Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

TÂM TƯ CUỐI THÁNG TƯ

Sáng nay Bà tổ trưởng dân phố đến đề nghị   treo cờ tổ quốc 10 ngày. À hóa ra quên mất sắp đến  chào mừng 30/4 và 1/5 , Ừ năm ngoái tầm này sôi sùng sục lễ lạt . Năm nay cá chết , khiến 30/4 trở thành nhạt toẹt. Những ngày cuối tháng tư thấy tâm tư ..!.
Năm 1998 , trong giờ học triết ,thầy trò nói chuyện về xã hội, Thầy có nói  rằng nước ta thiếu điện thực sự, nhưng thủy điện không thể mãi là ưu tiên ,chỉ có điện hạt nhân là giải quyết đủ. Nhưng chúng ta chưa thể làm được vì chúng ta thiếu năng lực quản lý .v..v gần 20 năm trôi qua , mọi thứ vẫn vậy !

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

CHÍNH SÁCH CƯỠNG BÁCH HOA KIỀU NHẬP VIỆT TỊCH CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

A. SƠ LƯỢC BỐI CẢNH LỊCH SỬ DI DÂN TÀU Ở VIỆT NAM
Đất Giao Chỉ xưa vốn thuộc Tàu, nên đã ngàn năm nay, việc người Tàu sang đây sinh sống là chuyện thường tình. Nhưng di dân Tàu ồ ạt thành đoàn thành lũ xuống phương Nam là bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII. Họ là những kẻ bất phục Mãn Thanh, sang Nam là để gìn giữ nề nếp phong tục người Hán. Họ tập hợp nhau lập thành làng, gọi làng Minh Hương (làng của người Minh). Để phân biệt, ta hiểu "người Minh Hương" là những di dân chính trị. Từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX, ta có những "Hoa kiều", đó là những di dân kinh tế.
Không có dân tộc nào tôn thờ chữ viết như người Tàu. Nghệ thuật viết chữ được luyện thành thư pháp, như một tôn giáo để di dưỡng tâm hồn. Văn tự thành chiếc cầu nối giữa người phàm với thần linh. Lưu lạc đến bất cứ đâu, việc họ bắt tay thực hiện đầu tiên là lập hội quán, để tập hợp thành cộng đồng tương trợ nhau; kế đó là xây dựng trường học, để bảo tồn chữ Hán.
Thời Hậu Lê, người Tàu đã được hưởng quy chế ngoại kiều. Người Việt vốn chuộng hư danh phù phiếm, xem thường việc kinh thương, lại say mê đánh giết nhau, nên ngay từ Trịnh-Nguyễn phân tranh, người Tàu đã nắm trọn độc quyền khai thác khoáng sản, buôn bán gạo muối và kinh doanh vận tải; giang sơn Đại Việt chia đôi chẳng ngăn được người Tàu ở hai Đàng hiệp lực với nhau, chi phối và thao túng toàn bộ kinh tế Đại Việt. Người Tàu chí thú làm ăn, cung cấp lương thực và hàng hóa cho hai phe đồng chủng Tiên Rồng đánh giết nhau, và họ trở nên giàu có, một phần nhờ ở sự hiếu chiến oai hùng của người Việt.