Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

VÌ SAO CHÍNH GIỚI MỸ CHỌN DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG THỨ 45 CỦA HỢP CHÚNG QUỐC ? -P2

KỲ II: VỊ TRÍ SỐ 1 CỦA MỸ BỊ THÁCH CHỨC, CÔNG THỨC “THIÊN HẠ TAM PHÂN” XUẤT HIỆN
4- Bi kịch Barack Obama: Hứa nhưng không thể làm.
Ngày 4-11-2008, chàng trai “tuổi Sửu” Barack Hussein Obama đắc cử, vượt lên trên Thượng nghị sĩ John McCain của đảng Cộng hòa 7,2% số phiếu (52,9%/45,7%) và trở thành tổng thống da màu đầu tiên ở Mỹ. Một số người cánh tả khấp khởi vui mừng vì họ dự đoán rằng với gốc tích chủng tộc của mình Barack Obama sẽ đem lại một chính sách hòa bình cho thế giới cũng như chăm lo đến an sinh xã hội của người dân Mỹ đang trên đà xuống dốc. Quả thật trong cương lĩnh tranh cử của mình, ông Barack Obama đã đề cập đến nhiều vấn đề xã hội bức xúc và sát sườn với người dân Mỹ như y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội, nạn thất nhiệp, nạn lạm dụng súng đạn .v.v… cần giải quyết cấp bách. Giống như các tổng thống trước đây Abraham Lincoln hay Frank Roosevelts hay Linden B. Johnson, ông cũng “kêu gọi sự hòa giải và đoàn kết cho một nhà tự chia rẽ, nơi những niềm hi vọng và những giấc mơ được mọi người cùng chia sẻ”. Ông cũng hứa sẽ rút quân khỏi Afghanistan và Iraq, sẽ giảm chạy đua vũ trang, giảm ngân sách quốc phòng. Ông cũng hứa sẽ vực dậy nền kinh tế Mỹ đang lâm vào cuộc suy thoái trầm trọng và kéo dài, chỉ sau Đại suy thoái năm 1929-1933.
Trong nhiệm kỳ thứ nhất, Barack Obama đã thực hiện được phần lớn cương lĩnh tranh cử. Năm ngày sau khi nhậm chức, Barack Obama ký lệnh tái khởi động Chương trình Bảo hiểm Sức khỏe cho Trẻ em, hỗ trợ cho 4 triệu trẻ em không có bảo hiểm (Chương trình Obama Care). Tháng 3-2009, Obama đảo ngược chính sách của chính phủ Bush hạn chế ngân quỹ dành cho nghiên cứu tế bào gốc từ phôi, đồng thời cam kết phát triển “những hướng dẫn nghiêm ngặt” cho các cuộc nghiên cứu.

Ngày 30-9-2009, chính quyền Obama đề xuất quy tắc mới về các nhà máy điện và nhà máy lọc dầu trong mpoojt nỗ lực hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính và kìm hãm tình trạng nóng lên toàn cầu. Tháng 4, 2010, Obama công bố một sự thay đổi trong định hướng của Cơ quan nghiên cứu không gian vũ trụ Mỹ (NASA), cung cấp ngân quỹ cho các đề án khoa học địa cầu, nghiên cứu tên lửa mới, nghiên cứu và phát triển các chuyến thám hiểm Sao Hỏa và các chuyến bay đến Trạm Không gian Quốc tế ISS.
Thông điệp liên bang năm năm 2011 của Barack Obama tập trung chú ý vào các vấn đề giáo dục và đổi mới, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đổi mới kinh tế để tăng cường sức mạnh cạnh tranh của nước Mỹ trên thế giới. Obama cam kết sẽ đóng băng chi tiêu nội địa trong 5 năm, bỏ việc giảm thuế cho các công ty dầu mỏ, đảo ngược chính sách cắt giảm thuế cho giới giàu có nhất và chấm dứt cắt giảm chi phí y tế. Tổng thống cũng cam kết đến năm 2015 sẽ có 1 triệu xe chạy bằng điện lưu thông trên đường.
Đối phó với khủng hoảng kinh tế nổ ra vào năm cuối cùng của triều đại George W. Bush gây ra sự suy thoái nghiêm trọng, Ngày 17-2-2009, Obama ban hành gói kích thích trị giá 787 tỷ USD nhằm phục hồi nền kinh tế với các biện pháp như gia tăng chi tiêu liên bang cho y tế, cơ sở hạ tầng, giáo dục, cắt giảm thuế và hỗ trợ trực tiếp cho các cá nhân yếu thế. Để đối phó với khủng hoảng tài chính, Obama cho phép Bộ trưởng Ngân khố cung ứng quỹ dự phòng 2 000 tỷ USD để mua bất động sản đang mất giá. Obama cũng quyết định can thệp vào nền công nghiệp ô tô đang bị khủng hoảng, cho giãn nợ, khoanh nợ của General Motors và Chrysler để tiếp tục sản xuất trong khi tiến hành cải tổ. Trong những tháng kế tiếp, Nhà Trắng thiết lập điều kiện phá sản cho hai công ty này. Trong đó có việc bán Chrysler cho công ty Fiat của Ý và tái cấu trúc General Motor, trong đó chính phủ Mỹ mua 60% cổ phần, chính phủ Canada mua 12%.
Theo quán tính từ năm 2008, mức thất nghiệp tăng trong năm 2009 lên đến đỉnh điểm 10% và dừng ở mức đó trong suốt quý 4, rồi xuống 9,7% trong quý đầu năm 2010, và 9,6% trong quý 2 cho đến cuối năm. Tháng 11-2012, mức thất nghiệp xuống 7,7%, rồi 6,7% trong tháng cuối cùng năm 2013 và được kéo giảm còn 6,3% trong quý đầu năm 2014. GDP Mỹ tăng trưởng trở lại trong quý 3 năm 2009, lên tới 1,6% và 5% trong quý 4, và tiếp tục tăng trưởng 3,7% trong quý đầu năm 2010, rồi sút giảm đôi chút trong những quý còn lại. Tháng 7-2010, Quỹ Dự trữ Liên bang nhận thấy các hoạt động kinh tế có gia tăng dù còn chậm. Tổng thể, nền kinh tế tăng trưởng 2,9% trong năm 2010. Về đối ngoại, Barack Obama chủ trương bình thường hóa quan hệ với Cuba và dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Barack Obama còn đi xa hơn khi đề nghị Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật hạn chế sử dụng súng trong dân Mỹ và động thái này gặp phản đòn kịch liệt từ mọi phía trong xã hội Mỹ. Từ năm thứ hai của nhiệm kỳ thứ hai, giới tài phiệt ở phố Wall cảm thấy bắt đầu phải kiềm chế “con ngựa ô” của họ bởi những cải cách của Obama cho dù là tích cực nhưng lại động chạm quá nhiều đến quyền lợi của cả giới tư bản tài chính lẫn giới tư bản công nghiệp. Và quan trọng hơn là chiến lược “Trung Đông Lớn” của Mỹ có nguy cơ bị bỏ bê. Giới quân sự ở Lầu Năm Góc cùng với Cơ quan tình báo trung ương Mỹ đã hợp tác với nhau thúc đẩy sự bất ổn gia tăng ở Afghanistan, Iraq khiến cho quân đội Mỹ không thể rút khỏi các nước này theo đúng lộ trình như cương lĩnh tranh cử của Barack Obama.
Với “Chiến dịch mùa xuân A Rập”, Mỹ buộc phải nhúng tay can thiệp vào Libya và phải chịu trách nhiệm về sự hỗn loạn ở Lybia cũng như cái chết của nhà lãnh đạo Libya Muamma Gaddafi. Con quái vật IS do CIA và DIA tạo ra từ những chi nhánh Al Qaeda ở Iraq và Syria cùng với mưu đổ lật đổ chính quyền Damascus của Bashar Al Assad đã đưa nước Mỹ dính líu vào một vòng xoáy bạo lực mới ở Trung Đông. Chính sách can dự rộng rãi của Mỹ đã làm cho các lực lượng vũ trang Mỹ và cả tiềm lực kinh tế Mỹ bị căng ra trên toàn cầu. Các đồng minh của Mỹ dần trở thành những “con bù nhìn” cả về quân sự và chính trị, tạo thêm những gánh nặng cho Mỹ.
Mặc dù cuối nhiệm kỳ. Barack Obama có điều chỉnh lại một số chính sách tài chính nhưng kết quả là nợ công của nước Mỹ trong 2 nhiệm kỳ của Barack Obama đã tăng gần gấp đôi. Thâm hụt ngân sách lên đến trên 1.500 tỷ USD mỗi năm. Tháng 1-2009, khi Obama nhậm chức, nợ công của Mỹ là 10.600 tỷ USD. Đến tháng 11-2016 khi Donald Trump đắc cử tổng thống, nợ công của Mỹ vọt lên đến 19.800 tỷ USD. Không một quốc gia nào có thể chịu nổi một khoản nợ công lớn như vậy. Chỉ có nước Mỹ với độc quyền in Dollar mới tránh khỏi sự sụp đổ về tài chính. Kinh tế Mỹ rơi vào vòng luẩn quẩn. Nếu nâng lãi suất đồng Dollar thì lạm phát sẽ quay lại. Nếu không nâng lại suất thì kinh tế Mỹ sẽ dẫm chân tại chỗ với tỷ lệ tăng trưởng không quá 2%/năm. Ở những lĩnh vực phúc lợi xã hội, tinh hiofnh cũng khá ảm đạm. Chương trình Obama Care bị bỏ dở và trở thành nỗi cay đắng nhất đối với tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.
5- Những nguy cơ từ Trung Quốc và sự trỗi dậy của “Gấu Nga”.
Trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, Mỹ và phương Tây ra sức ve vãn Trung Quốc để một mặt, liên thủ chống lại Liên Xô, mặt khác, để khai thác thị trường lao động rẻ mạt cũng như các nguồn tài nguyên của Trung Quốc khi đó còn đang dồi dào. Tận dụng chính sách “cải cách, mở cửa” của Trung Quốc khởi phát từ thời Đặng Tiểu Bình cầm quyền, các tập đoàn tư bản công nghiệp Mỹ ồ ạt đổ bộ vào Trung Quốc, từ các hãng điện tử nổi tiếng như IBM, Motorola đến các hãng ô tô lớn như General Motor, Ford và thậm chí là cả Boeing. Theo chân Mỹ, các tập đoàn tư bản công nghiệp Đức, Anh, Nhật cũng đổ bộ vào Trung Quốc. Trong suốt 30 năm trời từ 1980 đến 2010, Mỹ và phương Tây đã thật sự “vỗ béo” cho Trung Quốc. Đến đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc qua mặt Nhật Bản trở thành quốc gia có quy mô kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hàng hóa “Made in China” tràn ngập khắp toàn cầu và cạnh tranh kịch liệt trên diện rộng với các nhãn hiệu “Made in Japan”, “Made in England”, “Made in Germany”, “Made in Korea” và cả “Made in USA”.
Dấu hiệu chỉ báo nguy cơ Trung Quốc đe dọa các lợi ích chiến lược của Mỹ ở Châu Á mà trực tiếp là Đông Bắc Á và Đông Nam Á được giới tình báo và phân tích dự báo từ năm 1996 khi Trung Quốc bắt đầu “chơi rắn” với Philippines ở Biển Đông và đe dọa thu hồi Đài Loan. Một cuộc chiến giả định giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông đã được các nhà báo Humphrey Hawksley, trưởng phân xã BBC tại Trung Quốc và Simon Holberton, trưởng pnaa xã Financial Time tại Hồng Công vạch vẽ trong cuốn sách “Cuộc tấn công của Con Rồng” xuất bản năm 1998.
Bước sang thế kỷ XXI, trong khi Mỹ thi thố sức mạnh quân sự, dùng dao mổ trâu để giết chim, chém gà tại Nam Tư, Afghanistan, Iraq .v.v… thì Trung Quốc đã âm thầm trỗi dậy. Từ năm 2007 đến năm 2014, Trung Quốc liên tục “chơi rắn” với Việt Nam bằng cách cản trở các hoạt động khai thác, thăm dò dầu khí của Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, phá hoại các tài sản mà Việt Nam thuê của nước ngoài, ngang ngược đặt các dàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và triển khai lực lượng bảo vệ dàn khoan. Trung Quốc cũng bồi đắp các bãi cạn mà họ chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988 ở Trường Sa, hủy hoại các rạn san hồ ngầm, xây dựng các căn cứ quân sự ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung quốc cũng “chơi rắn” với Nhật Bản ở biển Hoa Đông khi tuyên bố sẽ thu hồi quân đảo Điều Ngư (Nhật gọi là Senkaku), thiết lập vùng nhận dạng phòng không chồng lấn lên các vùng biển đang tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc. Thách thức vai trò của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Đương nhiên là Mỹ không thể để vai trò của mình ở Châu Á – Thái Bình Dương bị suy giảm. Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, Barack Obama buộc phải thực hiện hoạt động tái cân bằng chiến lược hay gọi là “chính sách xoay trục sang Chây Á – Thái Bình Dương” để hỗ trợ cho các đồng minh Nhật Bản, hàn Quốc, Philippines ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Một lần nữa, Mỹ buộc phải san sẻ lực lượng trong khi Trung Đông vẫn còn đang “bốc cháy” dữ dội.
Trong khi đó thì con “Gấu Nga” đã tỉnh dậy sau “giấc ngủ Đông” và thực sự trở thành một thế lực mạnh mẽ ở cả Châu Á (chỉ sau trung Quốc) và Châu Âu dưới “triều đại” của Vladimir Putin. Để trấn an những đồng minh trong NATO ở Châu Âu, Mỹ buộc phải san sẻ một phần lực lượng cho mặt trận này. Sau khi chiến thuật “cách mạng cam” với con bài Victor Yushenko bị Nga vô hiệu hóa, CIA tổ chức cho các lực lượng cực đoan miền Tây (Pravyi Sector) có sự tham gia của cả bọn phát xít mới gây ra vụ đảo chính Maidan, lật đổ chính phủ hợp pháp của Vistor Yanukovich. Nga trả đũa bằng cách thu hồi Crimea và hỗ trợ cho các lực luwojng Novorussia ở miền Đông Ukraina, ngăn chặn đòn tấn công của Mỹ và phương Tây vào Tây Nam Nga.
Việc Nga can dự bằng không quân và đặc nhiệm vào Syria theo yêu cầu của chính quyền hợp pháp do Bashar Al Assad lãnh đạo đã làm cho mưu đồ “Mùa xuân A Rập” ở Syria do CIA đạo diễn thất bại thảm hại. Không những thế, những lực lượng gọi là dân chủ ở Syria cũng với quân IS đã bị quân đội Syria với sự yểm hộ của không quân Nga đánh cho tơi tả. Vị thế của Nga ở Trung Đông và sự “phản bội” của Thổ Nhĩ Kỳ khi họ bắt tay với Nga cũng như sự lớn mạnh của Iran đã làm cho chiến lược “Trung Đông Lớn” của Mỹ đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn tại mắt xích trọng yêu nhất của nó.
Cấm vận và trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã không thể bóp chết được nền kinh tế Nga mà ngược lại, nó thúc đẩy sản xuất nội địa của Nga ngày càng phát triển. Đòng thời, các nước EU cũng ăn “phản đòn” và gánh chịu nhiều thiệt hại khi buôn bán với Nga bị đình trệ. Tình hình Châu Âu càng phức tạp hơn khi không phải alf Nga mà là quân khủng bố IS đã tấn công vào một loạt quốc gia, trong đó trọng điểm là Paris, “kinh thành ánh sáng” của thế giới và Brussels, nơi đóng Sở chỉ huy của NATO và là “Thủ đô chính trị” của EU. Cộng thêm vào đó là làn sóng hàng triệu người nhập cư tràn vào Châu Âu cả từ hướng Balkan và hướng Địa Trung Hải càng làm cho Châu Âu thêm hỗn loạn.
Tất cả những điều đó thách thức vai trò, vị trì số một toàn cầu của Mỹ. Dư luận đã nói nhiều đến một thiên hạ tam phân ở thế kỷ XXI, một mô hình Tam Quốc ở Trung Hoa đầu Công nguyên. Đương nhiên là giới tư bản công nghiệp và tài phiệt Mỹ không bao giờ chấp nhận công thức “Tam Quốc”. Họ sẽ tìm mọi cách để “xóa thế chân vạc” đang hình thành, đưa nước Mỹ trở lại ngôi “bá chủ toàn cầu”. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất khiến giới tư bản tài phiệt Mỹ, thông qua các đại cử tri để đưa Donald Trump lên làm tổng thống với hy vọng ông này không đi theo vết xe “trật bánh” của các tổng thống tiền nhiệm, lấy lại vị thế cho nước Mỹ.
facebook : Tâm Minh Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét