Ngòi
nổ trong mối căng thẳng Biển Đông đã tạm thời được tháo gỡ kể từ khi
Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp với Việt
Nam vào ngày 16 tháng 7. Nhưng việc đặt giàn khoan trong vị trí 130 hải
lý tính từ bờ biển của Việt Nam trong nhiều tháng trời của Bắc Kinh tiêu
biểu một mối đe dọa gây chia rẽ nhất trong nhiều năm qua đối với lãnh
đạo Đảng Cộng sản Hà Nội.
Hà Nội cho thấy bản
thân mình hoàn toàn bất lực không đối phó được sự khiêu khích trên biển
của Bắc Kinh. Hành động của Trung Quốc cũng vừa đủ để tránh bất kỳ tiềm
năng nào từ Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á.
Cả
nước đoàn kết thành một mặt trận chống lại vị trí của giàn khoan. Hoa
Kỳ, cũng tương tự nhưng đã không tham gia một cách có ý nghĩa. Thật vậy,
Trung Quốc đã thành công trong việc thuyết phục các nước khiếu kiện
khác trong vùng đông nam Á rằng Hoa Kỳ là một đồng minh không đáng tin
cậy trong cuộc tranh cãi tương lai trong khu vực.
Nhưng
thiệt hại lớn nhất đối với Hà Nội là các hành động của Trung Quốc phô
bày sự xích mích lớn rộng giữa hàng lãnh đạo cao cấp của đảng trong việc
phải đáp ứng với gây hấn của Bắc Kinh như thế nào.
Giới
lãnh đạo Việt Nam đã từng hy vọng một sự nhượng bộ ngoại giao từ Trung
Quốc khi uỷ viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đến thăm Việt Nam vào ngày
18-19. Tuy nhiên, chuyến thăm này không nhằm mục đích hòa giải khi ông
mắng nước chủ nhà đã "thổi phồng" tình trạng và tuyên bố thẳng thừng
rằng Trung Quốc sẽ "thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ
các giàn khoan. Ngay trong thời gian chuyến thăm này, Trung Quốc cũng
đưa một giàn khoan thăm dò thứ hai vào vùng biển tranh chấp.
Vào
thời điểm đó, dường như Hà Nội đã sẵn sàng cho một cuộc chiến. Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định rõ ràng là chủ quyền Việt Nam không
phải là để đánh đổi. "Việt Nam chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu
nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng
liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào
đó."
Các ủng hộ một chính sách đối ngoại quyết
đoán hơn như đã tiếp diễn. Một cuộc họp tháng 6 năm 2014 của Ủy ban
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn nhất trí lên án sự xâm
lược của Trung Quốc.
Dương tổ chức các cuộc họp
với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Nguyễn Tấn
Dũng, cũng như với lãnh đạo Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng. Trong khi
Phạm Bình Minh và Nguyễn Tấn Dũng duy trì một cách tiếp cận ít thoả
hiệp. Nguyễn Phú Trọng, không ngạc nhiên chút nào, đã tỏ ra hòa giải hơn
và tập trung vào các quan hệ lâu dài và mối quan hệ giữa hai đảng.
Ngay
sau khi Dương ra về, Bộ Chính trị đã họp để hình thành cách giải quyết.
Một nhóm do Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cầm
đầu, từng lớn tiếng trong những lần công khai kêu gọi Việt Nam chống lại
Trung Quốc, chủ trương đối đầu và tiếp cận cứng rắn hơn. Họ lập luận
rằng bất kỳ sự nhượng bộ nào với Trung Quốc chỉ khuyến khích thêm những
gây hấn trong tương lai và ủng hộ một chiến lược đa dạng bao gồm các
việc sau:
· Nộp một bản báo cáo lên Ủy ban Trọng
tài Quốc tế, song hành với bản báo cáo của Philippines vào tháng 3 năm
2014 từng làm Bắc Kinh tức giận.
· Chủ động lãnh đạo thúc đẩy một luật ràng buộc về quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong khối ASEAN;
· Hình thành các mối quan hệ gần gũi, phối hợp hơn với Philippines và Indonesia.
· Tham gia các cuộc tập trận đa phương hơn, bao gồm cả với Mỹ, Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản;
· Phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ và đàm phán về một quan hệ "đối tác toàn diện" rõ rệt hơn.
·
Tham gia vào thỏa thuận thương mại quan hệ đối tác xuyên Thái Bình
Dương do Mỹ dẫn đầu (TPP), với các đòi hỏi phải cải cách kinh tế và khởi
sự đóng cửa các khu vực kinh tế nặng kiểm soát của Việt Nam, bao gồm cả
doanh nghiệp nhà nước;
· Phát triển mối quan hệ
gần gũi hơn với Nhật Bản. Có thể không công khai tuyên bố ủng hộ việc
tái diễn giải Điều IX của thủ tướng Shinzo Abe, nhưng lặng lẽ khuyến
khích một tư thế ngoại giao và an ninh chủ động hơn trong khu vực.
·
Chấp nhận việc kinh tế suy thoái do việc đầu tư thương mại ít hơn với
Trung Quốc, với tin tưởng rằng điều này sẽ ép buộc Việt Nam phải đa dạng
hóa các mối quan hệ kinh tế của mình và châm dứt mối nguy của các quan
hệ kinh tế lệ thuộc ở mức độ cao vào Trung Quốc.
Các
thành viên khác của nhóm này bao gồm người ủng hộ cải cách Lê Thanh Hải
(Bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc, Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Thị Kim Ngân và Tòng Thị Phóng.
Chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào Trung Quốc (**)
Nhóm
còn lại do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu ít sẵn
sàng với việc khiêu khích hoặc làm bất cứ điều gì để gây căng thẳng hơn
nữa với Bắc Kinh. Họ không đưa ra một chiến lược thực tế nào nhưng chỉ
lập luận rằng việc xoa dịu căng thẳng với Bắc Kinh sẽ phục vụ cho lợi
ích quốc gia trong dài hạn. Họ lập luận rõ ràng rằng Việt Nam không đủ
khả năng để đương đầu một cuộc xung đột với Trung Quốc và nhấn mạnh đến
mối quan hệ gần gũi về tư tưởng và lịch sử với Bắc Kinh. Họ bác bỏ việc
nộp báo cáo lên cơ quan trọng tài quốc tế và nghi ngờ ý định cùng cách
giải quyết của Hoa Kỳ. Điểm mấu chốt trong lập luận của họ là một niềm
tin ngây thơ rằng Trung Quốc sẽ thỏa hiệp và nhượng bộ trong tương lai.
Chiến
dịch làm giảm căng thẳng được sự tham gia của Tô Huy Rứa, Ủy viên Ban
Bí thư, Lê Hồng Anh (Thường trực Ban Bí thư), Ngô Văn Dụ (Chủ tịch Ủy
ban Kiểm tra Trung ương), Đinh Thế Huynh (Ban Tuyên giáo) Phạm Quang
Nghị (Bí thư TP. Hà Nội), Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam). Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, có lẽ sợ hãi sự bất mãn
của đại chúng và các cuộc biểu tình tiếp tục sẽ khiến gây căng thẳng
thêm cho cuộc xung đột.
Hai cầu thủ nặng cân có
thể làm nên một sự khác biệt. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có khả năng
ủng hộ phe đa số. Ông là một trong những người ủng hộ cải cách kinh tế
hơn cả nhưng lại rất thận trọng với cuộc xung đột. Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng Phùng Quang Thanh, người quân nhân cao cấp nhất từng ủng hộ sự cần
thiết phải theo đuổi một vụ kiện với Trung Quốc nhưng lại thận trọng về
sự phụ thuộc vào phương Tây. Nhận thức được các lựa chọn giới hạn của
Việt Nam, Phùng Quang Thanh tham gia phe đa số và ủng hộ sự thỏa hiệp.
Dù
việc biểu quyết ra sao, kết quả có vẻ rõ ràng: Bộ Chính trị đã thông
qua một chính sách để giảm leo thang căng thẳng. Vào đầu tháng Sáu,
quyết định khởi kiện lên trọng tài quốc tế, dường như đã được thực hiện
với ủng hộ của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và Chủ tịch
Quốc hội. Ngày hôm nay, quyết định đó có vẻ đã bị hoãn lại, chỉ được
nhắc đến như một giả thuyết bởi nhân viên Bộ Ngoại giao cấp trung. Các
nhà lãnh đạo cấp cao cực kỳ cảnh giác với cơn giận của Bắc Kinh nếu nộp
đơn kiện tương tự như Philippines. Hà Nội đã có nộp một đơn khiếu nại
với Liên Hợp Quốc nhưng việc khởi kiện chắc sẽ không xảy ra trong tương
lai gần.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm
Bình Minh hủy bỏ một chuyến đi từng dự định theo lời mời của Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry tại cao điểm cuộc căng thẳng về giàn khoan dầu. Một
phái viên tổng thống Mỹ đã phải đến Hà Nội gặp Phạm Bình Minh trong một
cuộc gặp thấp hơn nhiều so với cuộc viếng thăm chính thức tới
Washington. Được giáo dục ở phương Tây, Phạm Bình Minh bị Bắc Kinh xem
như một nhân vật thân phương Tây. Ông còn được biết đến là người có quan
hệ lâu dài với Kerry. Ông cũng là con trai của Nguyễn Cơ Thạch, người
kiến trúc sư mở cửa Việt Nam vào thế giới phương Tây, nhân vật từng bị
các nhà lãnh đạo thân Trung Quốc cho ra chầu rìa sau sự sụp đổ của chủ
nghĩa cộng sản ở Đông Âu.
Hà Nội lặng lẽ công bố
chuyến đi thăm Hoa Kỳ của Phạm Quang Nghị thay cho Phạm Bình Minh. Dù
cũng là một uỷ viên Bộ Chính trị, nhưng chức vụ chính thức của Nghi chỉ
đơn giản là bí thư đảng tại Hà Nội, vì vậy trong các nguyên tắc ngoại
giao, tính chất chuyến thăm của ông là rất thấp. Nghị có một công việc
quan trọng phải thực hiện. đó là xác định mức độ cam kết của Washington
trong việc đóng một vai trò giữa cuộc xung đột tiềm năng với Trung Quốc ở
Biển Đông.
Hoạt động đối ngoại của Việt Nam
trong nội bộ 10 thành viên ASEAN dường như đã bị thuần hóa với việc
xuống thang, giảm căng thẳng. Các kêu gọi về luật ứng xử trước đó của Hà
Nội gần đây đã chuyển vào sau hậu trường. Nói tóm lại, Việt Nam như đã
rút lui khỏi chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc trước đây. Thật vậy,
cuộc khủng hoảng giàn khoan cho thấy đa số Bộ Chính trị không sẵn sàng
đứng lên chống lại Trung Quốc, mặc dù câu chuyện lịch sử của đất nước
được xây dựng bằng các cuộc chiến đấu và đẩy lùi sự xâm lược của Trung
Quốc.
Có bốn nguyên nhân được cho chính yếu:
1.
Cái giá phải trả về kinh tế cho cuộc đối đầu tiếp tục là quá lớn. Mặc
dù Việt Nam đang cố gắng đa dạng hóa xuất khẩu của mình, Trung Quốc vẫn
là cầu thủ nước ngoài quan trọng nhất trong kinh tế và đóng vai trò là
đối tác thưong mại lớn nhất, chiếm gần 50 tỷ USD thương mại song phương
vào năm 2013. Số tiền đó tăng dần theo mỗi năm khi Việt Nam hội nhập sâu
hơn vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Khoảng 10% hàng xuất khẩu của
Việt Nam, với chủ yếu thực phẩm và tài nguyên thiên nhiên, là sang Trung
Quốc. Trung Quốc đơn giản là quá quan trọng đối với kinh tế Việt Nam
vào thời điểm Ngân hàng Thế giới cho biết rằng đất nước đang có biểu
hiện kém, dưới tiềm năng của mình.
2. Việt Nam
biết Trung Quốc sẽ không lùi bước trong tranh chấp Biển Đông nhưng các
chi phí của việc gia tăng căng thẳng và xung đột vũ trang chỉ đơn giản
là quá cao. Dù với quy mô giới hạn đến đâu, Việt Nam vẫn thua trong bất
kỳ cuộc xung đột quân sự nào trên biển. Và điều đó sẽ vừa là tổn thất
vừa là một sự sỉ nhục đối với giới lãnh đạo Đảng Cộng sản của nước này.
3.
Có một niềm hy vọng trong một số người rằng bằng cách nhượng bộ trên
quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ đáp trả lại trong quần đảo Trường Sa.
Nhưng đấy chỉ là một hy vọng điên rồ. Cụ thể là, người Việt Nam đã
nhượng bộ đáng kể về phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền của mình
với hy vọng rằng Trung Quốc sẽ hòa giải trong đàm phán về Vịnh Bắc Bộ,
nhưng tất cả đã không hề xảy ra. Thay vì thế, Trung Quốc còn gia tăng
hiện diện tại quần đảo Trường Sa, nạo vét ở năm đảo san hô riêng biệt để
tạo nên các hòn đảo nhân tạo.
4. Cả Ủy viên
Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều đã nói
về tầm quan trọng của việc hai bên phải duy trì quan hệ thân thiện giữa
hai đảng và nhà nước. Đối với Nguyễn Phú Trọng, trò chơi quan hệ hòa
bình lâu dài với người hàng xóm khổng lồ là quan trọng hơn các
hydrocarbon tiềm năng được cho là hiện diện ở Biển Đông.
Nguy cơ của sự nhượng bộ
Quyết
định lùi bước của Hà Nội có ý nghĩa hết sức nghiêm trọng. Việt Nam rõ
ràng đã nhượng bộ Trung Quốc, một hành động hiển nhiên sẽ dẫn đến sự gây
hấn hơn nữa. Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục thăm dò và dụ dỗ những
nhượng bộ ít nhiều trên thềm lục địa của Việt Nam, tạo nên các "sự đã
rồi" để củng cố học thuyết đường chín đoạn và hoàn tất chiến lược bản đồ
giả tạo của họ trên vành đai phía đông.
Những
người chủ trương hòa giải thân Trung Quốc có thể tranh cãi rằng chính
sách ngoại giao rút lui lặng lẽ của họ có hiệu quả, như đã thuyết phục
Trung Quốc để giảm bớt căng thẳng vì lợi ích của sự ổn định trong khu
vực. Nhưng Trung Quốc đã di dời giàn khoan bởi vì chúng đã đạt được mục
đích của mình, cụ thể là:
· Họ đã tìm thấy một số hydrocarbon, rõ ràng đủ để biện minh cho việc trở lại khu vực này sau một thời gian;
· Họ đã chứng minh rằng họ có thể hành động, không bị trừng phạt và không ai có thể ngăn chặn được mình.
· Họ có thể bắt nạt người Việt Nam không được tham gia với Philippines trong việc tìm kiếm trọng tài quốc tế;
· Họ gieo hạt giống nghi ngờ trong khu vực về độ tin cậy vào Hoa Kỳ như như một đồng minh;
· Họ có thể rút giàn khoan ra để giữ thể diện vì sự xuất hiện sớm của các cơn bão lớn;
· Khối ASEAN vẫn chia rẽ, không gần gũi hơn để thu hút Bắc Kinh phải ký một thoả thuận ràng buộc về quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Với
việc một mùa mưa bão đến sớm và các cuộc đối đầu dự kiến sẽ diễn ra tại
Diễn đàn Khu vực ASEAN trong tháng tám, đây là thời điểm chín mùi để
Trung Quốc rút giàn khoan ra sớm. Tuy nhiên, một phân tích như vậy sẽ
mang lại mối đe dọa cho chính bản thân chế độ. Hầu hết người Việt có thể
không biết được quyết định làm giảm căng thẳng của giới lãnh đạo. Họ có
thể coi các cuộc va chạm gần như xảy ra hàng ngày dẫn đến các tàu cảnh
sát biền nhỏ bé của mình bị va húc tả tơi như là bằng chứng cho việc
chính phủ vẫn tiếp tục chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, mối đe dọa thực
sự của việc không dám đối đầu với Trung Quốc chính là mối đe dọa đến
tính hợp pháp của chế độ. Ý thức hệ cộng sản thì trống rỗng và chính phủ
phải đáp ứng được khát vọng ái quốc của người dân.
Nếu
công chúng tin rằng lãnh đạo của mình đã đầu hàng, tính hợp pháp của
chế độ sẽ bị xói mòn nặng nề và nguy hiểm vào thời điểm kinh tế đang
tăng trưởng chậm. Đó là khi các cuộc biểu tình thực sự trên đường phố
nhắm vào cả Trung Quốc và chính phủ Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo
có thể nổ ra.
Quan trọng hơn, quyết định có khả
năng gây nên những rạn nứt sâu hơn trong các lãnh đạo đảng, vốn có thể
có những tác động kinh tế rộng rãi. Chiến dịch thân Trung Quốc sẽ tập
trung vào các phụ thuộc lẫn nhau của hai nền kinh tế, ngay cả khi Hà Nội
đang vận hành dựa trên mức thâm hụt thương mại 20 tỉ với Trung Quốc và
chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô và gạo thay vì sản xuất hàng hóa chế
biến. Việt Nam có thể trở thành một trạm lớn trong chuỗi cung ứng phía
nam của Trung Quốc nhưng mối quan hệ thương mại thì rất không cân bằng.
Quyết
định thỏa hiệp thay vì đối đầu với Trung Quốc cũng là một thất bại của
các cải cách kinh tế trong nước. Những người ủng hộ thỏa hiệp với Trung
Quốc vẫn còn thấy một vai trò hàng đầu của khu vực nhà nước trong nền
kinh tế mặc dù khu vực này rõ ràng là không hiệu quả. Họ tin rằng những
cải cách và các nhượng bộ do yêu cầu của Mỹ để được vào TPP là quá lớn
và sẽ đe dọa đến việc kiểm soát cứng rắn nền kinh tế của chế độ hiện
nay.
Phe cải cách xem TPP là chìa khóa để đa
dạng hóa kinh tế thoát khỏi Trung Quốc và đại tu các khu vực nhà nước.
Trong tháng ba, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị các Bộ phải gia
tăng tốc độ tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ "cổ phần
hóa" 74 doanh nghiệp nhà nước vào năm 2013, gấp ba lần con số của năm
2011 và 2012. Trong đầu năm 2014 chính phủ công bố bán cổ phiếu của các
doanh nghiệp nhà nước chủ chốt, bao gồm Vinashin, Việt Nam Airlines, và
một số cảng biển.
Làm cho các công ty này trở
nên có hiệu quả kinh tế là ưu tiên hàng đầu của chính phủ khi các doanh
nghiệp nhà nước sử dụng khoảng 50% đầu tư công, chiếm 60% các khoản vay
của ngân hàng và chịu trách hiệm cho hơn một nửa nợ xấu của cả nước.
Cửa sổ cơ hội để Việt Nam nhập cảnh được vào TPP đang đóng cửa một cách nhanh chóng.
Còn
một mối lo là hiện chỉ còn một hay hai cuộc họp Ủy ban Trung ương, nơi
các cải cách thực sự có thể xẳy ra trước khi các phần còn lại của phiên
họp toàn thể vốn sẽ bị chi phối bởi lịch trình cho đại hội đảng tiếp
theo và sẽ được tổ chức trong quý đầu tiên của năm 2016.
Thay
đổi đó khiến Trung Quốc được hưởng lợi và ngăn trở các nhà cải cách
đang rất muốn giải quyết thách thức của Bắc Kinh bằng việc hiệu chuẩn
lại các chiến lược về quan hệ và kinh tế của đất nước.
Z. A.
(*) Nguyên văn: “In China we trust”, nhại lại câu “In God we trust” (Chúng ta tin Chúa) in trên đồng đô la Mỹ (chú thích của BVN).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét