với bạn bè, bị hoàn cảnh đưa đẩy, ông đã bỏ tiền mua tình yêu của một cô gái. Ngậm vú cô, ông thấy trên lưỡi có cái gì ngòn ngọt. Khi được hỏi, cô kia bảo mới sinh, cần tiền nuôi con nên phải làm nghề này. Ông mất hết hứng thú, đứng dậy mặc quần áo, cho cô kia gấp đôi số tiền đã hứa rồi bỏ về nhà với cảm giác gần như tội lỗi. Sau đấy ông không bao giờ tới những chỗ tương tự.

Ông có đứa cháu ngoại còn bé và thường thích thú ẵm nó trên tay để ngửi mùi sữa mẹ thoang thoảng từ miệng nó. Sao cũng chính một mùi trong ba trường hợp lại có cái gì đấy vừa giống, vừa khác hẳn nhau? Vô tình, ông liên tưởng cô gái đang trần truồng nằm bên với đứa cháu mà không ít khi ông cũng bế trần truồng như thế.

Mà sao cô học trò của ông lại làm thế nhỉ? Vì tình yêu? Hiến dâng vì ngưỡng mộ, biết ơn? Hay đơn giản chỉ là cơn bột phát của tuổi trẻ? Thanh niên bây giờ hiện đại thật. Nhiều người già bây giờ cũng hiện đại không kém. Họ tự cho phép mình những điều mà đáng lẽ vì tuổi tác và địa vị, họ không được phép làm. Còn ông, ông hiện đại hay cổ hủ? Ông có được phép cư xử với cô bé nằm bên như với một người đàn bà không? Có phải là sự sa đọa đạo đức không, khi một người già như ông hăm hở chiếm đoạt một cơ thể trẻ trung, trong trắng như thế?

Ông quay người, dịu dàng luồn tay vào mái tóc cô, đặt môi mình lên đôi mắt đang nhắm, hết mắt này đến mắt khác. Có vị mằn mặn. Vẫn phảng phất mùi sữa...

Ông nhớ đã đọc đâu đấy cuốn sách nói ở Nhật có những nhà nghỉ dành riêng cho các ông già bất lực. Ở đấy, họ vào những căn phòng có các cô gái chờ sẵn, trần truồng và đang ngủ. Họ chỉ cần được có cảm giác suốt đêm nằm cạnh một cô gái trẻ còn trinh tiết. Cô gái được cho uống thuốc ngủ đặc biệt, không thể tỉnh dậy trước giờ đã định, nên khách không bị mặc cảm về sự bất lực của mình. Các cô giúp họ sống lại những kỷ niệm thời trẻ, vui cũng như buồn, và lần nữa chiêm nghiệm cả cuộc đời dài mình đã sống. Cách giải trí này mang lại cho họ sự thư giãn lạ lùng. Nhiều người muốn được chết với một cô gái như thế bên cạnh. Trong truyện có một ông ngẫu nhiên chết thật, nhưng chủ nhà nghỉ kịp đưa ông ta đi nơi khác, còn cô gái thì, như những cô gái khác, sáng dậy không hề biết ai đã qua đêm với mình, không biết có người đã chết bên cô.

Người Nhật lắm trò kỳ cục thật , ông thầm nghĩ và chợt nhớ trong cuốn truyện ấy cũng có một ông già giống ông lúc này, chưa bất lực, suốt đêm nằm bên cô gái trinh tiết trần truồng mà không dám chạm tay vào người cô, sợ làm ô uế tuổi trẻ trong trắng. Ông ta cũng ngửi thấy mùi sữa từ hơi thở cô gái. Mùi hoi hoi sữa mẹ. Tiếc là đêm ấy, để được ngủ say bên cô, ông ta uống thuốc ngủ quá liều, và trong mơ đã bóp cổ cô gái. Xác chết bị đưa đi ngay, một cô khác được đem vào thế chỗ, và sáng ngủ dậy ông ta không hề biết mình đã phạm tội giết người. Thậm chí không nhận thấy có gì khác lạ.

Ông rùng mình khi nghĩ về chi tiết kinh khủng ấy. Ðáng lẽ ông nhà văn kia không nên viết nó, cả khi có thật những chuyện như thế.

Cuối cùng ông nhỏm dậy, và lại hôn lên mắt cô gái. Vẫn có vị mằn mặn.

Con ngủ à? ông hỏi.

Cô gái khẽ gật đầu.

Con chưa bao giờ hôn người đàn ông nào, và cũng chưa được hôn?

Gật đầu.

Ông im lặng một lúc, vẻ bối rối:

Thầy xin lỗi. Thầy mặc quần áo cho con nhé?

Cô gái lại gật đầu, mắt vẫn nhắm.

Ông bắt đầu mặc quần áo cho cô, từng cái một, thong thả và thận trọng như khi mỗi lần biểu diễn xong ông cho đàn vào hộp. Cô gái vẫn nằm yên, chỉ khẽ cử động những lúc cần giúp ông. Khi cơ thể tuyệt đẹp của cô lại được bọc trong chiếc hộp quần áo, ông có cảm giác như hẫng hụt điều gì.

Cô gái đứng dậy, nhìn ông với vẻ ngơ ngác rồi bất chợt bỏ chạy ra ngoài. Hình như cô khóc.

Sáng hôm sau ông ra sân bay tiễn cô. Ðến lúc phải bước vào khu vực chỉ dành riêng cho hành khách, cô bỗng ôm chầm lấy ông, nước mắt dàn dụa:

Em yêu anh!... Chính vì vậy mà em phải ra đi và có lẽ không quay về nữa...

Ông hôn nhẹ lên trán cô, định nói Thầy cũng yêu con . Một câu nói có thể hiểu theo hai cách - tình yêu giữa đàn ông, đàn bà, và tình yêu giữa bậc cao tuổi với con cháu. Nhưng ông chỉ đứng im, lần nữa đặt môi lên mái tóc cô. Thật lạ, cả mái tóc cũng phảng phất mùi sữa.

Bất chợt, ông thấy mình như già hơn thêm chục tuổi.
Truyện ngắn Thái Bá Tân

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Nghĩ Như Lìn

    Chết thật..chết thật ! giờ  trên mạng có thuật ngữ " vú đàn ông" nghĩa là cái thứ chỉ để làm cảnh ,không để bóp nắn sờ, không để cho con bú được. Thuật ngữ này đẻ ám chỉ những kẻ vô dụng .
Có những thằng được khoác vẻ ngoài đạo mạo của tướng đàng ông, nhưng bản tính không khác đéo gì đàn bà, à mà đàn bà  nhiều người vẫn khảng khái hơn, nói tóm lại là che dấu vẻ bề ngoài của sự đạo mạo, hòa đồng là sự ti tiện dốt nát.
Dù có che dấu đến đâu thì cử chỉ hành động rồi cũng khiến lòi cái đuôi ra. Nhất là khi chúng được cấp cho tí quyền hành, mà chúng phải mua bằng tiền mới được. Chúng khụy nụy cấp trên, đe nẹt vô lý cấp dưới, cái thứ bần nông chân không đi dép dốt đặc cán mai ,nhưng lại đòi hay chữ và dẫn đến là ngộ chữ. Đòi hỏi người ta phải viết biên bản kiểm điểm đúng ý mình ? ô hô ba la Lịt mịa mày chui vào lồn người nằm rồi nhả rắm ra đấy hay sao mà bắt người ta viết đúng theo ý của mình... , rồi lon ton lên bẩm báo vượt cấp, Cái thứ mà lấy sai lầm của người khác nấc thang  để tiến thân thì không bằng con chó.
Làm quản lý là phải học, nhưng phải học sự khoa học chứ không phải học mưu hèn kế bẩn, học mánh khóe bố láo hoạnh họe đe lẹt, dùng những mệnh lệnh hành chính cứng ngắc ngu ngốc để điều hành. Khổ cái xuất phát điểm là thứ bần nông mắt toét ít học, cố gắng kiếm được cái bằng ,lóp ngóp leo lên bằng tiền thì lấy đéo đâu ra thứ tuy duy nho nhã thế .
Sinh ra vốn dĩ là dân
Phấn đấu dần dần mãi cũng thành quan
Hết quan rồi lại hoàn dân
Hoàn dân rồi lại dần dần vào quan.
Đấy ! Thơ của ngài Bá Thanh đấy. Dân vạn đại, rồi chui hết vào lỗ cả thôi. Mà dốt cuộc thì cái thằng lãnh đạo nào vì mấy chục trẹo ông cụ mà bổ nhiệm mấy cái thằng ngu này thì chẳng khác đéo gì nhau cả. Lũ lợn nhảy lên làm người.


Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Lại Một Giấc Mơ

-Mình lại nằm mơ, bố khỉ ! dạo này sao hay mơ thế cơ chứ . ..
" 7h30 mình đến Cơ quan bằng xe buýt, đúng giờ hơn cả đồng hồ gimico. Những nụ cười hiện lên mọi khuôn mặt mọi người, bên này đang chăm chú thiết kế, bên kia đang nhíu mày trả lời công văn, công nhân hăng say lao động... Mọi người bận rộn làm việc và làm việc   .
Kìa ! tự nhiên xuất hiện một con sư tử , nó vồ lấy ngay ngài Chủ tịch. Trời ơi ! mình gào lên , nhưng mọi người vẫn làm việc, hình như không ai nghe thấy tiếng mình gào. Rồi những tờ lịch trên tường cứ thế tự động chạy hết một tuần, Rồi con sư tử lại xuất hiện, nó vồ ngay ngài tổng giám đốc ,mình chạy, mình la thất thanh ,mọi người vẫn cười vẫn làm việc. Những tờ lịch lại tua hết một tuần. 
Và rồi con ..sư ..tử lại xuất hiện . Nó vồ ngay chị tạp vụ già béo. Mình không kêu nữa, cổ họng nghẹn lại. Nhưng kìa tự nhiên mọi người nhao nhác , Nhân viên phòng nhân sự cầm kính lúp đi soi khắp nơi. Nhà wc và công ty trở lên bẩn kinh khủng ..mọi người gào lên chị ơi chị đâu rồi.. và rồi ào vào phòng chủ tịch, tổng giám đốc..họ nhìn thấy con sư tử, con sư tử đuổi họ, họ chạy ,mình chạy,..chạy chạy..
giật mình tỉnh dậy! trời ạ ướt mịa nó hết cả quần.. báo hại giặt,phơi ga chăn gần chết .may mà trời nắng.

Nghị Phốc

Lại rộ lên chuyện đòi đuổi nghị Phước ra khỏi quốc hội. Ông nghị này nói: “Không thể nôn nóng luật biểu tình”. Ông ta giải thích: “Khi chúng ta ra luật Biểu tình phải đặt câu hỏi là đã hỏi ý kiến các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm y tế chưa...”
Trước đây, ông nghị Phước đã phát biểu: “Dân trí nước ta thấp, chưa nên có luật biểu tình”, rồi ông gửi thư cho Saddam Hussein lập kế liên hoành diệt hệ thống tư bản. Năm ngoái, ông đăng bài chửi ông Dương Trung Quốc là “tứ đại ngu”. Công luận la ó đến mức ông ta phải đăng đàn xin lỗi. Cái danh “khùng” được gắn cho ông, và nhiều người yêu cầu đuổi ông.
Nhiều người lại thấy không nên đuổi ông Phước.

Chuyện đuổi hay không đuổi này, giống một chuyện thời đi học của mình.
Hồi đó, lớp mình có thằng Định, có tật hay đánh rắm trong lớp. Bạn bè đang chăm chú học, bỗng nhiên: “Tu..tu..tú..tút..ủm” một quả to tướng từ phía thằng Định ngồi. Không hề xấu hổ, mà hắn còn vênh mặt lên kiểu hãnh diện lắm. Hắn đánh thường xuyên, và các quả rắm của hắn, kêu như một quả pháo tép. Bực mình nhất, là không bắt tội được hắn. Bạn bè chê cười rồi chửi bới, hắn cứ nhăn răng cười: “Khu mỏi khu thở, sao nỡ mắng khu”. Thầy chủ nhiệm và thầy cô bộ môn cũng không cãi nổi cái lý sự cùn của hắn.
Chuyện đến tai thầy hiệu trưởng, thầy xuống gặp lớp. Thầy bảo:
- Không thể đuổi bạn Định, vì trong luật GD không có điều cấm đánh rắm.
Sau đó thầy khen hắn đủ thứ, lại còn khen:
- Đánh rắm to, cũng cần phải tập luyện, và nó cũng tốt cho cơ ruột. Ý thức tập luyện của bạn Định là đáng nể.
Thầy cười với cả lớp:
- Một nửa số học sinh ta thường ngủ gật trong lớp, một số thầy cô dạy rất buồn tẻ. Chính bạn Định đã làm cho không khí lớp ta sôi động hơn. Đúng không nào?
Cả lớp reo ầm lên: “đúng quá đúng quá”, còn thằng Định thì ngây ra như phỗng.
Sau đó, thầy chỉ yêu cầu Định đánh rắm thật đúng giờ, và lớp phải lên thời lịch rắm cho Định. Không hiểu sao, sau đó Định rắm ít dần rồi tịt hẳn.

P/s: Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nhưng đi khập khiễng còn hơn là nhảy lò cò một chân.
Bài trên FB của con buôn chuyện . nó là con nào thì anh chịu.

Vùng Trũng

Hôm nay đi uống bia cỏ ở Tạ Hiện với vài người bạn. Nhiều trong số đó là bạn quen, có một vài người mới gặp lần đầu.

Ngồi ngay bên cạnh mình là một gã đàn ông tóc rễ tre lưa thưa dài buộc túm, mặt lưỡi cày, mắt một mí kiểu Khựa. Gã mặc một chiếc quần đùi kẻ rách rưới, chiếc áo màu chì đã sờn và hút thuốc lá Tam Đảo. Nhìn bộ dạng nhếch nhác ấy cũng có chút cá tính nếu gã không tự giới thiệu mình là 1 nhạc công guitar, tức là một nghệ sĩ.

Gã chắc chắn không phải nghệ sĩ gì cả bởi vì gã chẳng có một tý khái niệm nào về nghệ thuật cũng như đam mê theo nghề. Cách gã đối đáp với ng khác là cách của một kẻ la liếm, đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm. Kè kè bên cạnh gã là chiếc túi nilong nhỏ đụng một tập đĩa nhạc mà hình vẽ minh họa giống nhưng những đĩa phim ma. Gã rất thích dùng tiếng Anh, khi đc hỏi tên thì phun ra đủ thứ nào là Michael, Alex... Với thứ tiếng Anh nửa mùa, gã thỉnh thoảng rống lên như một nghệ sĩ opera giữa cánh đồng nứt nẻ ở một xứ mà ng ta tôn sùng tiếng đánh rắm của tù trưởng hơn là giọng của Pavarotti.

Khi mình hỏi vài câu xã giao thì gã lập tức trả treo để bắt thóp. Nào là đường lối của Đảng, nào là pháp luật, nào là xâm phạm quyền công dân. Minh thầm nghĩ, cái thể loại quái vật gì thế này? Câu thành ngữ gã phun ra đến 2 lần là: Chuột gặm chân mèo. Đến lần thứ 2, ngứa tai quá mình mới bảo thích dùng câu đó thế thì giải thích nghe xem. Gã tắc tị, giải thích loằng ngoằng nào là con mèo nó nằm cạnh bình mỡ, con chuột nó thích ăn mỡ nên gặm nhầm chân con mèo, bla bla. Mình mới hỏi là nghĩa bóng câu đó là gì, bài học là gì. Gã lập tức lấp liếm bảo nhìn em còn trẻ thế này k đủ đẳng cấp để nói chuyện với anh, em không hiểu vì em quá dốt.

Mình chỉ đáp trả gã bằng một điệu cười nửa miệng. Gã lảng đi chỗ khác và nói chuyện với 1 đám khác. Thỉnh thoảng lại liếc về phía minh, chắc muốn được tiếp tục khai sáng và dạy dỗ cho con bé này. Lúc ra về, gã không quên mời mình mua đĩa nhạc. Đồng giá cho cả Tây và Ta là 50k.

Há há. Nhiều khi nghĩ tất cả mọi mảnh ghép cuộc sống đều có nghĩa. Ai sinh ra cũng có một chỗ đứng, một nhiệm vụ. Nhưng thật sự là có những vùng trũng khó chấp nhận nổi. Và điều nữa, người Việt Nam muốn ôm chân Tây trên chính mảnh đất của mình thì đừng bảo giờ rống lên dân tộc hay dòng máu cái mẹ gì cả. Thối từ trong lõi thối ra, chó còn đòi có mỡ đuôi. Đù má.
Bài của Phạm Phương, anh đăng lại. Nghe đâu đây phảng phất những thành phần như thế

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Một giấc Mơ

"Trong khi ngoài trời nắng như đổ lửa thì trong XN sàn nhà ướt sũng nước, tiếng nước nhỏ tí tách vào xô, tiếng mát lạnh ,chạy ù ù. Có gì tao nhã hơn khi làm việc trong môi trường như vậy. Lấy mẹ lọ nước hoa xịt nách của con bé Thống kê phụt khắp phòng, thế là có một môi trường làm việc hoàn hảo. Hoàn hảo quá khiến là mình gục mẹ xuống ngủ...
Ơ hay sao toàn bộ công ty lại chuyển hết ra Đồ sơn làm việc thế nhỉ, Mở cửa hành lang là bước ra bãi biển, quay vào thì lại là mấy cái phòng và mấy XN quen thuộc. ố hố cứ như trong chuyện đô rê mon í nhỉ. Mình bước ra bãi biển xanh trong ầm ì sóng vỗ, Chị em cơ quan thì mặc bi ki ni, anh em thì quần đùi ,hoặc quận bơi, đi làm việc.
Kìa xa xa ,trên cao là Anh sự đàng ngồi một mình một bàn, trước mặt là mấy tờ báo lá cải, một chai bia và một cái ống nhòm. Chốc chốc anh lại đưa ống nhòm lên soi xem có chị em , anh em nào ..đuối nước không. Thinh thoảng mấy nhân viên của anh..hoặc của ai đó lại chạy về báo cáo là không có ai cảm nắng trong qua trình vui chơi và làm việc.
Góc xa chỗ mấy hòn đá đẹp, Chủ tịch QT đang ngồi chụp ảnh và làm thơ. Có tiếng vỗ tay ầm ầm ,xuất hiện băng zôn: Hội thi sờ trym đoán người quen do hội doanh nghiệp TP tổ chức nhân ngày môi trường. Mình thấy ca sĩ Hoàng Thùy Linh mắt bịt vải đỏ bé tí tẹo j teo, mặc bi ki ni đang đứng tần ngần trước xíc ma giám đốc trẻ. Nấp sau mấy tảng đá là phó xíc ma và mấy giám đốc,phó trưởng phòng đang chơi bài. ai để lá bài vào giữa hai ..đầu gối lâu nhất là người í thắng. Kết quả là mấy giám đốc nữ và kiểm soát viên là thắng liên khúc toàn tập.
Bông nhiên, xuát hiện thằng DH phòng kỹ thuật, nó rủ mình chơi phỏm với mấy em gái ai thua bị búng trym và bím. Mình với nó thua nhiều tai xanh mặt. Vừa vặn ù đồng hoa,đang xoa tay sướng thì tự nhiên có tay ai đập bốp vào vai... giật mình tỉnh giấc
.Đéo mẹ con bé thống kê mới đẻ béo ú đến nó đập vào vai mình .Và bảo: .dậy hôm qua làm quá sức hay sao mà đến đấy ngủ ! tiên sư em làm mất mẹ giấc mơ đẹp của anh. Anh lại búng cho phát bây giờ. Ngáp.
Tất cả chỉ là giấc mơ !"