Việc
phân loại đô thị đi kèm với chính sách hỗ trợ tài chính khác nhau như
hiện nay đã tạo ra một cuộc chạy đua nâng cấp đô thị giữa các địa
phương... Đó phải chăng là cách thức để thúc đẩy phát triển các đô thị?
Thị
tứ muốn lên thị trấn, thị trấn muốn lên thị xã, thị xã muốn lên thành
phố, thành phố trực thuộc tỉnh muốn lên thành phố trực thuộc Trung
ương... Đó phải chăng là con đường phát triển của các đô thị Việt Nam?
Đua nhau nâng cấp đô thị
Trong
một cuộc trà dư tửu hậu, phó chủ tịch UBND của một huyện miền núi vùng
Nam Trung bộ tự hào rằng, huyện ông đang làm việc là một trong những
huyện có bảng tên đường và số nhà sớm nhất của tỉnh X. Vì vậy, lãnh đạo
huyện này đang tính đến chuyện nâng cấp khu trung tâm huyện, từ đô thị
loại 5 lên đô thị loại 4, để tương lai không xa sẽ đổi tên gọi từ thị
trấn thành thị xã.
Dễ
thấy, chỉ vài năm gần đây, có nhiều thị trấn đã thành công trong việc
nâng cấp thành thị xã như Ayun Pa (Gia Lai), Thái Hòa (Nghệ An), Buôn
Hồ (Daklak), Từ Sơn (Bắc Ninh), Bình Long, Phước Long (Bình Phước),
Hồng Ngự (Đồng Tháp), Sông Cầu (Phú Yên) Tân Châu (An Giang), Hương
Thủy (Thừa Thiên-Huế), Chí Linh (Hải Dương)... Một số thị trấn đang làm
thủ tục đề nghị Chính phủ cho trở thành thị xã như: Tứ Hạ (Thừa Thiên -
Huế), Đồng Đăng (Lạng Sơn), Phát Diệm (Ninh Bình), Ninh Hòa (Khánh
Hòa), Phan Rí Cửa (Bình Thuận), Trảng Bom (Đồng Nai)...
Do
đó, ông phó chủ tịch huyện miền núi nói trên rất tự tin trong dự tính
của lãnh đạo huyện mình. Quả thật, cơ sở hạ tầng của huyện này gần đây
cũng có sự chuyển biến, như ở khu trung tâm huyện, nhiều tuyến đường
mới mở cán nhựa láng o; chợ, bến xe, công viên, trường học... cũng được
đầu tư quy mô hơn trước.
Thế
nhưng, với một huyện miền núi, nguồn thu chủ yếu của người dân là từ
trồng trọt và chăn nuôi thì vốn đâu để đầu tư cho hạ tầng, kiến
trúc...? “Nếu chương trình phát triển đô thị được duyệt thì huyện sẽ có
tiền ngân sách từ cấp trên”, ông phó chủ tịch huyện nói.
Thực
tế, trong câu chuyện nâng cấp đô thị, có không ít lãnh đạo cấp huyện
cũng nghĩ như ông phó chủ tịch huyện này. Thậm chí mong muốn nâng cấp
đô thị còn mạnh mẽ hơn ở những lãnh đạo cấp tỉnh, thành.
Thường
vụ tỉnh ủy của một tỉnh miền Trung cho rằng, đã có sự chạy đua trong
việc nâng cấp đô thị giữa các tỉnh trong thời gian vừa qua.
Một
thị xã hình thành từ trước năm 1975 như Tây Ninh nhưng do “ngủ quên”
nên đến nay vẫn là đô thị loại 4. Không thể chậm trễ, chính quyền tỉnh
phải thuê tư vấn nước ngoài lập quy hoạch để nâng lên đô thị loại 3
trong vài năm tới.
Chỉ
vài ba năm gần đây, cả nước chứng kiến hàng loạt thị xã chuyển thành
thành phố như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Bến
Tre, Đông Hà (Quảng Trị), Kon Tum, Sơn La... Và không ít thị xã đang
làm thủ tục lên thành phố như Cam Ranh (Khánh Hòa), Sa Đéc (Đồng Tháp),
Thủ Dầu Một (Bình Dương)...
Mới
đây nhất, ngày 27-8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 32
thành lập thành phố Bạc Liêu trên cơ sở thị xã Bạc Liêu trước đây.
Nhiều thành phố đô thị loại 2 nâng lên loại 1 như Quy Nhơn, Buôn Ma
Thuột...; hay thành phố đô thị loại 3 lên loại 2 như Cà Mau...
Nâng cấp đô thị được gì?
Các loại đô thị
Đô
thị được phân thành sáu loại: loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3,
loại 4 và loại 5 (do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công
nhận).
Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
Đô
thị loại 1 và loại 2 là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận
nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị
loại 1, loại 2 là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các
xã ngoại thành.
Đô
thị loại 3 là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội
thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.Đô thị loại 4 là thị xã
thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
Đô thị loại 4, đô thị loại 5 là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
Hiện
cả nước có hai đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, TPHCM); ba đô thị loại 1
trực thuộc Trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ); sáu đô thị loại 1
trực thuộc tỉnh (Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma
Thuột); 13 đô thị loại 2 (Biên Hòa, Cà Mau, Hạ Long, Hải Dương, Long
Xuyên, Mỹ Tho, Nam Định, Phan Thiết, Pleiku, Thái Nguyên, Thanh Hóa,
Việt Trì, Vũng Tàu); 43 đô thị loại 3 (32 thành phố và 11 thị xã)...;
hơn 40 đô thị loại 4 và trên 600 đô thị loại 5.
|
Theo
quy định hiện hành, tỉnh, thành nào được công nhận là đô thị loại cao
hơn sẽ trở thành trung tâm đô thị của khu vực trong định hướng phát
triển đô thị vùng và sẽ được Trung ương “chăm sóc” nhiều hơn. “Đó là
một trong nhiều lý giải cho hiện tượng tỉnh nào cũng muốn có thành
phố”, vị thường vụ tỉnh ủy này nói.
Trong
thực tế, khi một đô thị được nâng cấp thì ngân sách để đầu tư cho hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị đó cũng sẽ được tăng lên. Cùng với
đó là những chính sách thông thoáng hơn trong phát triển đô thị.
Chẳng hạn như, khi Đà Nẵng
được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1 thì Bộ Chính trị ra Nghị
quyết 33 - đồng ý cho Đà Nẵng áp dụng cơ chế riêng trong xây dựng và
phát triển thành phố.
Theo
đó, Đà Nẵng được huy động thêm nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng bằng cách
phát hành trái phiếu đô thị theo cơ chế tự vay, tự trả thông qua ngân
sách thành phố; được vay tiền từ các tổ chức tài chính quốc tế, các địa
phương nước ngoài; được thực hiện quy chế thí điểm bán nhà ở gắn liền
với chuyển quyền sử dụng đất cho người nước ngoài...
Hay
như khi Huế trở thành đô thị loại 1, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết
định 11 - cho Huế một số cơ chế, chính sách đặc thù trong quản lý, phát
triển kinh tế - xã hội.
KTS.
Nguyễn Trường Lưu, Hội Kiến trúc sư TPHCM, người từng làm công tác phản
biện cho không ít đồ án nâng cấp đô thị, cho rằng các chính sách thông
thoáng và ngân sách đầu tư cho hạ tầng có tính quyết định trong các
quyết định nâng cấp đô thị của chính quyền nhiều địa phương.
Đồ án
nâng cấp đô thị được phê duyệt, được công nhận thì địa phương có cơ sở
và ngân sách để đầu tư cho hạ tầng, triển khai nhiều dự án. Tuy nhiên,
theo ông Lưu, có nhiều địa phương rất nóng vội trong việc nâng cấp đô
thị để được đầu tư dự án. Như đô thị Nhơn Trạch chẳng hạn. Chính quyền
Đồng Nai tham vọng đến năm 2020 sẽ biến “thành phố đồng không” này
thành đô thị loại 1 nhưng thiếu cơ sở để thu hút dân cư về đây (trên 2
triệu người)...
Một
cựu quan chức của Văn phòng Kiến trúc sư trưởng TPHCM (nay là Sở Quy
hoạch Kiến trúc) cũng có nhận định rằng, lãnh đạo nhiều địa phương
thích nâng cấp đô thị vì muốn có nhiều dự án đầu tư cho hạ tầng. Hơn nữa
làm lãnh đạo của đô thị loại 1 thì “oai” hơn lãnh đạo loại 2, loại 2
“oai” hơn loại 3... chí ít là ở mức lương và phụ cấp khác nhau.
Cẩn thận khi nâng cấp đô thị
Khi
được hỏi về chuyện nâng cấp đô thị của tỉnh nhà, một quan chức của tỉnh
Bình Dương kể lại câu chuyện có liên quan đến Bộ trưởng cố vấn
Singapore Lý Quang Diệu để lý giải tại sao một tỉnh lớn, kinh tế phát
triển mạnh như Bình Dương nhưng đến nay vẫn chưa có một thành phố nào!
Trong
chuyến thăm Bình Dương năm 2009, ông Lý Quang Diệu đã đặt câu hỏi với
lãnh đạo tỉnh rằng Bình Dương lên đô thị loại 1 để làm gì và lãnh đạo
tỉnh Bình Dương đã “bối rối”. Theo lộ trình, năm 2015-2020, Bình Dương
sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Nhưng ông Lý Quang Diệu
hỏi, người dân sẽ được hưởng lợi gì từ “danh hiệu” trực thuộc Trung
ương? Bình Dương nhận thêm bao nhiêu ngân sách từ Trung ương?
Theo
một vị lãnh đạo tỉnh Bình Dương, nếu đạt tiêu chuẩn lên đô thị trực
thuộc Trung ương, Bình Dương sẽ được sự hỗ trợ về cơ chế từ Trung ương
chứ không nhận được tiền từ ngân sách cấp trên (tỉnh thu nhiều hơn
chi). Thậm chí, theo ông này, lên thành phố trực thuộc Trung ương Bình
Dương phải nộp ngân sách nhiều hơn. “Điều này đồng nghĩa với việc người
dân Bình Dương phải đóng thuế nhiều hơn”, ông Lý Quang Diệu bình luận.
Tất
nhiên, khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương người dân Bình
Dương sẽ được hưởng những phúc lợi khác như hạ tầng tốt hơn, nhưng
những thứ mà người dân được hưởng đó là từ chính tiền thuế mà họ đóng.
Như vậy lên thành phố để làm gì? Có lẽ vì câu hỏi này mà đến nay Thủ Dầu
Một vẫn chưa lên thành phố dù đã đạt tiêu chuẩn từ lâu (đô thị loại
3).
Trong
khi đó tỉnh Bình Dương đang xây dựng một thành phố mới - thành phố mới
Bình Dương - rất bài bản và khoa học và dự kiến trong vòng năm năm tới
sẽ dời trung tâm hành chính tỉnh về đây.
Theo
ông Lưu, việc chạy đua để nâng cấp đô thị trong điều kiện trình độ quy
hoạch và quản lý đô thị còn hạn chế như hiện nay sẽ để lại những hậu
quả khó lường. Có thể vì chạy đua nên không ít bản quy hoạch còn kém
chất lượng, khi đó sẽ dẫn đến đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.
Một
quan chức của Vụ Kiến trúc quy hoạch, Bộ Xây dựng cảnh báo rằng hiện
nay, do việc chạy đua nâng cấp đô thị nên nhu cầu phát triển thường
không đi liền với năng lực quản lý của các cấp chính quyền, do đó việc
phê duyệt các đồ án quy hoạch kém chất lượng thường xuyên xảy ra...
Bà
nói: “Tuy đô thị hóa là động lực phát triển kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn
nguy cơ phát triển hỗn loạn, mất kiểm soát và dẫn đến thiệt hại về môi
trường và kinh tế trong tổng thể. Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc
độ quá lớn, thiên về mục tiêu kinh tế trước mắt sẽ dẫn đến sự mất cân
bằng về môi trường sống và các giá trị văn hóa lịch sử cổ truyền”.
Các tiêu chuẩn phân loại đô thị
Có
sáu tiêu chuẩn, gồm: (1) Chức năng đô thị; (2) Quy mô dân số; (3) Mật
độ dân số; (4) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; (5) Hệ thống công trình
hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật; (6) Kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Đối
với các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì
quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải
đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu
70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương.
Các
đô thị được xác định là đô thị đặc thù thì tiêu chuẩn về quy mô dân số
và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 60% tiêu
chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại
đô thị tương đương và bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi đô
thị.
Điểm của mỗi tiêu chuẩn: (1) tối đa là 15 điểm, (2) 10 điểm; (3) 5 điểm; (4) 5 điểm; (5) 55 điểm và (6) 10 điểm.
Tổng số điểm của sáu tiêu chuẩn phải đạt tối thiểu 70/100 điểm.
|
Làn sóng đô thị loại 1
Trào lưu phấn đấu trở thành đô thị loại 1 mới chỉ được nhìn nhận ở lợi ích ngắn hạn, còn các hệ quả của nó thì ít thấy được xem xét một cách thấu đáo, toàn diện.
Thủ tục để được công nhận là đô thị loại 1 rất chặt chẽ, phải được Hội đồng Nhân dân tỉnh phê duyệt phương án và Hội đồng thẩm định cấp quốc gia chấm điểm, nếu đạt 70/100 điểm thì Bộ Xây dựng sẽ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận đô thị loại 1.
Tuy các tiêu chí, thủ tục chặt chẽ như vậy, nhưng xem ra để trở thành đô thị loại 1 không mấy khó khăn. Hàng loạt các thành phố được công nhận đô thị loại 1 trong một thời gian ngắn.
Trừ các thành phố được công nhận từ năm 2003 như Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế (2005), từ mấy năm nay các thành phố được công nhận đô thị loại 1 ngày càng tăng nhanh: Vinh (năm 2008), Đà Lạt (2009), Nha Trang (2009), Quy Nhơn (2010), Buôn Ma Thuột (2010).
Việc trở thành đô thị loại 1 đã trở thành mục tiêu phấn đấu của rất nhiều địa phương, được ghi vào nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của Hội đồng Nhân dân tỉnh và nằm trong quy hoạch phát triển dài hạn của tỉnh.
Chẳng hạn như tỉnh Thái Nguyên, việc phấn đấu đạt đô thị loại 1 đã được thông qua trong nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh năm 2010 và chuẩn bị trình Thủ tướng phê duyệt. Thành phố Hạ Long phấn đấu đến 2012 trở thành đô thị loại 1; thành phố Thanh Hóa, Việt Trì phấn đấu đến 2015, còn Bình Dương, Pleiku cũng phấn đấu đến 2020?
Vậy tại sao làn sóng đô thị loại 1 lại nổi lên như vậy? Tỉnh nào cũng
muốn có thành phố đô thị loại 1, thậm chí còn tiếp tục phấn đấu trở
thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương? Đó là vì khi trở thành đô thị
loại 1 được lợi nhiều hơn hại.
Lợi ngay trước mắt là giá đất tăng nhờ công bố quy hoạch sẽ trở thành đô thị loại 1. Các quyết định quy hoạch này trở thành đòn bẩy cho thị trường bất động sản tại địa phương tăng trưởng nhanh chóng. Theo đó, các dự án hạ tầng, bất động sản cứ ùn ùn kéo đến, thu hút đầu tư tại địa phương, giúp các tỉnh đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh (địa phương nào mà chẳng muốn tăng trưởng cao?).
Còn về lâu dài, việc trở thành đô thị loại 1 cũng giúp cho các tỉnh có thêm các nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, với các cơ chế chính sách mới, được tự chủ nhiều hơn.
Tuy nhiên, những tác động lâu dài của việc đô thị hóa và nâng cấp đô thị thì hầu như chưa được các cơ quan quản lý nghiên cứu đầy đủ, toàn diện. Trào lưu này mới chỉ được nhìn nhận ở lợi ích ngắn hạn, còn các hệ quả của nó thì ít thấy được xem xét một cách thấu đáo, toàn diện.
Ví dụ, như vấn đề biến đổi môi trường sống khi đô thị hóa diễn ra ở hầu khắp các địa phương. Bằng cảm nhận thông thường cũng thấy được xi măng, sắt thép đang lấp dần ao hồ, bãi biển, rừng cây, đồng ruộng khiến cho môi trường bị suy giảm nghiêm trọng. Với tốc độ đô thị hóa như vậy thì sẽ đến ngày không còn chỗ cho thiên nhiên, chỉ còn người và các sản phẩm của đô thị hóa là đường và nhà cao tầng. Hệ quả là chất lượng cuộc sống của con người bị giảm sút chứ không được nâng cao như mục tiêu của các đề án đô thị hóa và nâng cấp đô thị đặt ra.
Còn ngay thời điểm hiện nay, chúng ta cũng bắt đầu nhìn thấy những tác động bất lợi từ việc thực hiện quy hoạch đô thị như: các cơ sở hạ tầng xã hội không phát triển kịp với tốc độ đô thị hóa và di dân cơ học. Thành phố nào cũng thiếu bệnh viện, trường học, thiếu nơi giải trí, thiếu cả nghĩa trang, bãi rác… Các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng phát sinh nhiều bất cập từ việc đô thị hóa, các di sản phi vật thể ở nông thôn dần biến mất vì người dân nông thôn trở thành cư dân đô thị, lối sống, văn hóa cũng thay đổi nhanh chóng.
Mặt khác, mức độ chênh lệch giàu nghèo cũng gia tăng, vì có những tầng lớp có thể phát triển thu nhập rất nhanh nhờ vào đô thị hóa, nhưng cũng có những người dân bị mất đất, mất luôn cả nghề kiếm sống do đô thị hóa. Tiền đền bù được họ nhanh chóng tiêu hết nên lại tay trắng đi làm thuê.
Xu hướng đô thị hóa là tất yếu trên con đường phát triển của mỗi quốc gia, tuy nhiên lộ trình và các biện pháp thực hiện như thế nào rất quan trọng, nếu như hôm nay chúng ta không tính trước các hệ quả và bước đi phù hợp thì ngày mai, thế hệ sau sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Bộ Xây dựng cũng được giao xây dựng Chương trình phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhưng e rằng chương trình này không đủ sức giải quyết vấn đề, mà cần nghiên cứu xây dựng một chiến lược tầm quốc gia với quan điểm phát triển đất nước theo định hướng rõ ràng và cân nhắc kỹ lưỡng lộ trình thực hiện trước khi cho phép tiếp tục đô thị hóa và nâng cấp đô thị.
Nguồn : Khaiphong.vn
Trào lưu phấn đấu trở thành đô thị loại 1 mới chỉ được nhìn nhận ở lợi ích ngắn hạn, còn các hệ quả của nó thì ít thấy được xem xét một cách thấu đáo, toàn diện.
Không dễ để trở thành đô thị loại 1
Theo quy định của Nghị định 42/2009 về phân loại đô thị, để trở thành
đô thị loại 1 thì phải trở thành thành phố trung tâm của vùng, liên
tỉnh, có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 85%, có cơ sở hạ tầng đồng
bộ, hoàn chỉnh, quy mô dân số trên 500.000 người, mật độ dân số bình
quân trên 12.000 người/ki lô mét vuông.Thủ tục để được công nhận là đô thị loại 1 rất chặt chẽ, phải được Hội đồng Nhân dân tỉnh phê duyệt phương án và Hội đồng thẩm định cấp quốc gia chấm điểm, nếu đạt 70/100 điểm thì Bộ Xây dựng sẽ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận đô thị loại 1.
Tuy các tiêu chí, thủ tục chặt chẽ như vậy, nhưng xem ra để trở thành đô thị loại 1 không mấy khó khăn. Hàng loạt các thành phố được công nhận đô thị loại 1 trong một thời gian ngắn.
Trừ các thành phố được công nhận từ năm 2003 như Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế (2005), từ mấy năm nay các thành phố được công nhận đô thị loại 1 ngày càng tăng nhanh: Vinh (năm 2008), Đà Lạt (2009), Nha Trang (2009), Quy Nhơn (2010), Buôn Ma Thuột (2010).
Việc trở thành đô thị loại 1 đã trở thành mục tiêu phấn đấu của rất nhiều địa phương, được ghi vào nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của Hội đồng Nhân dân tỉnh và nằm trong quy hoạch phát triển dài hạn của tỉnh.
Chẳng hạn như tỉnh Thái Nguyên, việc phấn đấu đạt đô thị loại 1 đã được thông qua trong nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh năm 2010 và chuẩn bị trình Thủ tướng phê duyệt. Thành phố Hạ Long phấn đấu đến 2012 trở thành đô thị loại 1; thành phố Thanh Hóa, Việt Trì phấn đấu đến 2015, còn Bình Dương, Pleiku cũng phấn đấu đến 2020?
Lợi ích ngắn hạn và tác động lâu dài
Việc
trở thành đô thị loại 1 đã trở thành mục tiêu phấn đấu của rất nhiều
địa phương, được ghi vào nghị quyết phát triển kinh tế
-xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh và nằm trong quy hoạch phát triển dài hạn của tỉnh.
|
Lợi ngay trước mắt là giá đất tăng nhờ công bố quy hoạch sẽ trở thành đô thị loại 1. Các quyết định quy hoạch này trở thành đòn bẩy cho thị trường bất động sản tại địa phương tăng trưởng nhanh chóng. Theo đó, các dự án hạ tầng, bất động sản cứ ùn ùn kéo đến, thu hút đầu tư tại địa phương, giúp các tỉnh đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh (địa phương nào mà chẳng muốn tăng trưởng cao?).
Còn về lâu dài, việc trở thành đô thị loại 1 cũng giúp cho các tỉnh có thêm các nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, với các cơ chế chính sách mới, được tự chủ nhiều hơn.
Tuy nhiên, những tác động lâu dài của việc đô thị hóa và nâng cấp đô thị thì hầu như chưa được các cơ quan quản lý nghiên cứu đầy đủ, toàn diện. Trào lưu này mới chỉ được nhìn nhận ở lợi ích ngắn hạn, còn các hệ quả của nó thì ít thấy được xem xét một cách thấu đáo, toàn diện.
Ví dụ, như vấn đề biến đổi môi trường sống khi đô thị hóa diễn ra ở hầu khắp các địa phương. Bằng cảm nhận thông thường cũng thấy được xi măng, sắt thép đang lấp dần ao hồ, bãi biển, rừng cây, đồng ruộng khiến cho môi trường bị suy giảm nghiêm trọng. Với tốc độ đô thị hóa như vậy thì sẽ đến ngày không còn chỗ cho thiên nhiên, chỉ còn người và các sản phẩm của đô thị hóa là đường và nhà cao tầng. Hệ quả là chất lượng cuộc sống của con người bị giảm sút chứ không được nâng cao như mục tiêu của các đề án đô thị hóa và nâng cấp đô thị đặt ra.
Còn ngay thời điểm hiện nay, chúng ta cũng bắt đầu nhìn thấy những tác động bất lợi từ việc thực hiện quy hoạch đô thị như: các cơ sở hạ tầng xã hội không phát triển kịp với tốc độ đô thị hóa và di dân cơ học. Thành phố nào cũng thiếu bệnh viện, trường học, thiếu nơi giải trí, thiếu cả nghĩa trang, bãi rác… Các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng phát sinh nhiều bất cập từ việc đô thị hóa, các di sản phi vật thể ở nông thôn dần biến mất vì người dân nông thôn trở thành cư dân đô thị, lối sống, văn hóa cũng thay đổi nhanh chóng.
Mặt khác, mức độ chênh lệch giàu nghèo cũng gia tăng, vì có những tầng lớp có thể phát triển thu nhập rất nhanh nhờ vào đô thị hóa, nhưng cũng có những người dân bị mất đất, mất luôn cả nghề kiếm sống do đô thị hóa. Tiền đền bù được họ nhanh chóng tiêu hết nên lại tay trắng đi làm thuê.
Xu hướng đô thị hóa là tất yếu trên con đường phát triển của mỗi quốc gia, tuy nhiên lộ trình và các biện pháp thực hiện như thế nào rất quan trọng, nếu như hôm nay chúng ta không tính trước các hệ quả và bước đi phù hợp thì ngày mai, thế hệ sau sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Bộ Xây dựng cũng được giao xây dựng Chương trình phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhưng e rằng chương trình này không đủ sức giải quyết vấn đề, mà cần nghiên cứu xây dựng một chiến lược tầm quốc gia với quan điểm phát triển đất nước theo định hướng rõ ràng và cân nhắc kỹ lưỡng lộ trình thực hiện trước khi cho phép tiếp tục đô thị hóa và nâng cấp đô thị.
Nguồn : Khaiphong.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét