PHẦN 2 -NHẬT KÝ
22-6-46
Máy bay trước khi đặt cánh xuống trường bay Bourget còn bay vòng chung quanh sân máy bay, ở cửa tròn máy bay trông xuống, đã thấy rõ ràng một cây cờ lớn nền đỏ sao vàng bay phấp phới trước gió và trên những cây cờ Pháp tam sắc.
Máy bay trước khi đặt cánh xuống trường bay Bourget còn bay vòng chung quanh sân máy bay, ở cửa tròn máy bay trông xuống, đã thấy rõ ràng một cây cờ lớn nền đỏ sao vàng bay phấp phới trước gió và trên những cây cờ Pháp tam sắc.
Ông : Đỗ Đình Thiện |
Đây là cuộc đón tiếp Hồ Chí Minh,
chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ít lâu nay báo chí Pháp thường
hay nói đến, nhất là từ ngày Hồ chủ tịch đến đất Pháp, sau ở Biarritz
(1 tỉnh bãi bể ở phía tây nam nước Pháp), trong khi chờ đợi cho chính
phủ lâm thời Pháp thành lập, để khi Ngài tới kinh đô sẽ có cuộc đón tiếp
chính thức. Ngày nay, chính phủ lâm thời Pháp đã thành lập. Hồ chủ tịch
đáp máy bay từ Biarritz (sau khi Ngài đã dùng cơm trưa ở tỉnh ấy) đi
Paris.
Đúng 4 giờ 10 phút chiều, máy bay dừng bánh trước sân ga
máy bay. Trên máy bay có cắm cờ Pháp và Việt, trên sân máy bay thấy cờ
Việt và Pháp. Chủ tịch vừa ở trên máy bay bước xuống đất, thì đã nghe
thấy cử nhạc. nhưng chưa phải Quốc ca. Các nhân viên chính phủ Pháp, đại
biểu của bộ Ngoại giao, Thượng thư Pháp quốc hải ngoại và quân thủy,
lục, không quân (thủy sư đô đốc, nguyên soái v.v...) các nhà văn hào,
các nhà chính giới, các ông nghị Pháp và Việt, các đại biểu phụ nữ Pháp
và Việt, số người đến trước máy bay đón Hồ chủ tịch thật đông. Cuộc giới
thiệu, những cái bắt tay thân thiết, những nụ cười....quốc ca Việt Pháp
chào mừng, duyệt binh danh dự. Lính gardes républicains đứng nghiêm
chỉnh, dãy dài, gươm tuốt trần sáng láng, mũ đồng đỏ ối , cờ bay phấp
phới, nhạc thổi vang lừng, cuộc đón rước xứng đáng đối với một vị quốc
trưởng, thượng khách của chính phủ Pháp, ấy là chưa nói đến lực lượng
cảnh binh trước, sau, hai bên giữ trật tự đoàn xe phành phạch đợi lệnh
khởi hành, dãy các ông thượng thư bộ lễ, quận trưởng, cảnh sát trưởng.
Bấy nhiều người, bấy nhiêu nhân vật đã sẵn sàng, một bầu không khí náo
nhiệt, tưng bừng tấp nập. Duyệt binh xong, chủ tịch tiến bước để đi dần
ra cửa ga sân bay, bước trên thảm đỏ rải dưới đường. Đi được độ năm chục
thước, thì một máy truyền thanh đã đặt ở đấy, hãm bước chủ tịch để Ngài
tuyên bố vắn tắt. Chưa thoát khỏi vòng vây ấy,thì lại đội quân chụp
cinéma, nhiếp ảnh chạy trước, vây quanh, chụp đi chụp lại. Đằng sau cờ
vẫn bay, nhạc vẫn thổi, sóng người đằng sau, hai bên vẫn nhấp nhô, lướt
tới. Xa ít nữa, cuộc dâng hoa chúc tụng, Hồ chủ tịch cám ơn, và hôn vi
phụ nữ Pháp dâng hoa. Không khí càng thêm náo nhiệt, càng tiến lên, lớp
sóng người cũng thêm đông. Bây giờ đến lớp Việt kiều, nam , nữ, nhi
đồng, đoàn thể nào có cờ, biểu ngữ, khẩu hiệu của đoàn thể ấy, Hồ chủ
tịch đi đến đâu, Việt kiều và bạn Pháp tung hô đến đấy và chỉ còn nghe
thấy những tiếng Hồ Chí Minh!, Việt Nam ! muôn năm!. Đến quãng hết thảm ,
đã có đoàn xe hơi chờ sẵn, nhưng vì kiều bào còn đứng đón đông, nên
trong đại diện của chính phủ Pháp mời kéo Chủ tịch lên xe, mả Ngài còn
đi bộ thêm quãng nữa, cho được thấy kiều bào và kiều bảo được thấy Ngài.
Lúc này trật tự đã thành mối lo cho các cảnh binh. Sau cùng chủ tịch
lên xe, có 14 xe phành phạch đi trước, sau và 2 bên làm tự vệ, trước
nhất có xe của cảnh sát trưởng Paris, cùng quận trưởng đi dẹp đường, Hai
mươi lăm xe sau đi kèm xe Chủ tịch, Một đám rước dài, rầm rộ làm náo
nhiệt cả những phố mà đoàn xe đi qua. Hai bên vệ đường đều có lính cảnh
sát đứng cách quãng giữ trật tự, hãm các xe qua lại bằng những hiệu còi
inh ỏi. Một sự náo nhiệt làm cho dân chúng các phố, ai cũng dừng bước
lại xem , chỉ chỏ, bản tán, có chỗ dơ tay , vỗ tay chào, có chỗ hoan hô
khẩu hiệu "vạn tuế”, Đoàn xe cứ đi.
Lễ đón 22-6-1946 ở sân bay Le Bourget. |
25- 6 - 46
6g 30 ở Hôtel đi nghĩa địa Thiais parisien đặt vòng hoa trên mộ cụ Khánh Ký.
6g 30 ở Hôtel đi nghĩa địa Thiais parisien đặt vòng hoa trên mộ cụ Khánh Ký.
8g 45 về khách sạn.
1g 45 cụ tiếp các đại biểu chiến binh và công binh Việt Nam (hơn một trăm người) ở các tỉnh nước Pháp đến chào và gặp Chủ tịch,
2g40 giải tán.
3g15 cụ tiếp một số anh em trong phái đoàn Việt Nam.
5g10 có cuộc hội họp với các nhà báo (84 nhà báo Pháp và ngoại quốc).
Hôm nay cụ chỉ nói chuyện từ khi cụ tới đất Pháp ở Biarritz đi thăm
miền Basques cho tới khi đến Paris, được chính phủ đón tiếp long trọng,
dân chúng Pháp cùng các báo có cảm tình. Cụ rất lấy làm cảm ơn thịnh
tình ấy chủ tịch nói thậm chí hôm nay chưa tuyên bố gì hết, vì còn đợi
chính phủ Pháp tiếp cụ chính thức đã, sau khi ấy cụ sẽ có dịp gặp gỡ các
nhà báo nữa và khi ấy sẽ tuyên bố. Một vài đặc điểm trong cuộc tiếp
kiến các nhà báo ở Paris: Sau khi Hồ chủ tịch đã cám ơn các nhà báo đến
đông đủ để cuộc hội họp này, Ngài nói:
1) Chắc hẳn có ngài đến
đây một phần vì cảm tình và cũng có một phần vì tò mò (một sự đúng tâm
lý, nhưng ít người dám nói trắng ra như thế. Câu nói ấy không khỏi làm
cho các nhà báo phải sửng sốt, nhưng không lấy làm phật ý, vì đúng sự
thật).
2) Khi nói chuyện xong, Hồ chủ tịch mời các nhà báo dự
tiệc trà, bánh ngọt bằng một câu khôi hài, làm ai cũng đều mỉm cười vui
vẻ: "Tôi nói tiếng Pháp thật dở, nhưng tôi thấy các ngài đều chăm chú
nghe tôi, bây giờ xin mời các ngài cũng lại chăm chú vào tiệc trà bánh
này cho”. Mọi người đều cười khì hể hả và dự tiệc trà, chuyện trò thật
vui vẻ.
3) Trước khi tan tiệc, Hồ chủ tịch thân hành lượm những
bông hồng trên bàn, tiến đến tặng riêng từng nữ phóng viên các báo, mỗi
bà và cô có một bông , còn sót một bông, chủ tịch đưa tặng một nam phóng
viên nhiều tuổi hơn hết, cử chỉ tặng hoa của chủ tịch đã gây nhiều câu
phê bình trên các báo ngày hôm sau.
"Những điều lý thú về người phương đông".
"Tiêu biểu cho tình thân thiện Việt Pháp".
"Những điều lý thú về người phương đông".
"Tiêu biểu cho tình thân thiện Việt Pháp".
Có báo ca tụng hơn nữa:
"Đã có vị quốc trưởng nào trong những nước chưởng giả của chúng ta có được cái cử chỉ giản dị ấy, mà tránh cho khỏi tức cười: tặng cho những nữ đồng nghiệp của chúng ta mỗi người những bông hồng thân thiết".
"Đã có vị quốc trưởng nào trong những nước chưởng giả của chúng ta có được cái cử chỉ giản dị ấy, mà tránh cho khỏi tức cười: tặng cho những nữ đồng nghiệp của chúng ta mỗi người những bông hồng thân thiết".
Tiệc trà tan hồi 6g05.
6g40 cụ tiếp 9 vị trong đảng M.R.P và 4 đại biểu Việt Nam trong phái
đoàn. 9g15 tiệc tan, nhưng ông giám đốc và tổng báo Anh và tổng thư ký
của đảng còn ngồi. lại ở sân tiếp chuyện Hồ chủ tịch cho tới 10g mới từ
giã.
Tên các vị dự tiệc người Pháp:
Francisque Gay, Maurice Schumann, Michel Gortais, Farremoin, Max André.
Tên các vị dự tiệc người Pháp:
Francisque Gay, Maurice Schumann, Michel Gortais, Farremoin, Max André.
26 - 6 - 46
Sáng hôm nay trời mưa nên không có cuộc ra ngoài bách bộ. Cụ liền đi thăm các anh em phái bộ ở Hôtel Ste Anne và Hôtel de Loire "Một cuộc du kích " nói cho đúng hơn.
Sáng hôm nay trời mưa nên không có cuộc ra ngoài bách bộ. Cụ liền đi thăm các anh em phái bộ ở Hôtel Ste Anne và Hôtel de Loire "Một cuộc du kích " nói cho đúng hơn.
10g20 cụ tiếp và nói chuyện với anh em đại biểu ái hữu các tỉnh Paris, Lyon, Bordeaux và Marseille.
13g thết cơm ô, bà P.Col.
20g 30 thết cơm các yếu nhân đảng Xã hội S.F.T.0 (10 ô và 4 đại biểu Việt Nam trong phái đoàn). Gần 12g đêm mới tan tiệc.
Tên các vị Pháp Xã hội dự tiệc:
bà Marty Cappas
ô.ô. André Philip
Marius Moutet
Charles Lussy
Dichegelles
Lancille
Roux
Stibbe
Désoutbrin và ô. Rosenf chof.
Tên các vị Pháp Xã hội dự tiệc:
bà Marty Cappas
ô.ô. André Philip
Marius Moutet
Charles Lussy
Dichegelles
Lancille
Roux
Stibbe
Désoutbrin và ô. Rosenf chof.
1 - 7 – 46
Sáng hôm nay cụ hơi ngào ngạt, khó ở nên cụ chỉ đi dạo ở sân khách sạn, chứ không ra ngoài đường.
Sáng hôm nay cụ hơi ngào ngạt, khó ở nên cụ chỉ đi dạo ở sân khách sạn, chứ không ra ngoài đường.
13g thết cơm các nhà trí thức Pháp có:
Bà Elsa Triolet, ô.Gean Richard Blosch, Aragon, Léon Moussinoe, Pierre Leghers, Pierre Trumanuel, Alin Borne, Longs Hanor.
Bà Elsa Triolet, ô.Gean Richard Blosch, Aragon, Léon Moussinoe, Pierre Leghers, Pierre Trumanuel, Alin Borne, Longs Hanor.
2 - 7 - 46
Bắt đầu hôm nay cho đến hết 4/7 (3 ngày cử lễ chính thức), tổng thống và chính phủ Pháp tiếp rước một vị quốc trưởng nước ngoài.
Bắt đầu hôm nay cho đến hết 4/7 (3 ngày cử lễ chính thức), tổng thống và chính phủ Pháp tiếp rước một vị quốc trưởng nước ngoài.
10g 50
ông thượng thư Pháp quốc hải ngoại, M.Moutet đến đón Hồ chủ tịch đi
thăm Bidault tổng thống. Lễ nghi cử hành từ khách sạn Royal Monceau cho
đến dinh tổng thống Pháp rất long trọng. Từ trong khách sạn ra đến xe
hơi ngoài đường, có lính garde réppublicain bồng gươm trần đứng hai bền
làm hàng rào chào. Khởi hành, xe hơi chủ tịch, hòm kính, buông mui đi
giữa, kèm 2 bên và trước sau 14 xe phành phạch tự vệ. Đi dẹp đường đầu
tiên có xe cảnh sát trưởng kinh đô Paris. Tiếp đến xe cảnh sát quận
trưởng quận Seine. Sau xe chủ tịch có 4 xe tùy tùng nối đuôi. Hai bên
dọc đường đều có lính cảnh sát đứng giữ trật tự và không cho xe cộ khác
qua lại. Hai bên hè đường có nhiều quãng dân chúng đứng xem rất đông,
nhiều người khi đoàn xe chủ tịch đi qua, dơ tay hoặc vẫy tay chào. Phần
nhiều tò mò, chỉ trỏ, phê bình, một cảnh tượng lạ cho dân chúng xem.
Khi đến, được tổng thống Pháp (14 st, Dominique) lễ nghi lại càng trọng thể hơn nữa, cũng lính garde républicain tuốt gươm trần đứng đón chào 2 bên. Khi Hồ chủ tịch vào khỏi cửa dinh, phường nhạc trong sân nổi quốc ca Việt và Pháp chào. Hồ chủ tịch đứng lại chào quốc ca và duyệt binh xong, tiến lên lầu, có vị thương thư Moutet đi kèm hướng dẫn vào phòng khách gặp tổng thống Pháp. Đến đầu cầu thang đã có tổng thống Pháp ra đón. Hai vị quốc trưởng chào mừng, chúc tụng lẫn nhau, rồi vào phòng khách nói chuyện, mọi người đi theo đều đứng đợi ở phòng ngoài. Nói chuyện độ 10 phút thì 2 vị quốc trưởng từ biệt ở đầu cầu thang để ra về, vấn lễ nghi như lúc đi cho tới khách sạn.
Khi đến, được tổng thống Pháp (14 st, Dominique) lễ nghi lại càng trọng thể hơn nữa, cũng lính garde républicain tuốt gươm trần đứng đón chào 2 bên. Khi Hồ chủ tịch vào khỏi cửa dinh, phường nhạc trong sân nổi quốc ca Việt và Pháp chào. Hồ chủ tịch đứng lại chào quốc ca và duyệt binh xong, tiến lên lầu, có vị thương thư Moutet đi kèm hướng dẫn vào phòng khách gặp tổng thống Pháp. Đến đầu cầu thang đã có tổng thống Pháp ra đón. Hai vị quốc trưởng chào mừng, chúc tụng lẫn nhau, rồi vào phòng khách nói chuyện, mọi người đi theo đều đứng đợi ở phòng ngoài. Nói chuyện độ 10 phút thì 2 vị quốc trưởng từ biệt ở đầu cầu thang để ra về, vấn lễ nghi như lúc đi cho tới khách sạn.
Lễ kéo cờ tại sân bay Le Bourget 22-6-1946 - Được thủ tướng Geaorges Bidault tiếp 2-7-1946 |
13g 30 ô. Sainteny đến
đón Hồ chủ tịch ở khách sạn để đi dự tiệc tổng thống Pháp thết. Lễ nghi
lúc đi, về và ở dọc đường đều như lúc buổi sáng và cho hết 2 ngày sau
(ngày 3 và 4/7) cũng vậy. Trước khi vào tiệc, 2 vị. quốc trưởng có gặp
riêng ít phút. Trong khi ấy các quan khách đến dự tiệc đều tựu lại ở
phòng khách lớn chờ 2 vị tổng thống. Mỗi khi một vị quan khách đến, đều
có huissier hô lớn tên vị khách ấy cho cử tọa đều nghe thấy. 10 phút
sau, 2 vị quốc trưởng tiến vào phòng và bắt đầu cuộc giới thiệu Hồ chủ
tịch với các khách quan: phần đông là các vị thượng thư, các nghị viện
cùng nhân viên chính phủ Pháp. Có một số đại biểu Việt Nam và tùy tùng
của Hồ Chủ tịch có mặt tại đây dự tiệc. Một tin huissier ra báo: Thưa
tổng thống, tiệc đã sẵn sàng. Thế là tổng thống Pháp dẫn Hồ chủ tịch vào
bàn tiệc, rồi lục tục các quan khách, ai vào ngôi chỗ của mình đã định
trước theo kế hoạch bày bàn đã phô diễn cho ai đều thấy. Trong bữa tiệc
này, họp mặt khắp cả: tân cựu tổng thống Bidault, Gouin) và đủ mặt các
vị thượng thư. Vào tiệc, Hồ chủ tịch ngồi giữa, nguyên tổng thống
Bidault bên trái và cựu tổng thống Gouin bên phải. Người hầu đưa đồ ăn
đều bận lễ phục áo đuôi tôm). Rất nhiều người, hầu sát sạt, yên lặng và
trật tự. Cảnh một chốn nghiêm trang, quyền quý. Trước khi uống
champagne, tổng thống Bidault đứng lên đọc chúc từ. Mọi người đều mang
lẳng lặng lắng tai nghe. Đại khái ngài nói (sau khi chào mừng vị chủ
tịch Việt Nam) chúc cho sự họp tác của 2 dân tộc được tốt đẹp và bền
chặt, dù có gặp những nỗi khó khăn đi mấy, thời cũng gắng vượt qua, Tổng
thống nâng cốc mời cử tọa và Hồ chủ tịch đọc đáp lại bài diễn văn tổng
thống Pháp: Ngài cảm ơn chính phủ và tổng thống nước Pháp đã đón tiếp
Ngài một cách niềm nở và có cảm tình. Ngài ước mong cho 2 dân tộc sẽ
cùng nhau cộng tác một cách thân ái, công bằng và bình đẳng. Tiệc tan,
cả cử tọa ra phòng khách dùng cà phê và rượu, nói chuyện vui vẻ, Tổng
thống Pháp tiễn Hồ chủ tịch ra về, đến cửa, 2 vị quốc trưởng dừng lại
chụp ảnh kỷ niệm. Lễ nghi cũng như lúc đi, lính hai hàng đứng bồng gươm
chào. Đi trước xe hơi Chủ tịch là xe cảnh sát trưởng kinh đô Paris và xe
quận trưởng quận Seine dẫn đầu, xe phành phạch kèm tự vệ trước, sau và 2
bên, 4 xe tùy tùng theo sau như một đám rước lớn giễu ở kinh đô Paris.
Công chúng phát tò mò lúc đi cũng như lúc về đều dừng xem khá đông ở 2
bên hè phố và các đầu đường,
Trong 3 ngày 2/7, 3/7 và 4/7 đại để, sự đón tiếp đều tương tự như thế cả, có khác chỉ ở nơi mới và người mới thôi. Về đến khách sạn cũng lại lính răm rắp gươm sáng loáng dơ chào. Trong 3 ngày đi thăm và dự tiệc ấy, buổi nào cũng có đại diện của chính phủ. Pháp đi đón về đưa Hồ Chủ tịch như vậy. Ba rưỡi chiều về đến khách sạn Royal Monceau . Ba giờ 50 phút, tổng thống Bidault thân hành đến đáp lễ Hồ chủ tịch ở khách sạn Royal Monceau. Hai vị quốc trưởng ngồi thù tiếp trong 15 phút thì tổng thống Pháp cáo từ ra về, một số nhân viên chính phủ Pháp ở lại dự tiệc trà Hồ chủ tịch thết với các đại biểu Việt Nam. Buổi chiều Hồ chủ tịch dùng cơm khách sạn, không có cuộc tiếp rước.
3 - 7 - 46
9h 55 sáng, nguyên soái Revers thay mặt chính phủ Pháp đến đón Hồ chủ tịch đi đặt vòng hoa trước mộ chiến sĩ vô danh, dưới khải hoàn môn, Ngài đặt vòng hoa, phường nhạc túc trực ở đây cử quốc ca Việt và Pháp và bài hồn tử sỹ. Nguyên soái Legentilhomme có dự cuộc lễ ở khải hoàn môn và một cuốn sổ vàng đệ trình để Chủ tịch cùng tùy tùng và đại biểu Pháp ghi tên kỷ niệm. Cả đoàn lại lên xe hơi đi nghĩa địa Gard sur Marne, viếng mộ chiến binh Việt Nam, 11g đến nơi, đã có vị thượng thư Pháp quốc hải ngoại M. Moutet túc trực Chủ tịch. Suốt dọc đường đều có cảnh binh đứng hai bên vỉa hè giữ trật tự và cấm xe. Hồ chủ tịch làm lễ đặt 1 vòng hoa trước đài chiến sỹ người Việt trước mặt một số đông kiều bào (cả nam nữ) và Pháp có đến trước đón Ngài để dự lễ, trước cảnh cảm động, Chủ tịch không khỏi nghẹn ngào, nói vắn tắt ít lời với kiều bào đến dự lễ vì, sự chết của đồng bào cho nước Pháp. Ngài nói: "Người chết đã vậy, còn các kiều bào đang sống ở nước Pháp nên sử sự làm sao cho người Pháp hiểu biết và quý mến mình. Trước khi ra về, chủ tịch không quên cảm ơn ông xã trưởng ở đây có đến dự lễ về sự trông nom mồ mả của lính Việt Nam chôn ở đấy. Lên xe nguyên soái Revers tiễn Chủ tịch về khách sạn.
9h 55 sáng, nguyên soái Revers thay mặt chính phủ Pháp đến đón Hồ chủ tịch đi đặt vòng hoa trước mộ chiến sĩ vô danh, dưới khải hoàn môn, Ngài đặt vòng hoa, phường nhạc túc trực ở đây cử quốc ca Việt và Pháp và bài hồn tử sỹ. Nguyên soái Legentilhomme có dự cuộc lễ ở khải hoàn môn và một cuốn sổ vàng đệ trình để Chủ tịch cùng tùy tùng và đại biểu Pháp ghi tên kỷ niệm. Cả đoàn lại lên xe hơi đi nghĩa địa Gard sur Marne, viếng mộ chiến binh Việt Nam, 11g đến nơi, đã có vị thượng thư Pháp quốc hải ngoại M. Moutet túc trực Chủ tịch. Suốt dọc đường đều có cảnh binh đứng hai bên vỉa hè giữ trật tự và cấm xe. Hồ chủ tịch làm lễ đặt 1 vòng hoa trước đài chiến sỹ người Việt trước mặt một số đông kiều bào (cả nam nữ) và Pháp có đến trước đón Ngài để dự lễ, trước cảnh cảm động, Chủ tịch không khỏi nghẹn ngào, nói vắn tắt ít lời với kiều bào đến dự lễ vì, sự chết của đồng bào cho nước Pháp. Ngài nói: "Người chết đã vậy, còn các kiều bào đang sống ở nước Pháp nên sử sự làm sao cho người Pháp hiểu biết và quý mến mình. Trước khi ra về, chủ tịch không quên cảm ơn ông xã trưởng ở đây có đến dự lễ về sự trông nom mồ mả của lính Việt Nam chôn ở đấy. Lên xe nguyên soái Revers tiễn Chủ tịch về khách sạn.
13g 15, ô. Sainteny đến
đón Chủ tịch đi dự tiệc vị thượng thư pháp quốc hải ngoại thết ở khách
sạn Grilfon (10 place de la Concorde). Tiệc cũng tưng bừng trịnh trọng
như bữa 2/7. Sau cuộc gặp mặt Hồ chủ tịch cùng thượng thư Moutet, cũng
có cuộc giới thiệu với các quý khách. Vào tiệc, Chủ tịch ngồi bên phải
Moutet và bên phải chủ tịch là thượng thư Varenne (cựu toàn quyền Đông
Dương khi xưa). Tiệc tan, không diễn văn, chỉ nâng cốc mời sâm banh chúc
mừng, Chủ tịch ra xe để đi thăm thành Versailles, một nơi thắng cảnh và
đầy lịch sử gần kinh đô nước Pháp. Có ông Sainteny đi cùng Hồ chủ tịch.
Đến lâu đài Versailles có vị thượng thư quốc gia giáo dục, ông Narzeler
túc trực và hướng dẫn. Đi lướt qua một lượt, xem lâu đài, dinh thư, các
đồ đạc của các nhà vua trang hoàng trong lâu đài, các bức họa, vườn
tược và nhất là các cây phun nước cột mát ngày ấy để Chủ tịch thưởng
thức. Một tiệc rượu bánh đặt sẵn giữa công viên trong khuôn khổ anh em
cùng say giòng nước, một cảnh mơ mộng. Một sự đặc biệt: đoàn Chủ tịch
cùng các đại biểu Việt Pháp chạy quanh các công viên Versailles để xem,
ngày thường không xe nào được đi trong ấy, 5g 30 ra về, 6g đến khách
sạn, ô. Sainteny cáo từ Chủ tịch. Lúc đi cũng như lượt về hai bên đường
phố suốt từ Paris đi Versailles, đều có lính cảnh sát đứng giữ trật tự
và hãm xe không được qua lại trong khi đoàn cụ Chủ tịch đi qua. Một cách
tổ chức rất chuẩn bị và công phu.
Chiều nay, Chủ tịch ăn cơm nhà cho tới 8g 15 tối thượng thư Moutet đến đón Ngài đi nhà hát Opéra.
8g 30 tới nhà hát (cửa ngoài trang hoàng lộng lẫy, đèn sáng trưng, biển cờ Việt Pháp xen lẫn nhau rực rỡ màu đỏ sao vàng và tam sắc), đặc nét biểu hiện Việt Pháp thân thiện để đón một vị quốc trưởng, cũng lại 2 hàng lính garde républicain giàn ra 2 hàng rào đứng từ vỉa hè vào đến trong rạp hát, lên các bậc thang cho tới gác mới hết lính. Gươm sáng loáng, mũ đồng chói lọi. Những ngày chính phủ Pháp tiếp rước chính thức Hồ chủ tịch thì quang cảnh ấy cứ diễn đi diễn lại như thế. Suốt buổi dạ hội là những điệu nhảy múa, ăn theo với nhịp đàn, không một tiếng hát, Điệu nhảy múa rất mềm mại, khéo léo, nhịp nhàng, Chủ tịch dự cho đến hết buổi mới ra về. Các đào kép biết có chủ tịch dự buổi dạ hội trong buồng riêng chính phủ nên trước mỗi lần hạ màn đều có nghiêng đầu về phía Chủ tịch để chào. Bà tổng thống Bidault cùng ngồi một buồng tiếp Chủ tịch. Khi ra vẫn lính bồng gươm giữ trật tự và khi đoàn Chủ tịch ra đến xe rồi thì khán giả mới được ra về. Công chúng Pháp đã biết trọng trật tự.
8g 30 tới nhà hát (cửa ngoài trang hoàng lộng lẫy, đèn sáng trưng, biển cờ Việt Pháp xen lẫn nhau rực rỡ màu đỏ sao vàng và tam sắc), đặc nét biểu hiện Việt Pháp thân thiện để đón một vị quốc trưởng, cũng lại 2 hàng lính garde républicain giàn ra 2 hàng rào đứng từ vỉa hè vào đến trong rạp hát, lên các bậc thang cho tới gác mới hết lính. Gươm sáng loáng, mũ đồng chói lọi. Những ngày chính phủ Pháp tiếp rước chính thức Hồ chủ tịch thì quang cảnh ấy cứ diễn đi diễn lại như thế. Suốt buổi dạ hội là những điệu nhảy múa, ăn theo với nhịp đàn, không một tiếng hát, Điệu nhảy múa rất mềm mại, khéo léo, nhịp nhàng, Chủ tịch dự cho đến hết buổi mới ra về. Các đào kép biết có chủ tịch dự buổi dạ hội trong buồng riêng chính phủ nên trước mỗi lần hạ màn đều có nghiêng đầu về phía Chủ tịch để chào. Bà tổng thống Bidault cùng ngồi một buồng tiếp Chủ tịch. Khi ra vẫn lính bồng gươm giữ trật tự và khi đoàn Chủ tịch ra đến xe rồi thì khán giả mới được ra về. Công chúng Pháp đã biết trọng trật tự.
4-7-46
9g 55 sáng ô. Sainteny đến khách sạn đón Chủ tịch để đi Crypte du mont Valérien (ở gần Paris và là nơi mà quân đội Đức đã xử tử bắn chết 15 công dân Pháp. 10g đoàn xe đến nơi, đã có các sỹ quan đón Chủ tịch xuống xe. Phường nhạc nổi quốc ca Việt và Pháp chào đón Hồ chủ tịch. Sau đó, Chủ tịch đặt một vòng hoa vào chỗ mà công dân Pháp đã bị quân đội Đức hành hình. Đoạn Ngài duyệt một đội chiến binh danh dự túc trực sẵn ở đấy. Đi thăm các cơ sở trong Mont Valérien một lượt, Chủ tịch từ giã các binh sỹ, lên xe đến thẳng Hôtel de Invalidé (113). Tới bảo tàng, có nguyên soái Roth (làm giám đốc) ra đón, Ngài đã già lắm và cụt một cánh tay trái, Hồ chủ tịch bắt tay, đồng thời ôm nguyên soái và hôn. Nguyên soái giới thiệu với Chủ tịch 2 hàng nguời tàn tật cựu chiến binh, đứng trước cửa làm hàng rào danh dự để đón Chủ tịch. Hỏi ý kiến lão nguyên soái, rồi Chủ tịch bắt tay từng người một, một giây phút thân mến, cảm động. Nguyên soái Roth hướng dẫn chủ tịch đi khắp bảo tàng, đến đâu cắt nghĩa đến đấy, xem hơn tiếng đồng hồ, Chủ tịch mới cáo từ ra về.
9g 55 sáng ô. Sainteny đến khách sạn đón Chủ tịch để đi Crypte du mont Valérien (ở gần Paris và là nơi mà quân đội Đức đã xử tử bắn chết 15 công dân Pháp. 10g đoàn xe đến nơi, đã có các sỹ quan đón Chủ tịch xuống xe. Phường nhạc nổi quốc ca Việt và Pháp chào đón Hồ chủ tịch. Sau đó, Chủ tịch đặt một vòng hoa vào chỗ mà công dân Pháp đã bị quân đội Đức hành hình. Đoạn Ngài duyệt một đội chiến binh danh dự túc trực sẵn ở đấy. Đi thăm các cơ sở trong Mont Valérien một lượt, Chủ tịch từ giã các binh sỹ, lên xe đến thẳng Hôtel de Invalidé (113). Tới bảo tàng, có nguyên soái Roth (làm giám đốc) ra đón, Ngài đã già lắm và cụt một cánh tay trái, Hồ chủ tịch bắt tay, đồng thời ôm nguyên soái và hôn. Nguyên soái giới thiệu với Chủ tịch 2 hàng nguời tàn tật cựu chiến binh, đứng trước cửa làm hàng rào danh dự để đón Chủ tịch. Hỏi ý kiến lão nguyên soái, rồi Chủ tịch bắt tay từng người một, một giây phút thân mến, cảm động. Nguyên soái Roth hướng dẫn chủ tịch đi khắp bảo tàng, đến đâu cắt nghĩa đến đấy, xem hơn tiếng đồng hồ, Chủ tịch mới cáo từ ra về.
12g 30 về đến khách sạn, có ô. Sainteny tiễn.
13g 15 ô. Sainteny đến đón Chủ tịch đi dự tiệc do Thủy sư đô đốc
d'Argenlieu thết ở khách sạn. Rồi cũng một lễ nghi từ trong khách sạn ra
đến ngoài đường và đến chỗ tiệc như 2 ngày trước. Lần này Chủ tịch ngồi
bên phải chủ nhân d'Argenlieur. Tiệc cũng vẫn rất sang, người hầu trật
tự chu đáo, lại ở trong phòng khách sạn sang vào bậc ở Paris nên sự lịch
sự miễn phải phê bình. Sau tiệc này có hội họp nhiều vị quan khách
trước kia đã có sang ở Đông Dương như ông thượng thư Varenne, ô. Sarraut
(đều là cựu toàn quyền Đông Dương). Tiệc cũng không diễn văn, chỉ một
câu chúc tụng khi nâng cốc rượu. Xong tiệc cơm, cũng lại ra phòng khách
uống cà phê và rượu. Trong bữa tiệc hôm nay, từ nhân vật đến câu chuyện
có nhiều liên lạc về thuộc địa hơn 2 bữa tiệc trước.
5g chiều, ô.
Sainteny đến đón Chủ tịch đi dự cuộc tiếp rước của thị chính Paris, lễ
nghi vẫn giữ theo lề lối các buổi tiếp rước trước. Từ ở khách sạn bước
chân ra cho khi tới tòa thị chính, vẫn đoàn xe hơi đi giữa, 2 bên xe
phành phạch đi kèm xe Chủ tịch ngồi, trên xe có cắm cờ Việt Nam như mấy
hôm trước. Xe đỗ trước tòa thị chính, đi giữa 2 hàng rào lính garde
républicain, các ô. Moutet, Varenne Vergnol (xã trưởng Paris) đón rước
Chủ tịch. Bắt đầu vào của thị chính, rồi lên thang để lên lầu, chỗ nào
cũng có rải thảm nhung đỏ ối, dưới ánh đèn rực rỡ, gươm tuốt sáng lòe,
mũ đồng vàng lóe, 2 hàng lính bồng gươm đứng nghiêm chỉnh, không động
dây, giàn ra một rải, vừa lộng lẫy , vừa oai nghiêm. Tòa thị chính đón
tiếp một vị thượng khách, vào đến phòng hội đồng, đã thấy công chúng
đứng chật 2 bên Hồ chủ tịch cùng đoàn tùy tùng Việt Pháp tiến tới khán
đài, dân chúng Pháp và Việt đứng 2 bên vỗ tay hoan hô lốp bốp. Khi quan
khách đã an tọa đâu đấy, vị chủ tịch tòa thị chính Paris, đứng lên đọc
diễn văn trước máy truyền thanh, thay mặt nhân dân thành phố Paris để
lại chúc tụng vị Chủ tịch nước Việt Nam, kể công trạng của hai dân tộc
Pháp Việt đã hai phen chung đúc máu đào để trống nạn ngoại xâm của giặc,
để dành giật tự do dân chủ. Ngày nay ở lại mong cho 2 dân tộc tiếp tục
cuộc cộng tác chặt chẽ, tuy rằng tình bằng hữu giữa 2 dân tộc đã có một
lúc bị mờ ám. Đến lượt Hồ chủ tịch đáp lại trước máy truyền thanh đại
khái:
Ngài cảm ơn dân chúng Paris mà ông xã trưởng đây thay mặt,
đã có cảm tình đối với Ngài mà đón tiếp Ngài một cách trịnh trọng và
thân mật, Bao giờ Ngài cũng mến yêu kinh thành nước Pháp, một nơi thâu
góp những tinh túy, tri thức và văn hóa ngày nay đang hấp dẫn nước dân
chủ cộng hòa việt Nam - Ngài thường thán phục dân chúng Paris bao giờ
cũng phấn đấu cho những tư tưởng vô lượng bao dung và cấp tiến, Dân tộc
Việt Nam cũng đang gắng sức làm việc để bênh vực và tranh đấu lấy ý
tưởng mà dân chúng Paris mến chuộng, v.v… Ngài cảm ơn một lần nữa cái
thịnh tình của dân chúng Paris và gửi hôn tất cả Nhi đồng của kinh đô
nước Pháp. Sau diễn văn, cử tọa ra phòng khánh tiết dự tiệc trà bánh
(hơn 100 người), còn số người đến dự lễ tiếp rước Hồ chủ tịch, ước lượng
trên 1000 người. Trước lúc ra về, chủ tịch có ký sổ vàng. ô. Sainteny
tiễn chủ tịch về phòng khách sạn. Cuộc tiếp rước hôm nay có tính cách
vừa thân mật, vừa long trọng. Công chúng ra về, ai cũng có vẻ rất hoan
hỷ. Ông chánh chủ tịch thị chính Vergnolle, một người niềm nở và lịch
thiệp.
Chiều nay theo chương trình hành lễ 3 ngày, đến 8g 30 Hồ
chủ tịch mời và thết tiệc tổng thống Pháp cùng nhân viên trong chính phủ
Pháp. Tiệc thết tại khách sạn Royal Moncean, nơi chủ tịch ở. Đáng lẽ 8g
30 chiều bắt đầu vào tiệc, nhưng vị tổng thống Pháp còn dở bận cuộc hội
nghị tứ cường, nên thông tin cho biết Ngài sẽ đến chậm vì lẽ đó, Trong
khi chờ đón vị tổng thống, Hồ chủ tịch tiếp chuyện trong
5 - 7 - 46
9g30 có Ferhat Abbas (nghị viện Algérien) đến thăm cụ với 3 người nghị viện đồng bào của ông.
9g30 có Ferhat Abbas (nghị viện Algérien) đến thăm cụ với 3 người nghị viện đồng bào của ông.
10g 30 ô. Dervey (có con chết bên nhà) và người Mỹ, đến thăm cụ có cả bà vợ.
12g 15 cụ đi sơi cơm ở nhà ông Rosenfeld gặp Lussy và L.Blum.
17g gặp ô. Barbé (viết báo) ở khách sạn.
20g gặp nhân viên C.G.T.
6 - 7 - 46
Sáng hôm nay không ra ngoài. Cụ họp anh em để thảo chương trình làm việc (tiếp trước, thết đãi và thăm chơi) trong một tuần lể .
Sáng hôm nay không ra ngoài. Cụ họp anh em để thảo chương trình làm việc (tiếp trước, thết đãi và thăm chơi) trong một tuần lể .
13g
thết cơm các giáo sỹ Gía tô (6 người, trong đó có 3 vị ở công giáo liên
đoàn, A - Hồ (khảo cổ) ở Bruxelles mới về và 2 vợ chồng A Hà. 7g 30 ăn
cơm chiều xong, cụ và 3 anh em trong tùy tùng đi xem chớp bóng (l'Homme
au chapeau rond).
7 - 7 - 46
7g sáng cụ đi ra ngoài với a. Xuân.
7g sáng cụ đi ra ngoài với a. Xuân.
13g cụ thết cơm ở khách sạn ô. nguyên soái Salan, em giai và con trai
ông. Khi nói chuyện đến nạn đói, nạn dốt và các cách bài trừ (lòng hăng
hái và hy sinh của nhân dân như tình nguyện dạy học không lương, nam nữ
thanh niên bài trừ những thói ăn, chơi sa hoa (rượu, thuốc phiện, chơi
bời phù phiếm) em ô. Salan, bác sỹ hồ nghi là sự hăng hái e rằng chỉ có
trong một thời kỳ, rồi cái gì sau cũng lạt dần và sợ không giữ được lòng
hăng hái mãi. Một ý kiến ngẫm về sau.
20g ăn cơm ở nhà, song 9g đi dự dạ hội Versailles với vợ chồng ô. Sainteny, có cả 3 chị phụ nữ và 1 em nhỏ.
Chương trình hội đốt cây bông, pháo thăng thiên, các cây nước cùng các
cách nhảy múa có chiếu ánh sáng đủ các màu, biến hóa như cảnh thần tiên,
rất đẹp mắt.
2g 30 về đến khách sạn.
8 - 7 - 46
6g 40 Cụ đã ra phố thăm vườn Luxembourg, nhưng chưa mở cửa nên Cụ lại đi thăm anh em phái bộ ở Ste. Anne.
13g thết cơm ô. Léo Boldès, ô. bà Maranne, ô. Coste và 2 vợ chồng A. Hà.
21g thết cơm phái đoàn Pháp, nhưng vì báo tin chậm quá nên chỉ có 4 người đến được và đại biểu phái đoàn Việt Nam.
4g chiều cụ đến chơi uống trà nhà ô. Missoffe.
9 - 7 - 46
6g 40 đi thăm chợ và 7g 40 về khách sạn, lúc đi, đi ô tô, về. Cụ cho xe về trước và đi métro, hôm nay đi thử một lần cho biết và nhớ lại kỷ niệm mấy chục năm trước, Lên toa nhất, song lại lên toa nhì đông người hơn. Sáng Cụ tiếp ô. Trive và Sarouvan.
6g 40 đi thăm chợ và 7g 40 về khách sạn, lúc đi, đi ô tô, về. Cụ cho xe về trước và đi métro, hôm nay đi thử một lần cho biết và nhớ lại kỷ niệm mấy chục năm trước, Lên toa nhất, song lại lên toa nhì đông người hơn. Sáng Cụ tiếp ô. Trive và Sarouvan.
Trưa ăn cơm ở khách sạn.
3g tiếp Général Lebry.
Chiều ô, Sainteny mời ăn cơm.
10 - 7 - 46
Buổi sáng 8g 30 Cụ tiếp ô. Colonel Bernard
Buổi sáng 8g 30 Cụ tiếp ô. Colonel Bernard
9g 30 tiếp ô. Roth (nhà báo Mỹ).
3g tiếp ô. Baptist (bạn cũ).
Thết cơm tối (8g 30) 12 người tư bản.
11 - 7 - 46
8g tiếp nhà báo Le Monde.
8g tiếp nhà báo Le Monde.
13g mời ô. Gl.Juin ăn cơm
• 6g đi dự cuộc đón tiếp hội France - Việt Nam mời Cụ ở viện bảo tàng
"Người" l’Homme. Đến nơi, từ cửa vào đến phòng khánh tiết viện đã đông
đặc những người: Pháp và Việt. Từ các bậc lão thành cho đến các bà . và
nhi đồng Pháp Việt đã có mặt tại đây để đón tiếp Hồ chủ tịch.
Sau
khi quan khách an toa và đứng vòng quanh chật cả phòng khánh tiết, cụ
Hội trưởng Justin Godard đứng dậy đọc diễn văn đại khái:
"Lúc này, một nước dân chủ mới ra đời trong liên bang Pháp quốc. Những người Pháp hội họp tại đây đón chào Ngài, Hồ Chí Minh, Người bao giờ cũng tin tưởng ở nước chúng tôi và là người dẫn dắt, chắc chắn xứ sở của Ngài đến một tương lai rực rỡ và tự do".
"Lúc này, một nước dân chủ mới ra đời trong liên bang Pháp quốc. Những người Pháp hội họp tại đây đón chào Ngài, Hồ Chí Minh, Người bao giờ cũng tin tưởng ở nước chúng tôi và là người dẫn dắt, chắc chắn xứ sở của Ngài đến một tương lai rực rỡ và tự do".
Kế đến bà bác học Joliot Curie nói
ứng khẩu mấy câu: Mỗi khi có được các nước mới thành lập, dân tộc chúng
tôi rất lấy làm sung sướng, còn như trục lợi một xứ như Đông Dương mà
không biết kiêng nể người dân của xứ ấy thì không thể nào tha thứ được.
Quyền lợi riêng phải xóa bỏ đi để nhường chỗ cho hạnh phúc của hai dân
tộc, cử tọa đều hoan nghênh mấy lời nói đanh thép và nhân đạo, vỗ tay
đôm đốp.
Đến lượt cụ Chủ tịch đứng lên cảm ơn đáp lại:
“Sự vui sướng của tôi hôm nay, không gì sánh kịp từ ngày nào tình thân ái của hai dân tộc chúng ta thắt chặt lại... Cái nguyện vọng thiết tha nhất của nước Việt Nam là theo chân nối gót nước Pháp năm 1789, nước Pháp kháng chiến và nước Pháp giải phóng”.
Khi Chủ tịch dứt lời, cử tọa đều vỗ tay ran phòng. Các em nhi đồng Việt Pháp hát các bài hát Việt và quốc ca Việt Pháp
Một cử tọa có đủ các nhà đại văn hào như cụ Francis Jourdain, khoa học như bà Joliot Curie, chính giới, mỹ thuật Mme. Vaillant Couturier, Bram, M. Thorys v.v...
Vì hãng phim Nga, giải thích bằng tiếng Việt
“Sự vui sướng của tôi hôm nay, không gì sánh kịp từ ngày nào tình thân ái của hai dân tộc chúng ta thắt chặt lại... Cái nguyện vọng thiết tha nhất của nước Việt Nam là theo chân nối gót nước Pháp năm 1789, nước Pháp kháng chiến và nước Pháp giải phóng”.
Khi Chủ tịch dứt lời, cử tọa đều vỗ tay ran phòng. Các em nhi đồng Việt Pháp hát các bài hát Việt và quốc ca Việt Pháp
Một cử tọa có đủ các nhà đại văn hào như cụ Francis Jourdain, khoa học như bà Joliot Curie, chính giới, mỹ thuật Mme. Vaillant Couturier, Bram, M. Thorys v.v...
Vì hãng phim Nga, giải thích bằng tiếng Việt
7g 30 đi ăn cơm nhà ô. Lưu Đình, 8g 45 đến thăm ô. Moutet, 10g 30 đi thăm tổng thống Bidault ở. Qua: d'Orsay.
12 - 7 - 46
9g 30 sáng nay, Hồ chủ tịch tiếp các anh chị em đoàn thể Y sỹ và dược sỹ (20 người: có 2 chị và 18 anh). Cụ Chủ tịch vào đầu để nói ngay đến tình hình nước nhà thiếu thốn thuốc và bệnh tật đã xảy ra trong nước. Tiếp lời cũ, anh em phát biểu ý kiến:
Chừng một nửa số người mong chóng có dịp về nước để làm việc, còn một nửa số vì tình hình riêng chưa thể về được. Cụ trả lời chắc chắn anh em về nước sẽ được hoan nghênh. Anh Lê Đình Thi (bác sỹ) cho biết: ở Paris có độ 30 người và rải rác các tỉnh có độ 30 người có liên lạc với nghiệp đoàn Y sỹ và Dược, mươi mười hai người có phòng thăm bệnh rất được dân chúng Pháp quý mến. Cụ hỏi: cảm tình của các giới trí thức Pháp đối với mình, một anh trả lời: kẻ thương có và ghét có. Có người Pháp, 3, 4 tháng trước đây cho là người Việt Nam không thể rời được nước Pháp ra, ngày nay họ đã nhận là mình có thể rời được. Cụ tiếp: nên giao thiệp với người Pháp và tuyên truyền cho rõ, cho người Pháp và ngoại quốc biết mình hơn. Chính thế, một anh trả lời. Vì người Pháp ở Pháp họ cứ tin ở bên Việt Nam, mình cũng có đủ trường như ở Pháp. Họ có biết đâu sự học bên mình bị hạn chế và eo hẹp là nhường nào, Cụ lại tiếp: vì sự tuyên truyền một số người Pháp ở Pháp chỉ biết mình bằng những cu li xe và hèn hạ xấu xa, mình cần phải làm cho người Pháp và nước Pháp hiểu rõ người mình và nước mình hơn, về sự chọn lựa môn học, Cụ giải thích: trước ai có tiền đi học, muốn học nghề gì thì học, từ rày trở về sau, đi du học ngoại quốc cần có kế hoạch, định đoạt trước bao nhiêu người, học nghề gì. Chính phủ trông mong cho mọi người học đến nơi đến chốn, có thể lúc này giúp về tinh thần được, nhưng về vật chất chưa đủ sức, nên không bàn luận gì vội. Hiểu biết tình hình tài chính nước nhà còn eo hẹp, một anh lên tiếng: anh em bên Pháp có dự tính lập một xưởng máy bào chế để lấy lời giúp tiền các anh em ăn học. Tiền vốn do đồng bào ở Pháp góp lại (cả anh em trí thức lẫn lao động có tiền bỏ vốn), Chủ tịch tán thành và căn dặn: Dù to dù nhỏ, làm được là hay, nhưng phải có tổ chức, từ người dân cho đến các người công tác, phải biết đối phó và phải biết dùng từng người, tùy tài, tùy lực, phải hiểu biết tâm lý. Sau nữa phải trù tính xem có đủ sức và đủ điều kiện nghĩa là phải tính toán cho chu đáo.
9g 30 sáng nay, Hồ chủ tịch tiếp các anh chị em đoàn thể Y sỹ và dược sỹ (20 người: có 2 chị và 18 anh). Cụ Chủ tịch vào đầu để nói ngay đến tình hình nước nhà thiếu thốn thuốc và bệnh tật đã xảy ra trong nước. Tiếp lời cũ, anh em phát biểu ý kiến:
Chừng một nửa số người mong chóng có dịp về nước để làm việc, còn một nửa số vì tình hình riêng chưa thể về được. Cụ trả lời chắc chắn anh em về nước sẽ được hoan nghênh. Anh Lê Đình Thi (bác sỹ) cho biết: ở Paris có độ 30 người và rải rác các tỉnh có độ 30 người có liên lạc với nghiệp đoàn Y sỹ và Dược, mươi mười hai người có phòng thăm bệnh rất được dân chúng Pháp quý mến. Cụ hỏi: cảm tình của các giới trí thức Pháp đối với mình, một anh trả lời: kẻ thương có và ghét có. Có người Pháp, 3, 4 tháng trước đây cho là người Việt Nam không thể rời được nước Pháp ra, ngày nay họ đã nhận là mình có thể rời được. Cụ tiếp: nên giao thiệp với người Pháp và tuyên truyền cho rõ, cho người Pháp và ngoại quốc biết mình hơn. Chính thế, một anh trả lời. Vì người Pháp ở Pháp họ cứ tin ở bên Việt Nam, mình cũng có đủ trường như ở Pháp. Họ có biết đâu sự học bên mình bị hạn chế và eo hẹp là nhường nào, Cụ lại tiếp: vì sự tuyên truyền một số người Pháp ở Pháp chỉ biết mình bằng những cu li xe và hèn hạ xấu xa, mình cần phải làm cho người Pháp và nước Pháp hiểu rõ người mình và nước mình hơn, về sự chọn lựa môn học, Cụ giải thích: trước ai có tiền đi học, muốn học nghề gì thì học, từ rày trở về sau, đi du học ngoại quốc cần có kế hoạch, định đoạt trước bao nhiêu người, học nghề gì. Chính phủ trông mong cho mọi người học đến nơi đến chốn, có thể lúc này giúp về tinh thần được, nhưng về vật chất chưa đủ sức, nên không bàn luận gì vội. Hiểu biết tình hình tài chính nước nhà còn eo hẹp, một anh lên tiếng: anh em bên Pháp có dự tính lập một xưởng máy bào chế để lấy lời giúp tiền các anh em ăn học. Tiền vốn do đồng bào ở Pháp góp lại (cả anh em trí thức lẫn lao động có tiền bỏ vốn), Chủ tịch tán thành và căn dặn: Dù to dù nhỏ, làm được là hay, nhưng phải có tổ chức, từ người dân cho đến các người công tác, phải biết đối phó và phải biết dùng từng người, tùy tài, tùy lực, phải hiểu biết tâm lý. Sau nữa phải trù tính xem có đủ sức và đủ điều kiện nghĩa là phải tính toán cho chu đáo.
Cụ rút kinh nghiệm
thiết thực ở trong nước mà nói chuyện với anh em hăng hái lúc đầu mà
không tiếp tục được thì không được việc. Phải kiên quyết, bền bỉ. Muốn
nhắc lại tài chính eo hẹp của nước nhà lần nữa. Cụ cho các anh chị em
hay rằng: những cán bộ cao cấp trong chính phủ Việt Nam làm không lương
cho nên chính phủ chưa giúp được anh em trí thức về tài chính vì chưa
thể giải quyết được vấn đề bình dân học vụ bên nhà là kết luận câu
chuyện Cụ tiếp các anh chị em trí thức buổi sáng nay. Chụp ảnh kỷ niệm
với đoàn thể Y sỹ và dược sỹ ở sân bên khách sạn trước khi Cụ bắt tay
tạm từ giã các anh em chị em.
13g ô. Gustin Godart mời Cụ xơi cơm
16g lần này là lần thứ hai, Hồ chủ tịch triệu tập tất cả các nhà báo
(từ cực tả sang cực hữu) từ ngày chủ tịch đến Paris. Cũng tiệc trà bánh
ngọt, nhưng đơn giản hơn lần trước và do một số kiều bào ở Paris họp báo
với khách sạn tổ chức và tiếp khách. Bắt đầu, Hồ chủ tịch đọc tờ tuyên
bố đại khái chia ra làm 4 mục:
1- Liên lạc 2 nước Việt Pháp phải thế nào.
2- Ý nghĩa liên bang Đông Dương.
3- Vấn đề Nam bộ.
4- Tư hữu của người Pháp ở nước Việt Nam (sẽ có bản tuyên bố đính theo).
1- Liên lạc 2 nước Việt Pháp phải thế nào.
2- Ý nghĩa liên bang Đông Dương.
3- Vấn đề Nam bộ.
4- Tư hữu của người Pháp ở nước Việt Nam (sẽ có bản tuyên bố đính theo).
Đọc xong tờ tuyên bố với các nhà báo, Chủ tịch nói: bây giờ các ngài có
muốn hỏi gì, xin cứ hỏi, câu nào tôi có thể trả lời được, xin sẵn lòng
trả lời. Được Chủ tịch cho phép tự do phỏng vấn, các nhà báo dồn dập đưa
những câu hỏi xưa nay họ vẫn thắc mắc hoặc muốn thử thách xem một vị
tổng thống nước dân chủ cộng hòa muốn trả lời những vấn đề họ cho trông
gai là thế
Nhà báo: .... Thản hoặc, sứ Nam bộ tự ý muốn tách khỏi nước Việt Nam thi Ngài tính sao?
Chủ tịch: - Sao lại có chuyện như thế được. Chúng tôi cũng nói một thứ
tiếng, cùng một lổ tiên, phong tục cùng một, tức nhiên, chúng tôi là anh
em ruột thịt.
Nhà báo: - Thưa tổng thống, Ngài nói vậy, chứ
người anh và người Mỹ họ lại chả nói cùng một thứ tiếng, vậy mà họ có
nhập lại làm một nước đâu.
Chủ tịch:- Nhưng một đại trùng dương cách biệt họ. Ngài đã vừa lòng về câu hỏi ấy chưa ?
Nhà báo:- Đoàn đại biểu thuộc địa "Hanifeste Algérien” có đến yết kiến
tổng thống, Ngài có thể cho chúng tôi biết được cuộc gặp gỡ ấy có ý
nghĩa chính gì.
Chủ tịch: Cuộc gặp gỡ ấy cũng như những cuộc gặp
gỡ khác. Từ khi tôi đến Paris tiếp các đoàn thể chính trị từ cực hữu
sang cực tả, các bạn hữu thân thuộc ở Pháp, nhưng có một điều lạ là tại
sao người ta lại để ý đến cuộc gặp gỡ của tôi với nhân vật Manifeste
Algérien, mà còn những nhóm khác thì đặc biệt người ta không đả động gì
đến,
Nhà báo;- Chúng tôi nghe nói Ngài tranh đấu trong vòng bí mật đã bốn mươi năm, thưa tổng thống, sự ấy có thật không ?
Chủ tịch:- Đúng, có thế. Mọi người đều vui cười, cả Chủ tịch.
Cái không khí từ lúc bắt đầu đặt những câu hỏi của các nhà báo và trả
lời của Chủ tịch trở nên nghiêm nghị, gay go, thì nhờ cái mỉm cười toại
trí tò mò của mọi người mà trở nên nhẹ nhàng dễ thở. Một nhà báo khác
được đà tiếp luôn.
Nhà báo: Chúng tôi còn nghe thấy nói tổng thống khi xưa bị cầm tù ở Tân Gia Ba và Hồng Kông, sự ấy có thực không?
Chủ tịch:- Đúng sự thật.
Nhà báo khác:- Ngài còn bị cầm tù ở đâu nữa không và bao nhiêu lâu?
Chủ tịch - Khắp mọi nơi và mỗi nơi một ít.
Mọi người lại cười xòa một lần nữa. Vì thân thế và chính trị cùng công
tác bí mật của Chủ tịch trong 4 năm, trong chính giới cũng như báo giới,
họ rất tò mò xôn xao mà vẫn chưa biết thực hư thế nào, nay được một vài
điều chứng nhận của Chủ tịch khác nào họ đã hé mở bức màn kín bắt đầu
nhìn thấy Hồ Chí Minh chủ tịch là thế nào, cho nên cái cười toại trí tò
mò ấy rất tự nhiên, không có gì là lạ.
Một nữ phóng viên nhà báo: - Thưa tổng thống, địa vị và quyền hạn của phụ nữ Việt Nam so với bên nam giới thế nào?
Chủ tịch: - Bình đẳng, bình quyền: Đàn bà nước chúng tôi cũng được tham
dự chính quyền, cứ 18 tuổi trở lên là có quyền đầu phiếu.
Vẫn nữ
phóng viên ấy: - Xin lạm dụng Ngài, mà đặt câu hỏi thứ hai và chót:
dưới chế độ Pháp thuộc trước đây ở nước Ngài, có nhiều điều nhầm lẫn và
lạm dụng, chẳng hay sau này dân tộc Việt Nam có thể quên được những việc
ấy mà thân thiện với người Pháp nữa không ?
Chủ tịch: - Chúng tôi tranh đấu, chống lại với một chế độ, chớ không chống với một dân tộc.
Hội Nhật chiếm đóng, bao phen chúng tôi đề nghị với người Pháp cộng tác
với chúng tôi để chống với phát xít Nhật, nhưng đều vô hiệu.
Những câu hỏi đại khái cứ trao đi, trả lại như thế.
Những báo ủng hộ phong trào giải phóng các thuộc địa lấy làm toại
nguyên, còn các báo phản động hùa theo bọn thực dân lấy làm hậm hực thậm
chí trèn trên mặt một tờ báo phản động sáng hôm sau đã thấy mấy dòng
chữ này (trong bài tường thuật lại cuộc hội họp các nhà báo ):
"Trước những câu trả lời như thế, các nhà báo xét rằng căn vặn nữa cũng không hơn gì...
"Trước những câu trả lời như thế, các nhà báo xét rằng căn vặn nữa cũng không hơn gì...
”Hồ Chí Minh làm cố vấn cho phái bộ Việt Nam tại Fontainebleau, chúng ta có sầy vẩy, cũng đừng lấy gì làm lạ".
- 20g Chủ tịch thết cơm ô. b. Blum, ô. Rosenfeld, ô. Lussy.
13 - 7 - 46
- 13g Cụ đi sơi cơm thết ở nhà ô. thủy sư đô đốc Bar.
- 13g Cụ đi sơi cơm thết ở nhà ô. thủy sư đô đốc Bar.
- 15g 15 bà Rosenfeld đến thăm Chủ tịch.
- 16g 30 Grégoire (báo) đến thăm Chủ tịch.
- 17g 45. Đáng lẽ giờ này Cụ đi dự cuộc đá bóng thi (đội ban lính Việt
Nam với đội ban thợ Pháp ở Montreuil), nhưng sau cụ phái đại biểu đi
thay, còn cụ không đến dự.
- 20g ô. thượng thư Michelet mời Cụ đến ăn cơm ở S Rue Francois Ier.
- Chiều nay (hồi 5g) có cuộc đấu bóng tròn ban Việt với một ban Pháp,
nhưng sau Chủ tịch không đi và có phái mấy anh em đi thay. Kết quả đội
ban Việt được 1 bàn, thua 1 bàn, nhưng chơi cũng nhã nhặn và kết cuộc cả
2 bên đều vào hàng cà phê uống rượu và có diễn văn tỏ tình thân thiện
thể thao Việt và Pháp.
14 - 7 - 46
8g 30 sáng, chính phủ Pháp mời Hồ chủ tịch đến dự lễ kỷ niệm ngày cách mạng 14/7/1789 của nước Pháp, vì thế giới thường cũng coi như ngày cách mạng chung cho cả thế giới: đạp đổ nền quân chủ để lập nền dân chủ. Ngày 14/7, một lớp kỷ niệm trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Pháp mà nhân loại thường lấy làm gương sáng soi chung.
8g 30 sáng, chính phủ Pháp mời Hồ chủ tịch đến dự lễ kỷ niệm ngày cách mạng 14/7/1789 của nước Pháp, vì thế giới thường cũng coi như ngày cách mạng chung cho cả thế giới: đạp đổ nền quân chủ để lập nền dân chủ. Ngày 14/7, một lớp kỷ niệm trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Pháp mà nhân loại thường lấy làm gương sáng soi chung.
Đúng 8g 30 xe chủ tịch
và một xe tùy tùng, sau khi đã khởi hành từ khách sạn Royal Moncean, đi
qua các đường phố có cảnh binh canh gác cấm các xe khác đi lại, đến đỗ
tại chỗ Bastille. Trước xe Chủ tịch, có một xe phành phạch dẫn đường.
Khi chủ tịch xuống xe thì phường nhạc nổi quốc ca Pháp chào đón, đồng
thời lính gardes Républicain bồng gươm chào rầm rập, có nguyên soái
Gentilhomme (toàn quyền thành phố Paris) bước ra đón Chủ tịch và đưa đến
chỗ ngồi, có cả ô. thượng thư bộ Pháp quốc hải ngoại Moutet nữa. Ba anh
em tùy tùng của Hồ Chủ tịch đi theo hộ vị Ngài, một mặc bộ binh đóng 3
lon, một mặc thủy quân cũng đóng 3 1pn và một mặc thượng thư (thuộc văn
phòng).
Đến nơi, đã có nhiều quan khách đủ các nước có mặt tại
đây. Các sứ thần, các võ quan, lục quân, không quân và hải quân. Khán
đài này đặt ở giữa là khán đài dành riêng cho chính phủ (tổng thống, các
vị thượng thư và ít võ quan cao cấp). Có 100 chỗ ngồi thì còn phải dành
chủ cho những quan khách ngoại quốc. Mỗi lúc có quý khách ngoại quốc
hay tổng thống và các vị thượng thư đến thì lại nổi nhạc quốc ca, trên
khán đài lại răm rắp đứng cả day, vừa để chào quốc ca, vừa để chào quý
khách và nhất là để xem mặt ai đến.
Chỗ sắp đặt để tiếp Chủ tịch
Việt Nam, thật đã khéo và chu đáo. Một ghế hàng đầu để dành cho tổng
thống Pháp, 2 ghế hàng thứ hai dành cho 2 ô. thượng thư quốc phòng
(Michelet và Tiilon). Bắt đầu hàng ghế thứ ba, một chiếc ghế bành đầu
dãy tay phải tổng thống Pháp để dành cho Hồ chủ tịch (hôm nay là thượng
khách của chính phủ Pháp đến dự lễ diễu binh lính và thợ).
- 9g tổng thống Bidault đến gươm súng bồng chào, quốc ca vang dậy, cả khán đài chính phủ đều đứng lên răm rắp đón chào.
Tổng thống Pháp bắt tay các trọng khách và một số ít võ quan cao cấp ngồi hàng ghế gần ghế tổng thống. Ngài niềm nở bắt tay Hồ chủ tịch, nắm tay thân mật hồi lâu, tỏ cảm tình thân thiện của 2 dân tộc giữa công chúng. Xã giao hay tình thật, nhưng đây cũng là phép lịch sự, nhã ý. Mười phút sau bắt đầu cuộc diễu binh cũng như các cuộc diễu binh khác. Cũng kèn, cũng trống, cũng gươm súng, cũng ô tô, xe tăng, bộ binh, kỵ binh. Ngoài lính Pháp, còn có cả lính thuộc địa Phi châu. Nhưng trong cuộc điều binh này , có một đặc điểm là ngoài binh sỹ thủy, lục, không quân, còn có 8.000 thợ các nhà máy làm những khí cụ quốc phòng và thợ hỏa xa mà gần 2 năm trước đây đã tham dự một cách rất oanh liệt công cuộc giải phóng quốc gia Pháp. Toán thợ ấy, đi đến đâu là được công chúng hoan hô nhiệt liệt. Mỗi khi một cây cờ đoàn đi ngang khán đài thì mọi người lại đứng lên chào cờ.
Tổng thống Pháp bắt tay các trọng khách và một số ít võ quan cao cấp ngồi hàng ghế gần ghế tổng thống. Ngài niềm nở bắt tay Hồ chủ tịch, nắm tay thân mật hồi lâu, tỏ cảm tình thân thiện của 2 dân tộc giữa công chúng. Xã giao hay tình thật, nhưng đây cũng là phép lịch sự, nhã ý. Mười phút sau bắt đầu cuộc diễu binh cũng như các cuộc diễu binh khác. Cũng kèn, cũng trống, cũng gươm súng, cũng ô tô, xe tăng, bộ binh, kỵ binh. Ngoài lính Pháp, còn có cả lính thuộc địa Phi châu. Nhưng trong cuộc điều binh này , có một đặc điểm là ngoài binh sỹ thủy, lục, không quân, còn có 8.000 thợ các nhà máy làm những khí cụ quốc phòng và thợ hỏa xa mà gần 2 năm trước đây đã tham dự một cách rất oanh liệt công cuộc giải phóng quốc gia Pháp. Toán thợ ấy, đi đến đâu là được công chúng hoan hô nhiệt liệt. Mỗi khi một cây cờ đoàn đi ngang khán đài thì mọi người lại đứng lên chào cờ.
Sự tổ chức ngày lễ vì quốc gia mới thật đã giầy công giữ nổi trật tự.
Cuộc diễu binh đến 11g thì hết ở Place de la Bastille để tiến tới Place de la République. Các quan khách lần lần ra xe đâu về đấy, có hàng nghìn cái xe, mà vẫn không rối trật tự, cảnh binh ở Paris đã khéo làm việc. 21g đến.... vào Sacré Coeur đứng nhìn xem kinh thành Paris xem cảnh thắp đèn của kinh đô ngày hội 14/7. Đứng đây có thể trông gần khắp thành phố chỗ nào cũng thấy thắp đèn nhấp nhánh vì đêm nay là đêm hội nên dần thắp khắp các nơi nhiều hơn ngày thường. Trước bục Sacré Coeur bao người đi xem hội đứng đợi xem thắp cây bông và pháo thăng thiên. Trong khi chờ đợi giờ đốt pháo thì thiên hạ ngắm cảnh thắp đèn Paris ban đêm. Chốc chốc lại thấy nơi này nơi, kia đốt cây bông, chỗ xanh, chỗ đó, chỗ trắng, chỗ vàng, các màu cùng các hình mỗi lúc mỗi thay đổi, mỗi chỗ mỗi khác. Những tiếng hò reo của công chúng ồ, à, ồn ào vui sướng. Có lúc nhiều chỗ đốt một lần mà chỉ có hai mắt không biết xem chỗ nào, nhất là 2 em nhỏ Cụ cho đi theo cứ chỉ trỏ và hò reo, kìa chỗ kia, lại chỗ kia, lại chỗ kia nữa, cứ thế cho đến khi tận trên gác sàn Sacré Coeur, người ta bắt đầu đốt pháo và cây bông. Đốt cây bông chỗ này thì tất cả Paris trong thấy, vì đây là một đồi cao nhất trong tỉnh thành Paris. Pháo và cây bông sáng rực trời làm cho trông rõ cả những cảnh của điện Sacré Coeur trông như một lâu đài trong mộng. Dân chúng đi xem hội vui thích nhất quãng này. Họ đã chịu khó đến đợi đã lâu để chờ được xem đốt cây bông buổi dạ hội ấy. Thấy tiếng hò reo càng thêm náo nhiệt. Sự vui mừng của dân chúng lan rộng tỏa ra với ánh sáng đủ các màu.
Cuộc diễu binh đến 11g thì hết ở Place de la Bastille để tiến tới Place de la République. Các quan khách lần lần ra xe đâu về đấy, có hàng nghìn cái xe, mà vẫn không rối trật tự, cảnh binh ở Paris đã khéo làm việc. 21g đến.... vào Sacré Coeur đứng nhìn xem kinh thành Paris xem cảnh thắp đèn của kinh đô ngày hội 14/7. Đứng đây có thể trông gần khắp thành phố chỗ nào cũng thấy thắp đèn nhấp nhánh vì đêm nay là đêm hội nên dần thắp khắp các nơi nhiều hơn ngày thường. Trước bục Sacré Coeur bao người đi xem hội đứng đợi xem thắp cây bông và pháo thăng thiên. Trong khi chờ đợi giờ đốt pháo thì thiên hạ ngắm cảnh thắp đèn Paris ban đêm. Chốc chốc lại thấy nơi này nơi, kia đốt cây bông, chỗ xanh, chỗ đó, chỗ trắng, chỗ vàng, các màu cùng các hình mỗi lúc mỗi thay đổi, mỗi chỗ mỗi khác. Những tiếng hò reo của công chúng ồ, à, ồn ào vui sướng. Có lúc nhiều chỗ đốt một lần mà chỉ có hai mắt không biết xem chỗ nào, nhất là 2 em nhỏ Cụ cho đi theo cứ chỉ trỏ và hò reo, kìa chỗ kia, lại chỗ kia, lại chỗ kia nữa, cứ thế cho đến khi tận trên gác sàn Sacré Coeur, người ta bắt đầu đốt pháo và cây bông. Đốt cây bông chỗ này thì tất cả Paris trong thấy, vì đây là một đồi cao nhất trong tỉnh thành Paris. Pháo và cây bông sáng rực trời làm cho trông rõ cả những cảnh của điện Sacré Coeur trông như một lâu đài trong mộng. Dân chúng đi xem hội vui thích nhất quãng này. Họ đã chịu khó đến đợi đã lâu để chờ được xem đốt cây bông buổi dạ hội ấy. Thấy tiếng hò reo càng thêm náo nhiệt. Sự vui mừng của dân chúng lan rộng tỏa ra với ánh sáng đủ các màu.
Gần hết thì chủ tịch lên xe về, sợ đợi đến hết, người đứng đông quá, khó lối ra.
Tuy đã tính thế, mà lúc ra, đường đi cũng đã đông đặc cả người, 2 xe phành phạch dẹp đường đi trước, cho 2 xe lớn theo sau, mà lách mãi mới lần lần đi sát đám người mới ra được. Đúng là đông như đám hội. Xe chạy dạo chơi khắp các công thự, các dinh điện có treo cờ mắc đèn, cùng đến Trocadero dừng xe lại: xem những vòi phun nước dưới ánh đèn điện sáng lòa. Đây cũng lại hiện ra một cảnh thần tiên mà những rừng cây nước thi nhau tua tủa lên rỡn đùa với ánh rực rỡ chói lọi của biết bao ngon đèn ló chiếu ra khách đi xem hội nhởn nhơ qua lại tô điểm thêm sự linh hoạt của buổi dạ hội. Thơ thẩn dạo chơi một lúc mà đã 12g đêm, lúc này trở ra về thi dọc đường người đi lại hãy còn đông đảo, tiệm cà fê đông khách, khiêu vũ chật đường.
Tuy đã tính thế, mà lúc ra, đường đi cũng đã đông đặc cả người, 2 xe phành phạch dẹp đường đi trước, cho 2 xe lớn theo sau, mà lách mãi mới lần lần đi sát đám người mới ra được. Đúng là đông như đám hội. Xe chạy dạo chơi khắp các công thự, các dinh điện có treo cờ mắc đèn, cùng đến Trocadero dừng xe lại: xem những vòi phun nước dưới ánh đèn điện sáng lòa. Đây cũng lại hiện ra một cảnh thần tiên mà những rừng cây nước thi nhau tua tủa lên rỡn đùa với ánh rực rỡ chói lọi của biết bao ngon đèn ló chiếu ra khách đi xem hội nhởn nhơ qua lại tô điểm thêm sự linh hoạt của buổi dạ hội. Thơ thẩn dạo chơi một lúc mà đã 12g đêm, lúc này trở ra về thi dọc đường người đi lại hãy còn đông đảo, tiệm cà fê đông khách, khiêu vũ chật đường.
Hội 14/7 này là lần thứ hai từ khi hết chiến
tranh, nên dân chúng tham dự ăn chơi càng đông hơn nữa, bõ 6 năm chiến
tranh cũng bị Đức chiếm đóng. Có lẽ lần này là lần đầu, chúng tôi đi xem
"Hội Tây” nhiều nhất.
16 - 7 - 46
10g sáng hôm nay, đi coi:
Trưng bày kiểu nhà Mỹ ( nhà lắp mộng đem đi đem lại được). Trưng bày thảm (Tapisserie) từ đời thượng cổ đến ngày nay, một nền mỹ thuật và kỹ nghệ rất dụng công tỷ mỷ, có bức thảm, một đời không làm xong và phải đời sau kế tiếp. Có bức một năm chỉ dệt được mấy tấc,
Trung bày các bức họa sơn (Tableaux de peinture).
10g sáng hôm nay, đi coi:
Trưng bày kiểu nhà Mỹ ( nhà lắp mộng đem đi đem lại được). Trưng bày thảm (Tapisserie) từ đời thượng cổ đến ngày nay, một nền mỹ thuật và kỹ nghệ rất dụng công tỷ mỷ, có bức thảm, một đời không làm xong và phải đời sau kế tiếp. Có bức một năm chỉ dệt được mấy tấc,
Trung bày các bức họa sơn (Tableaux de peinture).
Buổi sáng nay Cụ có đi thăm ô. Blorsonat.
16g Cụ tiếp bà Corinthe Sanlucienne.
20g thết cơm ô. Luizet, quận trưởng Seine và ô. Borsicault, chánh liêm
phóng Paris cùng các nhân viên liêm phóng và cảnh sát ở Paris.
Tiệc này rất có tính cách bình dân vì theo ý chủ tịch, mời từ ông quận trưởng cho đến người lính cảnh sát cùng dự tiệc buổi này.
Cuối tiệc, Chủ tịch có nói cảm ơn tất cả nhân viên của 2 sở cảnh sát và liêm phóng đã vất vả vì Ngài từ ngày tới Paris. Ngài ngợi khen công việc rất chu đáo của 2 sở ấy, rồi nâng cốc, uống rượu chúc tụng.
Ô. quận trưởng đứng lên đáp lại lời nói của Chủ tịch Hồ, ông thay mặt cho nhân viên ông, rất lấy làm cảm động và vinh hạnh dự tiệc hôm nay. Một cái vinh hạnh đặc biệt, ít khi từng thấy, hội họp từ thượng cấp cho đến hạ cấp, để dự tiệc với một vị tổng thống đáng mến quý và tính cách giản dị, bình dân, đáng nêu cái tấm gương cho người đời soi chung...
Bữa tiệc hôm nay, có thể nói là hoan hỷ, vui vẻ hơn hết. Có người Pháp, người Việt, người trên kẻ dưới mà không cảm thấy sự phân biệt rõ rệt từng cấp, từ đầu tiệc đến cuối, một sự hể hả, sung sướng. Một không khí nồng nàn, thân mến,
Tiệc này rất có tính cách bình dân vì theo ý chủ tịch, mời từ ông quận trưởng cho đến người lính cảnh sát cùng dự tiệc buổi này.
Cuối tiệc, Chủ tịch có nói cảm ơn tất cả nhân viên của 2 sở cảnh sát và liêm phóng đã vất vả vì Ngài từ ngày tới Paris. Ngài ngợi khen công việc rất chu đáo của 2 sở ấy, rồi nâng cốc, uống rượu chúc tụng.
Ô. quận trưởng đứng lên đáp lại lời nói của Chủ tịch Hồ, ông thay mặt cho nhân viên ông, rất lấy làm cảm động và vinh hạnh dự tiệc hôm nay. Một cái vinh hạnh đặc biệt, ít khi từng thấy, hội họp từ thượng cấp cho đến hạ cấp, để dự tiệc với một vị tổng thống đáng mến quý và tính cách giản dị, bình dân, đáng nêu cái tấm gương cho người đời soi chung...
Bữa tiệc hôm nay, có thể nói là hoan hỷ, vui vẻ hơn hết. Có người Pháp, người Việt, người trên kẻ dưới mà không cảm thấy sự phân biệt rõ rệt từng cấp, từ đầu tiệc đến cuối, một sự hể hả, sung sướng. Một không khí nồng nàn, thân mến,
17 - 7 - 46
Cuộc đi thăm Normandie đã dự định trước một tuần lể Thăm miền Normandie là nơi quân đồng minh Anh và Mỹ đã đổ bộ vào Pháp để đánh Đức (nhân tiện ô. Sainteny có nhà trai ở đấy, nên mời Hồ chủ tịch). Cụ nhận nhời, nên mới có cuộc đi thăm chơi ngày nay.
Theo đúng chương trình thì
khởi hành tại khách sạn (Paris) từ 9g 30, nhưng gần đến lúc đi, xe của
Chủ tịch hư điện, cần sửa chữa, nên sự khởi hành chậm mất một giờ và bắt
đầu 10g 30 mới lên xe.
ô. Missoff thay ô. Sainteny đến đón Chủ tịch, còn ô. Sainteny sẽ đón và gặp chủ tịch ở ngoài tỉnh.
ô. Missoff thay ô. Sainteny đến đón Chủ tịch, còn ô. Sainteny sẽ đón và gặp chủ tịch ở ngoài tỉnh.
Cụ chủ tịch đi có tùy tùng (M. Huỳnh, Xuân, Cưu (bác sỹ), Mai Thứ (nhà
chiếu bóng), Thiện và 2 em nhỏ Jacqueline và Réjuice). Đi một quãng ra
đến ngoài tỉnh thì có xe ô. Saintany đã đợi sẵn ở đây, trong xe có 2 vợ
chồng ô. b. Hertriche Hồ chủ tich ngồi xe thứ 2 với ô. Sainteny, anh
Xuân và 1 lính gác tự vệ với A. Cưu và Thứ. Kế đến xe thứ 3 có Thiện và 2
vợ chồng ô. Hertriche. Trong xe thứ tư có A.Huỳnh và Missoff và 1 em
nhỏ.
Bốn xe bon bon chạy trên đường nhựa rộng rãi và tới Tvreux
cách Paris 100 cây số hồi 11g 40. Xe vẫn chạy trên đường thẳng, nhơm
nhớp ướt vì trước khi đi trời mưa và lúc đi đường cũng thỉnh thoảng có
hột mưa. Xe đi cái nọ cách cái kia trên dưới 100 thước nên thường trông
thấy nhau. Khi đi quá Tvreux lối chừng 15 cây số thì xe thứ 3 trên có 2
vợ chồng ô. Hertriche và Thiện ngồi, tự nhiên láng sang tay trái (quãng
đường chỗ ấy thật thẳng và tốc lực độ 8, 90 một giờ, rồi không hãm nổi
và cũng không lấy lại được tay lái. Thế là xe không chạy theo đường mà
đâm chạy ngang hẳn sang về đường tay trái, húc vào một đống đá, rồi nhào
mũi xe xuống, lật ngửa lên và lăn ngang 3 vòng rồi đứng dậy. Rõ ràng
trông thấy tai nạn sắp xảy đến, mà thật bất lực, không làm gì được. Tôi
ngồi bên trái và về phía tay phải tôi là ô. Hertriche, rồi phía đến bà
Hertriche. Tôi còn thấy rõ ô. Hertriche thấy nguy đến nơi, 2 tay bám
chặt lấy đệm xe, còn tôi chớp nhoáng, thấy mình đợi sự nguy hiểm sắp xẩy
đến, nhưng cũng chớp nhoáng nghĩ như những lúc thường nói chuyện về tai
nạn ô tô (tốt hơn khi đi xe hòm rủi ro gặp tai nạn thì cứ ngồi nguyên
trong xe, chớ đừng thử mở cửa để nhẩy ra ngoài). Thoáng nghĩ thật nhanh
như thế nên tôi cứ ngồi thản nhiên để đợi sự rủi ro mang đến.
Nhờ
thế mà thấy được cả thái độ người ngồi bên và mình vẫn được tỉnh táo.
Rồi không biết trong mấy giây đồng hồ, xe va vào đâu, đổ xuống lật lên
thế nào, trong xe lục đục xẩy ra thế nào, lúc ấy tôi mê không còn biết
gì hết cho tới khi xe lăn lộn mấy vòng, rồi lại lật đứng dậy, thì lúc ấy
tôi lại, bừng tỉnh dậy, thản nhiên tay mở cửa xe lấy, bước xuống bụi
cỏ, thấy có người nằm dưới gầm xe nói léo nhéo, rồi lại có người nhà
trong xe, mà mấy người đang lay gọi. Chỉ nhận ra trong những người đang
lay gọi có A. Huỳnh và người đang còn ngất là bà Hertriche cùng đi xe
với mình và một ô. cùng đi xe với mình máu mê đầy mặt. Không mê, nhưng
cũng chưa tỉnh hẳn, nên tôi cũng phảng phất, chưa nhận định là một tai
nan mới xảy ra. Khi mọi người đã khiêng được bà bị ngất ra ngoài xe, thì
người nằm dưới xe vẫn nói: Tôi không ra được, xe đè lên chân tôi, lấy
kích mà nâng xe lên. Mới đầu, tôi tưởng là một người nào đi đường bị xe
đâm vào, rồi dần dần mới nhận ra, người nằm dưới gầm xe ấy chính là anh
tài xế lái xe. Thấy anh ấy bảo nâng xe lên, tôi cũng đứng sát lại xe để
cùng nâng xe lên, quên hẳn là nâng xe bằng tay thì nâng sao được. Trong
khi ấy bác sỹ Cưu băng bó cho bà bị nạn thế nào tôi cũng không nhìn thấy
và không biết làm lúc nào, cho tới khi có người giắt đỡ tôi đến một cái
xe khác, rồi bảo trèo lên ngồi bên xế, tôi cũng cứ việc bước lên ngồi
xe, chẳng hiểu ra sao và để làm gì. Xe chạy được một quãng, tôi lại tỉnh
hơn nữa, hỏi tài xế: chúng ta đi đây - Đi nhà thương - à đi nhà thương.
Nghe đi nhà thương, tối ngoảnh lại sau xem thì thấy 2 vợ chồng ô.
Hertrich, vợ băng bó, chồng cũng băng bó và lại cả máu me đầy mặt. Bụng
nghĩ thầm đi nhà thương, sao đi nhà thương mà không có ai đi theo, trừ
tài xế lái xe, nhỡ có ai nhảy ra ngoài xe thì làm thế nào? Có ý chê
trách không thấy ai đi theo.
Đến nhà thương, người ta bảo và ô.
Hertrich ngồi thi ngồi, một tý thấy người ta khiêng cáng bà Hertrich
vào. Tôi vẫn chưa hiểu có việc gì không? Người ta hỏi tôi có việc không,
tôi bảo là không việc gì, có đau đâu lạ không, tôi bảo là không, à tôi
có sước tay, sưng môi, chảy máu chân. Người ta bảo, chỉ có thế thì không
sao. Người ta đưa ô. Hertriche lên bàn, tôi cũng đi theo, người ta cắt
tóc cho ô. Hertriche và bôi thuốc và băng bó cho ô. ấy ở mang tai bị vết
rách bằng ngón tay và làm những gì nữa, tôi không nhìn rõ. Còn tôi,
người ta hỏi có việc gì không, tôi bảo không việc gì, nhưng cũng dơ tay
bị sước, môi bị sưng và chân bị chảy máu để họ bôi thuốc cho. Tôi lại
còn thấy tay với mặt sao bẩn lắm, bảo cho tôi đi rửa mặt và rửa tay. Rửa
xong, ra lại thấy tài xế cũng đang nằm trên bàn để người ta xem và băng
bó cho. Một lát lại thấy tỉnh hơn nữa, đã biết sợ là đã xẩy ra tai nạn,
đã biết lo thì câu hỏi đầu tiên vẫn còn dớ dẩn: này Chủ tịch không việc
gì cả đấy chứ, Chủ tịch không ngồi xe à phải không? Thế rồi một lát thì
cụ Chủ tịch đã đến thăm chúng tôi và thấy tôi không việc gì, còn 2 vợ
chồng ô. Hertriche và tài xế nằm lại nhà thương, vì bà Hertriche gãy
xương bả vai, Chủ tịch vào buồng bà nằm an ủi và chào bà nằm trị bệnh,
cả ông ấy và cả tài xế. Chủ tịch lên xe, tôi cũng lại lên 1 xe khác đi,
đi đến chỗ xẩy tai nạn mà những xe khác và đoàn vẫn đợi đấy.
Lần
này đến nơi, trông thấy xe bẹp nát, kính vỡ tan tành, cửa bị long bấy,
mũi máy bị bẹp, máy hư, tay lái không bén nữa, mới biết là tai nạn mới
xẩy ra rất nặng, có thể chết hết cả 4 người ngồi xe. Cứ theo người ngồi
xe trước trông lại và xe đi sau chứng kiến tai nạn ấy, thì cũng cho là
chết cả rồi, không hy vọng gì nữa. Thế mà chỉ có bà Hertriche bị gãy
xương, còn 3 chúng tôi bị thương nhẹ cả, thì thật may mắn không biết đến
đâu mà kể.
Đoàn xe lại sắp sửa bắt đầu đi, thì còn thiếu 2 anh
Cưu và Thứ (trở lai nhà thương Tvreux để thăm nạn nhân). Một mặt tôi đi
xe trở lại Tvreux để đón 2 anh ấy, một mặt, xe Chủ tịch và tùy tùng cứ
việc đi trước. Đến Tvreux, đón được 2 anh Cưu và Thứ rồi, chúng tôi đuổi
theo 2 xe đầu. Lúc này đã 2g 30 chiều, khởi hành từ Tvreux ,đi qua
Lisieux. (cách Tvreux 72 cây số) một nơi cũng bị tàn phá, rồi đến
Deauville (cách Lisieux 28 c.s.).
Đi luôn không dừng 2 nơi này
cho chóng kịp đoàn xe Chủ tịch. Khi đến cửa khách sạn Normandy thi đã
thấy đoàn xe đỗ đấy, chúng tôi xuống xe vào khách sạn thì đã thấy Chủ
tịch cùng tùy tùng ngồi bàn ăn. Chúng tôi rửa tay, chải đầu, rồi cũng
ngồi vào bàn ăn dùng cơm trưa (lúc ấy đã là 4g chiều mới ăn cơm sáng mà
trong chương trình tính trước thì phải tới đấy vào quãng 12g 45 nếu
không có việc hỏng xe trước khi ra đi và xẩy tai nạn dọc đường. Ăn cơm
xong, Hồ chủ tịch cùng đoàn tùy tùng dạo xem bãi bể Deauville (đây có
nhiều người đến nghỉ mát, tắm và hóng gió bể). Đi một lượt ngoài bãi bể,
rồi đoàn lại lên xe tiếp tục cuộc hành trình , lúc này đã 5g chiều.
Tỉnh Calm (cách Deauville 42 cây số) nhà cửa đổ nát. Đến đây có dừng xe
xuống đi bộ xem cảnh tàn phá và theo bản thống kê thì tỉnh này cũng như
Juisteux bị hại tới 75 % về sự tàn phá nhà cửa. Có chỗ nhà cửa đã biến
sạch, chỉ còn những đống đá người ta đã gom góp xếp thành đống, có chỗ
nhà cửa, dinh thư còn để lại một vài bức tường chênh vênh, nơi còn dăm
ba cái cột đứng sừng sững giữa trời, cho tới những ngôi nhà thờ chót vót
cũng chỉ còn để lại một vài mảng tường sơ sác, ít cái mả lồi sác. Thật
cảnh tiêu điều còn chứng lại sự tàn phá khốc hại của chiến tranh, ấy là
chưa kể đến số sinh mệnh thiệt thòi có nơi bây giờ cũng chưa bới ra mà
mới được người chết ở dưới những đống đá vụn ấy.
Có chỗ dân sự đã dần dần trở lại xây dựng nhà cửa tạm lấy chỗ ở, dù ở dưới đất bom đạn có chôn vùi những thây người chết, thời cũng cứ thế mà xây nhà cửa lên trên, không còn công đâu đào bới nổi nữa.
Có đi đến những nơi này mới cảm thấy mùi chiến tranh, mới ước lượng được sự tàn phá hung tợn của những trái bom, những viên đạn trái phá đến bực nào. Một cảm tưởng đầu tiên khi dừng chân trước cảnh tàn phá ấy là đứng ngẩn người ra nhìn và trong trí tự bảo: "Không ngờ”.
Có chỗ dân sự đã dần dần trở lại xây dựng nhà cửa tạm lấy chỗ ở, dù ở dưới đất bom đạn có chôn vùi những thây người chết, thời cũng cứ thế mà xây nhà cửa lên trên, không còn công đâu đào bới nổi nữa.
Có đi đến những nơi này mới cảm thấy mùi chiến tranh, mới ước lượng được sự tàn phá hung tợn của những trái bom, những viên đạn trái phá đến bực nào. Một cảm tưởng đầu tiên khi dừng chân trước cảnh tàn phá ấy là đứng ngẩn người ra nhìn và trong trí tự bảo: "Không ngờ”.
Đoàn xe (còn 3 cái, đáng lẽ bốn)
sau khi xẩy tai nạn, tiến tới bãi bể Courseulles, Arromanches, v.v... là
những nơi mà quân đồng minh đã đổ bộ vào đất Pháp để giao chiến với
quân Đức. Còn ngồi trên xe, xa xa đi tới trông ra ngoài bể đã thấy nhan
nhản những tầu thủy, tưởng như một bến lớn cho tàu thủy đỗ vậy. Sự thật,
đây chỉ là một cái "Thành tầu”, dài tới 5 c. s. Cứ cái nọ nối tiếp cái
kia theo dọc bể gần 2 năm nay, bất di bất dịch, mặc dầu cho nước thủy
chiều hàng ngày lên xuống. Những chiếc tầu ấy nối tiếp nhau, kết lại như
một bức tường thành là do quân đồng minh (chỗ này là quân Anh) dẫn lại
và đánh đắm tại chỗ, để ngăn cản sóng bể ở quãng ấy đừng đánh mạnh vào
bờ, để tiện bề cho quân đội đồng minh đổ bộ với các khí cụ chiến tranh
(tầu bò, xe thiết giáp, súng đại bác vv...). Muốn cho những thứ khí cụ
chiến tranh văn minh ấy lên được bờ, cần phải có những cầu thật chắc,
vững, nên ngoài giàn tầu thủy kết thành bức tường theo dọc bờ bể, thì
cách ít quãng một, lại thấy những cái cầu sắt bắc từ dưới bể lên tới bờ
bằng những chiếc sà lan sắt người ta đổ si măng vào trong, cho ngấm nước
vào, rồi đánh đắm. Những gian cầu cốt si măng bọc sắt ấy, nay vẫn còn
sừng sững nằm trên mặt nước nhìn bức tường tầu thủy trơ trơ chưa biết
đến ngày nào.
Sóng gào, gió gọi, mầu xám xịt của bức "Tường tầu"
trước kia cũng những nhịp cầu ảm đạm, hình như đã ghi ở dưới mặt biển
này một cái tang chung của cuộc thế giới chiến tranh vừa qua.
Xem xét hồi lâu, ai nấy lại lên xe tiếp cuộc hành trình, đi qua Bayeux,
cũng một cảnh tàn phá đã ghi vết tích những trận tấn công, sự chống lại
huyết chiến của đôi bên bằng những bức tường không nhà trong, cột đổ,
rào thưa. Những lỗ thủng trên tường trông thấy khắp dọc đường còn nhắc
lại những vết đạn và tạc đạn nhớn nhỏ. Những nhà nhan nhản đeo những vết
thương ấy còn nhắc cho biết lắm chỗ đã mất đi, lấy lại mấy lần. Trên
khắp dọc đường, 2 bên vệ đường, thường thủng, chúng tôi còn thấy những
sắt tầu bò, những thây cam nhông nằm bừa bộn, cho tới những bộ xương máy
bay phơi giữa trời, Những nơi đó trước đây đều là những bãi chiến
trường, biết bao máu đổ, xương rơi.
Đoàn xe đến Grignervilles hồi
8g 30 chiều, một xã con (200 dân sự) mà ô. Sainteny có vườn trại và bà
Sainteny làm xã trưởng ở đây. Đến nơi có bà Sainteny ra đón và ô.quận
trưởng cùng ô cùng đến là khách mới đến hôm nay nhân dịp có Chủ tịch đến
chơi, Ô. Sainteny nói với bà Sainteny rằng ở. b. Hertriche không đến
được, rồi từ đây khi thì nói chuyện về tai nạn ô tô, khi thì nói chuyện
về cuộc đổ bộ, đồng minh, về việc hai bên giao chiến, cảnh tàn phá về
những ngày rùng rợn mà bà Sainteny được biết và xẩy ra gần chỗ bà ở.
Biết bao sự xẩy ra, biết bao biến đổi, biết bao kỷ niệm ngày nay mỗi
người góp lại trong gian phòng quê, đơn giản, thân mật và tịch mịch khác
với chốn huyên náo tỉnh thành. Trước khi dùng cơm, bà Sainteny đưa Hồ
Chủ tịch đi thăm trong và ngoài vườn và cả đến chuồng bỏ, chuồng thỏ,
chuồng lợn, vv... Cả ngày đi đường ngồi xe mỏi mệt, lại thêm tai nạn rủi
ro, buổi chiều tối đến nghỉ ở chốn thôn quê thăm, tịch mịch, tuy mệt
nhọc, nhưng ai cũng thấy lúc này được khoan khoái, dễ chịu, việc xong,
chuyện vãn hồi lâu đã 11g. Lúc này là lúc đã mỏi mệt và phải có chỗ ngủ
vì ở nhà Sainteny không đủ chỗ ngủ vả lại số người đi chơi nhiều hơn sự
dự tính. Thật là một sự rầy rà và làm cho ô. bà Sainteny phải một buổi
mệt nhọc. Giữa đêm còn phải đi điều đình cho khách khứa ngủ nhờ, nhưng
rồi sau cũng xong, và chu đáo đâu vào đấy.
18 - 7 - 46
Sáng hôm sau theo lời dặn của Chủ tịch, mọi người đâu đấy phải họp mặt tại nhà 6g. 6g 10, chúng tôi đều đến đủ mặt thì 7g 15 bắt đầu đi Vier Villes ăn sáng (2 nơi bờ bể gần nhau mà người Mỹ đã đổ bộ để tấn công Đức), ở đây cũng cảnh tàu thủy kê lại thành hàng rào chắn sóng, cũng cầu sắt đổ si măng vào trong cho quân đội đổ bộ. Hồi chiến tranh người Đức cũng để phòng ngừa những cuộc đổ bộ ấy nên có xây những nơi căn cứ để trống lại đồng minh nếu có cuộc đổ bộ nên còn thấy những ổ súng trái phá phần nhiều bị đánh phá đổ nát còn để dọc bờ biển, Có chỗ còn cả một bộ súng trái phá, mà người Đức đến xe vào đặt trong căn cứ rồi mới xây lắp bao phủ ở ngoài.
Sáng hôm sau theo lời dặn của Chủ tịch, mọi người đâu đấy phải họp mặt tại nhà 6g. 6g 10, chúng tôi đều đến đủ mặt thì 7g 15 bắt đầu đi Vier Villes ăn sáng (2 nơi bờ bể gần nhau mà người Mỹ đã đổ bộ để tấn công Đức), ở đây cũng cảnh tàu thủy kê lại thành hàng rào chắn sóng, cũng cầu sắt đổ si măng vào trong cho quân đội đổ bộ. Hồi chiến tranh người Đức cũng để phòng ngừa những cuộc đổ bộ ấy nên có xây những nơi căn cứ để trống lại đồng minh nếu có cuộc đổ bộ nên còn thấy những ổ súng trái phá phần nhiều bị đánh phá đổ nát còn để dọc bờ biển, Có chỗ còn cả một bộ súng trái phá, mà người Đức đến xe vào đặt trong căn cứ rồi mới xây lắp bao phủ ở ngoài.
Cho tới ngày nay, những mìn đặt ở các nơi ấy để
cản cuộc đổ bộ và còn sót lại nhiều, chưa đào hết lấy đi được, nên nhiều
quãng, còn thấy chằng dây thép với các biển yết thị: chỗ này còn mìn
nguy hiểm. Có mìn hoặc viết tắt một chữ: Mìn, với bức vẽ một cái xương
đầu lâu tỏ là có sự nguy hiểm chết được. Có những người Pháp ngày ngày
dẫn tù binh Đức đi đào mìn lấy đi.
Họ có mời đến xem mìn mới đào
và lấy ngòi đi rồi (nó tròn bằng cái cơi đựng trầu, nhưng mỏng bằng đồng
bánh giầy). Còn máy để đi tìm mìn có một cán dài, đầu là một tấm sắt
tròn, có động cơ chạy bằng điện, đeo ở người. Đi đến đâu, họ cầm cán
máy, rồi là là tấm sắt tròn lên trên mặt đất. Nếu chỗ nào có loại kim ở
dưới đất thì máy ấy kêu vo vo báo hiệu. Với máy ấy, người ta có thể tìm
sâu xuống dưới mặt đất cho tới 0 th 70. Hồi trước người Đức chọn những
mìn ấy, nay lại tù binh Đức phải đi tìm kiếm để đào lên. Chiến tranh,
chẳng những hao tiền, tốn công, phí người mà còn dẫn nhân loại trong
vòng luẩn quẩn.
Xem xong mấy nơi bờ bể ấy, đoàn xe lại quay về
Agruville để khởi hành đi St. Lo (cách Agruville 35 cs) và đến nơi hồi
10g 30. Tỉnh này (12.000 người) là một nơi bị tàn phá vào bực nhất đầy
tai hại mất 95%. Công cuộc tàn phá, cửa nát nhà tan, trông thê thảm, não
nùng. Tiếng "San bằng” ta thường nghe nói, đem áp dụng vào chốn này
không còn ngoa ngoắt. Có nhiều chỗ trước kia, ta không ngờ là có nhà
cửa, dinh thự nguy nga, đồ sộ, bây giờ chỉ là những khoảnh đất bằng,
những bãi trông hoang vu, không còn vết tích gì là phố xá, nhà cửa, mà
khi trước đã có (theo lời thuật lại cho nghe). Nếu đem những bức ảnh phố
xá khi xưa so với quang cảnh hiện trước mặt ngày nay, thì không thể
tưởng tượng có sự thật như thế. Những nơi này, ngày nay cũng còn đang
thu dọn những vật liệu kết liễu của công cuộc tàn phá, lắm chỗ tuy đã
bắt đầu xếp dọn gần 2 năm nay, mà vẫn còn ngổn ngang, bề bộn, nhiều chỗ
có dùng những tù binh Đức trong việc thu dọn và tu sửa này. Nhiều chỗ
còn thấy những xác ô tô bẹp dúm dụm, nằm trong xưởng hay garage trong
nhà dưới sức mạnh của bom và sức nặng đè của nhà, cửa, tường, cột.
Công cuộc phá hoại của chiến tranh thấy mà rùng rợn!
11g đến Villers-Bocage (cách St. Lo 30 cs), 11g 45 tới Thury Harcourt
(cách Villers-Bocage 50 c.s.). Đoàn xe vẫn chạy, hai bên dọc đường, các
bức tường thủng, mái tốc, cột siêu nhắc lại cho khách qua đường hồi
tưởng thấy những thảm đạm, vừa qua, những cơn khủng khiếp mà dân sự miền
ấy đã phải nếm trải, cũng vẫn một cảnh tàn phá tang thương ấy cho tới
Argentan (cách Falaise 23 c.s.). Lúc này 12g và 12g 30 thì tới Le Prui
au Haras, một miền nuôi ngựa giống của nước Pháp (cách Argentan 14
c.s.).
Đến nơi ông Giám đốc và nhân viên của sở nuôi ngựa. Tiếp nữa Chủ tịch vào mở tòa nhà đồ sộ, trên một trái đồi nhỏ, trước mặt nhà là một sân “danh dự" lớn, sau nhà, trông ra những vườn hoa đồng cỏ xanh tươi, tốt đẹp. Nắng hè ven rừng, soi xuống đồng cỏ mênh mông bát ngát, cảnh tượng này trái ngược hẳn với những cảnh tàn phá điêu tàn khốc hại, tôi đã được thấy trong 2 ngày nay. Ô. Giám đốc và nhân viên của ông tiếp đãi rất ân cần, diễn giải cho nghe về nghề nuôi ngựa, giống ngưa v.v.... mà cả những bức tường buồng khách, cũng như buồng ăn, những bức tranh ngựa cũng phô diễn về hình thù, về nòi giống của những đức tính của ngựa.
Đến nơi ông Giám đốc và nhân viên của sở nuôi ngựa. Tiếp nữa Chủ tịch vào mở tòa nhà đồ sộ, trên một trái đồi nhỏ, trước mặt nhà là một sân “danh dự" lớn, sau nhà, trông ra những vườn hoa đồng cỏ xanh tươi, tốt đẹp. Nắng hè ven rừng, soi xuống đồng cỏ mênh mông bát ngát, cảnh tượng này trái ngược hẳn với những cảnh tàn phá điêu tàn khốc hại, tôi đã được thấy trong 2 ngày nay. Ô. Giám đốc và nhân viên của ông tiếp đãi rất ân cần, diễn giải cho nghe về nghề nuôi ngựa, giống ngưa v.v.... mà cả những bức tường buồng khách, cũng như buồng ăn, những bức tranh ngựa cũng phô diễn về hình thù, về nòi giống của những đức tính của ngựa.
Chuyện vãn hồi lâu, tiệc cơm, rồi cuộc phô diễn ngựa
nòi, ngựa giống, ngựa lúc si, ngựa cưỡi, phô bày và thao diễn ở trước
sân danh dự, các bồi ngựa bận áo đỏ, quần tím, ngựa thì đủ các sắc,
trắng, đen, hồng, gio, lốm đốm trắng, nâu. Trong cuộc biểu diển cùng các
giống ngựa con nào cũng lực lưỡng, bóng nhoáng, thật đã ngoạn mục. Ngựa
cho đi bước một, cho chạy kiệu, cho kéo những cỗ xe 4 ngựa đồ sộ, công
trình chăn nuôi, thật dầy công, tốn của.
Ô giám đốc lại mời Chủ
tịch đi thăm một lượt các chuồng ngựa và cắt nghĩa từng con một, cách tổ
chức, xếp đặt quy củ các sở. Nhiều con ngựa đáng giá hàng triệu quan,
bán cho người mua làm giống. Cuộc thăm sở ngựa này, có thể còn kéo dài
hơn nữa, nếu Hồ chủ tịch không mắc bận cuộc họp mặt 7g chiều hôm nay ở
Paris.
Cáo từ để lên đường, trước khi rời bước, có chụp ảnh,
quay ciné và riêng chủ tịch chụp với 2 em nhỏ sinh đôi của bà Giám đốc
(có 12 con nghĩa là vừa đúng một tá), ở đây, ô. Sainteny xin từ biệt trở
lại nhà ở Anguerville, còn đoàn xe (3 chiếc) vì tối hôm trước Paris
biết vì xe hỏng bỏ lại dọc đường, nên có gửi đến Anguerville thêm một
chiếc nữa, thì ô. Sainteny dùng đi trở lại nhà.
Đoàn xe bắt đầu
từ Haras chạy khá nhanh, 90, 100, 110, 120, đi qua Laigh, Verneuil,
Dreux, Houdan, Versailles, không dừng đâu cả, Đi qua các nơi kể trên
đây, không còn vết tích tàn phá nữa. Khi tới Versailles thì xe của Hồ
Chủ tịch bị bẹp một bánh, chúng tôi nhường xe để Chủ tịch về trước, có
việc ở Paris, còn chúng tôi ở lại chờ thay xong bánh, về sau. Chủ tịch
về đến Paris 6g 45, vừa đúng đi gặp khách thết cơm 7g. Đi từ Haras về
tới Paris vừa đúng 200 c. s.. Tổng công cuộc du lịch khứ hồi trong 2
ngày gần 200 cây số.
7g Hồ chủ tịch đi ăn cơm thết do tổng thống thư ký đảng cộng sản Pháp (M, Thorez) mời.
(còn tiếp )
Nguồn : FB Nam Nguyen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét