KỲ I: NHỮNG “QUẢ BOM NỔ CHẬM” TRONG LÒNG NƯỚC MỸ.
Tổng thống Mỹ do các “đại gia” bầu chọn. Điều này tưởng chừng như vô lý vì trên danh nghĩa, người được giữ chức vụ tổng thống Mỹ thông qua bầu cử. Tuy nhiên, trên thực tế thì với hệ thống quy tắc bầu cử phức tạp ở Mỹ, kết quả bầu cử tổng thống không phản ánh nguyện vọng của cử tri phổ thông mà phản ánh nguyện vọng của các đại cử tri. Các phiếu đại cử tri sẽ được kiểm trước. Tất cả chỉ có 538 phiếu đại cử tri, ai giành được 270 phiếu đại cử tri sẽ đắc cử tổng thống Mỹ mà không cần phải quan tâm đến phiếu phổ thông. Năm 2001, lịch sử Mỹ đã chứng kiến George W. Bush (Bush con) đắc cử tổng thống Mỹ nhờ chiến thắng sít sao bằng phiếu đại cử tri tại bang Florida, cái “chảo lửa” của tất cả các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong 100 năm gần đây. Một quy tắc phức tạp thứ hai chế ước lại quy tắc thứ nhất là “nhất ăn cả”. Nếu ứng viên nào thắng phiếu phổ thông trong một bang, dù là thắng sát nút kiểu 50% +1 thì ứng viên đó sẽ thâu tóm toàn bộ phiếu đại cử tri của bang đó. bất kể các phiếu đại cử tri đó bầu cho ai. Giả sử Donald Trump thắng phiếu phổ thông ở bang California, bang đông dân nhất nước Mỹ thì ông ta sẽ thâu tóm toàn bộ 55 phiếu đại cử tri của bang này. Chính cái quy tắc bầu cử phức tạp này đã đẫn đến việc ứng cửa viên Al Gore của đảng Dân chủ thất cử trước George Bush năm 2000 mặc dù ông ta thắng phiếu phổ thông. Và năm nay cũng vậy, Donald Trump đạt 47,5% phiếu phổ thông trong khi Hillary Clinton đạt 47,7% phiếu phổ thông nhưng Donald Trump vẫn thắng nhờ đạt được 306 phiếu đại cử tri trong khi Hillary Clinton chỉ đạt 232 phiếu đại cử tri
1- Đi tìm câu trả lời cho sự đồng lòng hiếm hoi của chính giới Mỹ.
Vào ngày 8-11-2016, một điều được cho là kỳ lạ đã xảy ra. Sau hơn 70 năm kể từ các nhiệm kỳ của tổng thống Franklin Roosevelts là các nhiệm kỳ mà người dân cũng như chính giới Mỹ rất đồng lòng khi Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai, người ta mới lại được chứng kiến sự đồng lòng hiếm hoi của cả chính giới và người dân Mỹ khi Donald Trump, ứng viên của đảng Cộng hòa thắng cả phiếu đại cử tri và đạt suýt soát bằng đối thủ về phiếu phổ thông. Một thắng lợi có thể coi là tuyệt đối. Không những thế, trong cuộc bầu cử bán phần Hạ nghị viện và 1/3 Thượng nghị viện Mỹ được tiến hành đồng thời, đảng Cộng hòa cũng đã chiếm đa số ở Quốc hội lưỡng viện Mỹ.
Những ai đã theo dõi giới truyền thông Mỹ và phương Tây về chiến dịch tranh cử có nhiều nét đặc sắc và khôi hài nhất từ trước đến nay của nước Mỹ suốt gần 1 năm qua đều nhận thấy giới truyền thông Mỹ do các tài phiệt thao túng đã “dồn phiếu” cho Hillary Clinton, ứng viên của đảng Dân chủ và ra sức “dìm hàng” Donald Trump. Với chiến thắng của Donald Trump, có thể nói ông này không chỉ đánh bại đối thủ của mình là ứng viên của đảng Dân chủ mà còn đánh bại cả giới truyền thông để thu phục sự đồng thuận của người dân Mỹ cũng như đa số chính giới Mỹ. Tại sao vậy ?
Hầu hết những người bị giới truyền thông Mỹ và phương Tây “dắt mũi” đều cho thắng lợi vang dội của Donald Trump là đầy bất ngờ. Tuy nhiên, giới nghiên cứu chính trị quốc tế ở nhiều nước, trong đó nổi lên là ở Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp và cả ở Mỹ đều coi đó không phải là một sự bất ngờ. Tại sao vậy ? Câu trả lời là họ đã phân tích một cách thấu đáo những vấn đề của nước Mỹ từ năm 2012, năm mà Barack Obama đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, thậm chí là từ trước đó cả chục năm, khi mà Mỹ còn đang “vung vinh trên cây đèn chùm” với chủ thuyết “chống khủng bố quốc tế”. Qua phân tích, họ đã thấy trải qua hai nhiệm kỳ của George W. Bush và hai nhiệm kỳ của Barack Obama, nước Mỹ đã bị đặt vào một tình thế nguy hiểm như thế nào. Mặc cho giới truyền thông Mỹ và phương Tây vẫn ra sức tô vẽ cho sự phục hồi của nước Mỹ và chĩa mũi dùi công kích các đối thủ Nga và Trung Quốc, những nhà nghiên cứu tỉnh táo đều nhận thấy nước Mỹ cần có những sự thay đổi căn bản trong chính sách đối nội và đối ngoại, phải từ bỏ cả chủ nghĩa Tân bảo thủ lẫn chủ nghĩa Biệt lập nếu không muốn bị sụp đổ toàn diện trong một tương lai không xa. Hệ thống truyền thông Mỹ đã không đặt vấn đề này không phải vì nó không dám làm mà vì chính giới Mỹ không muốn nói thật bởi sự thật ảm đạm ấy có thể gây hoang mang cho dân chúng Mỹ. Thế nhưng, người dân Mỹ vẫn cảm nhận được điều đó. Và đã đến lúc người dân Mỹ thấy cần có một “vị cứu tinh” để đưa nước Mỹ ra khỏi tình thế nguy hiểm ấy.
2- Nước Mỹ sau khi Liên Xô sụp đổ và “thời kỳ hoàng kim” của Bill Clinton.
Sự tan rã của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết hùng mạnh không chỉ loại bỏ một đối thủ xứng tầm của Mỹ mà còn tước đi cái cớ ngàn vàng để người Mỹ phát triển hơn nữa nền công nghiệp chiến tranh của nó. Tuy nhiên, dân chúng Mỹ không quan tâm đến điều đó. Họ hy vọng vào một sự đầu tư của nhà nước vào quốc kế dân sinh, vào nền kinh tế phục vụ cho hóa bình, cho sự no ấm và làm cho đời sống của họ khá giả. Chính vì thế mà chính sách chiến tranh phục vụ cho Chiến lược Trung Đông lớn thời hậu Chiến tranh lạnh của đảng Cộng hòa đã không được chính giới và dân chúng Mỹ hoan nghênh. Kết quả là tổng thống George H. W. Bush (Bush cha) đã phải ra đi chỉ sau một nhiệm kỳ, nhường chỗ cho Bill Clinton, người có thể thực hiện những chính sách ôn hòa hơn và chăm lo hơn đến đời sống của người dân Mỹ. Cuộc chiến ở Iraq bị bỏ dở giữa chừng. Tám năm dưới “triều đại” của Bil Clinton, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Yếu tố Trung Quốc thực hiện chính sách “trỗi dậy hòa bình” đã làm cho các nhà tài phiệt Mỹ mạnh tay đầu tư vào thị trường 1,4 tỷ dân có nguồn lao động dồi dào và rẻ mạt này. Người dân Mỹ đã có thể sống sung túc hơn nhờ sức lao động của người dân Trung Quốc và nhiều nước khác và không còn lo nguy cơ chiến tranh. Cũng trong tám năm dưới triều đại Bil Clinton, hầu như không có lính Mỹ chết vì nguyên nhân chiến sự.
Tám năm dưới triều đại Bill Clinton là tám năm mà nhánh kinh tế tài chính Mỹ phát triển đến chóng mặt và lấn át nhánh kinh tế sản xuất trong nội địa nước Mỹ. Chỉ số tài chính Nazdaq Composite lên ngôi một cách ngoạn mục và qua mặt chỉ số công nghiệp Dow John để trở thành chỉ số kinh tế số một chỉ báo “sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó, chỉ số kinh tế công nghệ cao S&P 500 cũng trở thành một trong ba chỉ số kinh tế quan trọng của thị trường chứng khoán khổng lồ ở New York.Quá nửa sản phẩm của Mỹ được tạo ra ở nước ngoài và đa phần những sản phẩm đó được dán nhãn mác “Made in China”. Người Mỹ chỉ việc bơm Dollar ra thị trường thế giới rồi thu lợi từ các khoản đầu tư. Ngay cả chính phủ Mỹ cũng mạnh tay đầu tư ra nước ngoài bằng các các loại trái phiếu để có thêm kinh phí trang trải. Đầu tư cho quốc phòng vẫn tăng đều đặn mặc dù chẳng còn có một mối đe dọa nào đáng kể đối với nước Mỹ. Quả là ngồi mát ăn bát vàng, dùng đồng Dollar điều khiển cả thế giới.
Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó. Chính sách đó một mặt đem lại cho giới tài phiệt của nước Mỹ rất nhiều lợi nhuận nhưng lại tước đi công ăn việc làm của hàng chục triệu người Mỹ. Chính chính sách kinh tế dựa chủ yếu và việc điều hành đồng Dollar của Mỹ còn làm yếu nền kinh tế sản xuất nội địa của Mỹ. Tỷ giá Dollar cao, đồng Dollar mạnh đã đẩy những nguồi đầu tư ra ngoài nước Mỹ. Lương cao bổng hậu làm cho giá cả sức lao động ở Mỹ tăng theo. Thị trường lao động phổ thông ở Mỹ thu hẹp. Ngay cả những thị trường lao động chất lượng cao cũng rất “kén hàng”. Các hãng bảo hiểm ngày càng phải trả những khoản trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản bảo hiểm khác ngày một nhiều hơn. Nhưng những điều đó chưa phải là đáng sợ nhất. Điều đáng sợ nhất là số lượng người thất nghiệp toàn phần ở Mỹ đã lên đến trên 7% dân số. Số người thất nghiệp bán phần (có việc làm không ổn định) cũng chiếm tỷ lệ tương tự. Sau 8 năm, nền tài chính Mỹ đã có nhiều dấu hiệu khủng hoảng rõ nét. Và đến năm 1998 thì cuộc khủng hoảng tài chính khởi phát từ Châu Ấ đã tràn đến thị trường tài chính Mỹ. Điều tệ hại thứ hai là số lao động có tay nghề cao ở Mỹ càng ngày càng giảm dần. Kèm theo đó, nền giáo dục Mỹ cũng trượt dốc khi tỷ lệ những người đỗ đạt cao tăng lên nhưng hiệu quả lao động lại giảm đi.
Để có thể giữ cho nền kinh tế xã hội tiếp tục phát triển ổn định, nước Mỹ buộc phải thay đổi chính sách. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, nước Mỹ đứng trước hai nguy cơ lớn từ bên ngoài. Tất nhiên không phải là nguy cơ từ “người ngoài hành tinh” như phim ảnh của Hollyood vẫn tưởng tượng ra mà là nguy cơ hiện hữu. Một là nguy cơ khủng bố quốc tế mà chính Mỹ đã nuôi dưỡng bọn này khi dùng chúng để chống lại Liên Xô ở Afghanistan và chống Nga ở Bắc Kavkaz rồi sau đó bỏ rơi chúng. Hai là sự trỗi dậy của Trung Quốc mà chính Mỹ là một tác nhân quan trọng hỗ trợ cho sự trỗi dậy đó. Ở bên trong, nước Mỹ cũng đứng trước hai nguy cơ. Một là vỡ nợ về tài chính do các “bong bóng” bảo hiểm và bất động sản. Còn chứng khoán thì không phải là một vấn đề lớn đối với Mỹ vì họ nắm độc quyền in Dollar. Hai là những bất ổn do phân hóa giàu nghèo cực kỳ nặng nề và nạn phân biệt chủng tộc bùng phát trở lại.
Nước Mỹ chọn chính sách nào để đối phó với những nguy cơ đó ? Một lần nữa, mục tiêu “Trung Đông Lớn” lại được đặt ra trước các nhà tài phiệt ở phố Wall, những người quyết định tối hậu chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mỹ. Cuối cùng, họ lại quay lại lối đi cũ: CHIẾN TRANH. Và thế là “thời kỳ vàng son” của đảng Dân chủ cũng như “triều đại ôn hòa” của Bill Clinton chấm dứt. Nước Mỹ bước vào những cuộc phiêu lưu quân sự mới, nền công nghiệp chiến tranh phục hồi mạnh, đem lại những lợi nhuận khổng lồ cho các tập đoàn tư bản vũ khí và dầu mỏ. Cùng với nó, chủ nghĩa Tân bảo thủ và chủ nghĩa Biệt lập cũng phục hồi. Nó thể hiện rất rõ qua tuyên bố của tổng thống Mỹ George W. Bush khi ông này phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu rất chóng vánh sau vụ 11-9 và chia thế giới làm hai phe: phe ủng hộ Mỹ chống khủng bố và phe ủng hộ khủng bố.
3- Tám năm “đốt tiền” và “đổ máu” của triều đại George W. Bush.
Có người cho rằng nói như vậy là ngoa ngắt nhưng trên thực tế, sự việc đã xảy ra đứng như vậy. Đối với người Mỹ, cuộc chiến chống khủng bố tuwrng chừng như sẽ chấm dứt khi chỉ trong vòng 3 tháng, quân đội Mỹ với tất cả những vũ khí hiện đại nhất mà nó có đã nhanh chóng đánh gục “đối thủ nhỏ con” là chính quyền Taliban ở Afghanistan. Tuy nhiên, một chiến thắng quân sự nhanh chóng và áp đảo chưa chắc đã trở thành một chiến thắng chính trị. Và chiến thắng quân sự đó cũng không hẳn là một chiến thắng toàn diện của Mỹ để đặt dấu mốc đầu tiên cho mục tiêu dài hơi “Trung Đông Lớn”. Vấn đề là ở chỗ đưa quân đánh chiếm Afghanistan, Mỹ đã “chọc” vào tổ ong bầu “Al Qaeda” do chính Mỹ tạo ra từ thời Liên Xô đóng quân ở Afghanistan một cách hợp pháp theo lời kêu gọi của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Afghanistan.
Như thường thấy trong chiến tranh phi hạt nhân, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh mẽ chỉ có thể áp đảo đối phương chứ không thể quyết định số phận chiến trường. Lực lượng trên bộ với những con người bằng xương mới là lực lượng duy nhất quyết định chiến thắng. Tuy nhiên, lục quân Mỹ với những sư đoàn bộ binh cơ giới mạnh nhất thế giới đã không làm được điều đó. Khi cái “tổ ong” Al Qaeda bị đập vỡ, những “con ong” Al Qaeda đã bay tứ tung khắp thế giới.
Oái oăm thay, đó lại chính là mục tiêu của Mỹ. Bằng biện pháp quân sự, Mỹ đã dựng lên một chính quyền thân Mỹ ngay sát sườn phía Nam của Nga và phía Đông Iran (kẻ thù của Mỹ) , đồng thời xua cho “đàn ong” Al Qaeda bay đi khắp toàn cầu để tạo cho Mỹ cái cớ tiếp tục “cuộc chiến chống khủng bố”, vừa là cái cớ để can thiệp quân sự lật đổ những chính quyền mà Mỹ không ưa, vừa để phục hồi và phát triển công nghiệp vũ khí, vừa để khống chế nguồn dầu mỏ, thứ “vàng đen” mà Mỹ đã lấy làm bản vị cho đồng Dollar kể từ năm 1971, vừa để chứng tỏ cho thế giới vai trò lãnh đạo duy nhất của Đế chế Mỹ, đế chế Dollar. Một hành động nhằm đạt nhiều mục đích.
Kế đó, đến lượt Iraq và Saddam Hussein trở thành vật hiến tế thứ ba cho “Thần chiến tranh” của Mỹ sau Nam Tư và Afghanistan. Mỹ còn nhúng tay vào một loạt các cuộc chiến khác, đặc biệt là cuộc Chiến tranh Chechnia ở miền Tây Nam Liên bang Nga khi CIA và biệt kích Mỹ đã huấn luyện hàng loạt những tên khủng bố khét tiếng rồi tung chúng vào Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia, nơi mà các chính quyền ở đây đều là những phần tử thân Mỹ. Đây cũng là một phần của Chiến lược “Trung Đông Lớn” của Mỹ.
Và một lần nữa, cái gì trên đời này cũng có mặt trái của nó. Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đã thúc đẩy nền công nghiệp chiến tranh và dầu mỏ của Mỹ phát triển, vực dậy nền kinh tế Mỹ sau khủng hoảng nhẹ vào những năm 1997-1999. Chiến tranh đã tạo ra thêm từ 1,5 đến 2 triệu việc làm mới ở Mỹ, kể cả việc làm trong quân đội. Tỷ lệ thất nghiệp giảm đi. Các chỉ số kinh tế cơ bản Nazdaq Composite, Dow John, S&P 500 phục hồi và tăng trưởng trở lại. FED vẫn đều đặn in thêm Dollar, Các tập đoàn sản xuất vũ khí Mỹ lại “vớ bẫm” bởi nhiều nước đã tái chạy đua vũ trang, mua thêm vũ khí để “phòng thân”. Các tập đoàn dầu mỏ mỹ có thêm những hợp đồng mới béo bở ở Trung Đông. Người Mỹ đã có tiền để đầu tư khai thác dầu đá phiến sét mà khi đó, Mỹ nắm độc quyền về công nghệ. Vị thế chính trị - quân sự - kinh tế của Mỹ trên toàn cầu vẫn vững như bàn thạch và tưởng chừng như không có kẻ nào dám thách thức.
Lại một lần nữa, cái gì cũng có mặt trái của nó. Nói như người Trung Quốc là không thể cắt đậu phụ mà mong hai mặt con dao đều sạch được. Chính sách của triều đình “Bush con” tuy có duy trì vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, xốc lại nên kinh tế Mỹ nhưng cũng như chính sách của những tổng thống tiền nhiệm, nó tiếp tục để lại những “quả bom nổ chậm” trong lòng nước Mỹ. Chính sách hướng ngoại dưới thời George W. Bush không thể giải quyết tận gốc những vấn đề đối nội của nước Mỹ. Nền công nghiệp chiến tranh cho dù là một trong các trụ cột cơ bản của kinh tế Mỹ nhưng không thể là “cây đũa thần” khi nhu cầu cơ bản nhất của con người là bánh mỳ, là nhà ở, là chăm sóc y tế, là cuộc sống sáng tạo chứ không phải là vác súng bắn nhau chí chết.
Một kho vũ khí đầy ắp có thể biểu hiện sức mạnh của một cường quốc nhưng cũng là gánh nặng cho nền kinh tế khi người ta phải liên tục bảo trì, bảo dưỡng chúng nếu không muốn những thứ “hàng nóng” siêu hiện đại ấy trở thành những đống sắt vụn, đồng nát. Dù đã vắt hết sức lực, khai thác triệt để từ các nguồn đầu tư ra nước ngoài nhưng chính quyền “Bush con” vẫn không đủ tiền trang trải cho các chi phí khổng lồ ấy. Trong một bài viết trước, tôi đã từng đề cập đến việc chính phủ Mỹ đánh thuế hết sức bèo bọt đối với các tập đoàn công nghiệp vũ khí. Và nay, phải nhắc lại một lần nữa để hiểu rõ tại sao nền sản xuất những đồ chơi chết người này của Mỹ rất phát triển mà Nhà Trắng vẫn khan tiền, thậm chí nó còn nghèo hơn Lầu Năm Góc rất nhiều. Gánh nặng kinh tế được trút lên vào những người dân Mỹ mặc dù Mỹ đã tận dụng được nguồn nhân công rẻ mạt từ thị trường Trung Quốc cũng như từ những người da màu nhập cư. Vào cuối nhiệm kỳ của “Bush con”, nước Mỹ đứng trước nguy cơ khủng hoảng sâu rộng. Bất động sản và bảo hiểm trở thành hai “quả bom nổ chậm” mà chính quyền George W. Bush “cài” lại để “buộc” chính quyền Barack Obama gỡ nó đi.
facebook : tâm Minh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét