Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

HẢI PHỒNG TẦN THỦ

        Năm 2001 - Mình cũng tham gia dự thi sáng tác  biểu tượng Hải Phòng. Kết quả là giải rút, he he  . Cùng lấy ý tưởng từ câu " Hải Tần Phòng Thủ" mà làm đề. Bài này lấy một phần trong một bài của diễn đàn Haiphongfc.vn .


Tóm tắt việc hình thành cái gọi là TP Hải Phòng.
hình trên nét
- Ngày 19/7/1888 Pháp ép Đồng Khánh nhượng Hải Phòng để xây dựng thành phố trên cơ sở địa giới hành chính cắt từ các huyện : An Dương, Nghi Dương, An Lão (thuộc phủ Kiến Thuỵ) và một phần huyện Thuỷ Đường (Thuỷ Nguyên) của Hải Dương, đầu tiên gọi là Nha Hải Phòng, ngày 11/9/1887 đổi là tỉnh Hải Phòng.
Tổng thống Pháp khi đó là Sadi Carnot trực tiếp kí sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng - thành phố Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đông Dương
- Đến ngày 31/10/1898, toàn quyền Đông Dương tách TP Hải Phòng ra khỏi tỉnh Hải Phòng, chuyển tỉnh lị về Phủ Liễn. Tháng 8 năm 1902 tỉnh đổi tên thành tỉnh Phù Liễn, ngày 17/ 2/1906 thành tỉnh Kiến An. Kiến An là tỉnh Bảo hộ vẫn duy trì bộ máy vua quan phong kiến cai trị bên cạnh Tòa Công sứ do người Pháp nắm quyền.
-Tháng 11 năm 1946, chính quyền VNDCCH hợp nhất Kiến An với Hải Phòng thành liên tỉnh Hải-Kiến. Đến 12/1948, lại tách riêng theo địa danh cũ thành 2 đơn vị hành chính. Trong các năm 1952-1953, sau trận càn “Con sứa” ( Méduse), tháng 4/1951, Pháp lập tỉnh Vĩnh Ninh (gồm Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thuỵ Anh) nhằm tạo vành đai cố thủ cho Tf Hải Phòng. Nhưng chính quyền kháng chiến của ta vẫn giữ nguyên đơn vị hành chính cũ. Kiến An khi đó thuộc Liên khu 3 và có 5 huyện (89 xã): Tiên Lãng, Hải An, An Lão, An Dương, Kiến Thụy. Ngày 4/3/1950, Kiến An được sáp nhập thêm huyện Thủy Nguyên từ tỉnh Quảng Yên.
- Ngày 26/9/1955, huyện Hải An của Kiến An sáp nhập vào thành phố Hải Phòng. Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế sau chiến tranh, ngày 27/10/1962, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá II đã có Nghị quyết về việc hợp nhất Hải Phòng- Kiến An thành thành phố Hải Phòng.
2. Việc hình thành tên gọi Hải Phòng
-Theo một số chuyên gia, cái tên Hải Phòng xuất phát từ Hải tần phòng thủ thời bà Lê Chân. Sau này khi làm một số tiểu luận về LS kiến trúc HP, mọi người vẫn dùng khái niệm này, và được các thày đều là GS.TS chấp nhận. Rõ ràng đây là sự dễ dãi và tự kỷ, vì rõ ràng cái tên Hải Tần Phòng Thủ là chức vụ của bà Lê Chân vào năm 40-43, trong khoảng thời gian gần 2000 năm từ đó đến nay, không ai nhắc đến nó nữa trừ chúng ta, những con người của năm 2k.
Sau này mình đọc được giả thiết khác có vẻ ổn hơn, đó trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài suốt 2 thế kỷ( XVII - XVIII), có một bến cảng ở bên cửa sông Cấm được gọi là cảng Ninh Hải giữ một vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại giữa xứ Đàng ngoài với các thuyền buôn phương Tây (đặc biệt là người Hà Lan và người Anh) bên cạnh sự hình thành và phát triển của Phố Hiến.
Khi nhà Nguyễn phải ký Hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng. Từ đây tên gọi Hải Phòng bắt đầu xuất hiện trong cách gọi của người Pháp lẫn người bản địa. Cho nên mình nghiêng về giải thiết này.


2 nhận xét: