(Do ông Đỗ Đình Thiện ghi)
BỐI CẢNH THÁNG 6 LỊCH SỬ trước khi Đoàn sang Pháp
Người cộng
sản quốc tế Hồ Chí Minh (HCM) đến Paris nước Pháp với mục đích “cầu hòa”
với đảng phái đối nghịch, và vận động chính thức hóa Hiệp Ước Sơ Bộ.
Gần như đồng thời có đoàn của ông Phạm Văn Đồng sang Pháp để dự Hội Nghị
Fountainebleau, cùng năm 1946.
Trong chuyến tháp tùng từ Hà Nội
tới Pari, do thời tiết xấu, máy bay của đoàn phải đỗ xuống sân bay
Ranggun của Ấn Độ không trong dự kiến. Đêm ấy (31-5-1946) tướng Raul
Salan và Hồ Chủ tịch phải nằm chung một cái màn trong nhà vòm dã chiến
mà quân đội Anh vừa rút đi…Trong những lần tiếp xúc ấy, lúc đầu tướng
Salan với tư cách là Tư lệnh quân đội Pháp, ngạo mạn đòi Chính phủ Hồ
Chí Minh phải hạ vũ khí đầu hàng, vì mọi người đều đoán biết phe Phong
Trào Quần Chúng Cộng Hòa (MRP) sẽ đắc cử kỳ bầu cử Quốc Hội lần này. Phe
cộng sản Pháp sẽ không còn cơ hội để thực hiện những điều ghi ra trong
Hiệp Ước Sơ Bộ, mặc dù trước đó không lâu, 4/1946, tướng Salan và tướng
Võ Nguyên Giáp đã ký những thỏa thuận về mặt quân sự, và trong sự ký kết
này thì quân đội miền Bắc hoàn toàn lệ thuộc quân đội Pháp, con số lại
bị giới hạn 10 ngàn quân trong khi của Pháp thì 15 ngàn quân.
1945 De Gaulle trở về sau chiến thắng quân Đức, thành phố Lorient bị phá hủy 90% và còn rất nhiều bom mìn sót lại... |
Chính phủ Pháp từ 26/1/1946 – 24/6/1946 do phe thiên tả nắm quyền gồm:
Thủ Tướng: Felix Gouin (Đảng Xã Hội)
Phó Thủ Tướng: Francisque Gay ( Đảng MRP – Movement Republican Popular)
Phó Thủ Tướng: Maurice Thorez (Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Pháp)
Bộ Trưởng Ngoại Giao: George Bidault.
Còn khoảng 15 các chức vụ bộ trưởng nữa, nhưng quyền hạn thủ tướng và 2 phó thủ tướng vẫn là trên hết; hơn nữa, trong ba người thì đã có 2 là thiên tả.
Thủ Tướng: Felix Gouin (Đảng Xã Hội)
Phó Thủ Tướng: Francisque Gay ( Đảng MRP – Movement Republican Popular)
Phó Thủ Tướng: Maurice Thorez (Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Pháp)
Bộ Trưởng Ngoại Giao: George Bidault.
Còn khoảng 15 các chức vụ bộ trưởng nữa, nhưng quyền hạn thủ tướng và 2 phó thủ tướng vẫn là trên hết; hơn nữa, trong ba người thì đã có 2 là thiên tả.
Bắt đầu từ 4/1946 kéo dài đến giữa 5/1946 đã có những
buổi họp giữa 2 phe ông HCM và Thống Đốc Đông Dương Georges Thierry
d’Argenlieu. D’Argenlieu thuộc phe cánh của Charles de Gaulle và Georges
Bidault tức thành phần chống cộng sản.
Vấn đề chính yếu đã làm
cho phe d’Argenlieu lo lắng đó chính là Hiệp Ước Sơ Bộ, ký ngày
6/3/1946, giữa HCM và Jean Sainteny, đại diện chính phủ tả phái của nước
Pháp. Trong hiệp ước này, phần “thống nhất 3 kỳ” là tối quan trọng, bởi
vì nếu hiệp ước được thực hiện một cách pháp lý thì cộng sản sẽ nhuộm
đỏ cả ba miền Bắc Trung Nam. Thế nên trước ngày bầu cử Quốc Hội
2/6/1946, d’Argenlieu đã vận động thành lập chính phủ cho Nam Kỳ, cố ý
tách Nam Kỳ ra tự trị để không dính líu gì tới việc “thống nhất”của phe
cộng sản HCM và Pháp cộng. D’Argenlieu đã công nhận chính phủ Nam Kỳ
Nguyễn Văn Thinh. Việc thành lập này xảy ra từ tháng 2-6/1946 và HCM đã
biết. Thế nên vào ngày 28/2/1946 ông Hồ đã viết một thư cho Tổng Thống
Hoa Kỳ Harry Truman để yêu cầu giúp không cho Nam Kỳ tự trị. Kể ra HCM,
từ 1945-1946, Cụ đã viết hơn chục lá thư cho chính phủ Hoa Kỳ, nhưng
không lá thư nào được trả lời.
Là một quốc tế cộng sản thuộc hàng
lãnh đạo tại Đông Dương nên ông Hồ nắm rõ tình hình chính trị thế giới.
Biết nguy cơn Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản Pháp sẽ mất ghế trong kỳ bầu
cử Quốc Hội lần này nên ông Phạm Văn Đồng lãnh đạo phái đoàn qua dự Hội
Nghị Fontainebleau, còn phái đoàn ông HCM thì đi riêng như kể trên.
Ông HCM tới Pháp ngay lúc chính phủ đang bận rộn việc bầu cử nên đã đặc
phái cho Sainteny ra phi trường tiếp đón, và sau đó thuê khách sạn cho
phái đoàn ông HCM ngơi nghỉ chờ đợi. Chỉ ít ngày sau chính phủ mới của
Pháp lên nắm quyền...
(Cuộc đón tiếp tại sân bay được ghi lại trong video sau: https://www.youtube.com/watch?v=MAIp0giFOs0 )
(Cuộc đón tiếp tại sân bay được ghi lại trong video sau: https://www.youtube.com/watch?v=MAIp0giFOs0 )
(Tham khảo bộ phim ngắn: https://www.youtube.com/watch?v=aX4dq-4KUAc )
DANH SÁCH CÁC NHÂN VẬT
Jean Sainteny (1907-1978): là một chính trị gia người Pháp. Ông là một
sĩ quan tình báo và là người giữ vai trò quan trọng của chính phủ Pháp
tại Đông Dương trong những năm 1945-1946. Ông đại diện cho phía chính
phủ Pháp ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946. Ngày 2/12/1946 ông trở lại
Hà Nội. 19/12/1946, trên đường trở về từ doanh trại của tướng Morliere
xe Sainteny trúng phải mìn của Việt Minh. Cuộc chiến tranh Việt - Pháp
bùng nổ. Sau này ông có viết hồi ký về HCM.
Raymond Aubrac:
(1914-2012) Hai vợ chồng Do Thái này đều là những anh hùng của phong
trào Kháng chiến chống phát xít Đức. Rất gần gũi với những người cộng
sản, tuy vậy ông chưa từng là đảng viên đảng cộng sản. Sau chiến tranh
ông tham gia nhiều vào công cuộc phục hưng nước Pháp, cũng như tổ chức
quốc tế FAO. Rất thân với cụ Hồ.
Georges Bidault: (1899-1983)
Thực tế ông là người chỉ huy quân Kháng chiến, là tổng thống mới của
Pháp từ 22/6/1946. Bởi vậy ông coi nhẹ vai trò “chống Đức từ xa” của
tướng De Gaulle, khi vị này lên cầm quyền thì Bidault là một trong những
người chống đối mạnh mẽ nhất. Vì có liên quan trực tiếp đến vụ ám sát
hụt tổng thống De Gaulle mà ông phải lưu vong ở Brazil, sau 5 năm, tới
1968 mới được ân xá và về nước. Rất “rắn” trong vấn đề thuộc địa!
Maurice Thorez: (1900-1964) Tổng thư ký đảng cộng sản Pháp, rất thân
cận với Stalin và CCCP. Năm 1946 giữ chức vụ phó thủ tướng do trước đây
lãnh đạo phong trào phản chiến (đã từng bị Kháng chiến tuyên án tử hình
vắng mặt, sau này De Gaulle ân xá).
Marius Moutet: (1876-1968) là
nhà ngoại giao kiêm cố vấn tối cao về vấn đề thuộc địa. Ông giữ ghế bộ
trưởng thuộc địa của Pháp trong 4 nhiệm kỳ trong thập niên 1930 và 1940
và là chủ tịch của Hội đồng Chung sau chiến tranh đến năm 1951.
Hy vọng những nhân vật người Việt trong quyển Nhật ký mọi người đều biết hoặc có thể tự tìm hiểu được!
(Tiếp phần 2)
Nguồn : FB Nam Nguyen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét