ở ta, có những đại hội mà ngay từ cái tên đã có tính gây cười. đại
hội thi đua yêu nước chả hạn. thi gì chả thi, thi yêu nước. đến yêu nước
mà cũng phải thi đua sao? rồi những ai nằm ngoài đại hội hoặc chả thuộc
tổ chức rặn ra cái đại hội ấy là bè lũ phản quốc hết?
bảo phản
quốc cũng được, tôi nghĩ thế! bởi như tôi đã nói tôi không tin vào khái
niệm yêu thương, trong ấy có cả lòng yêu nước. sự thật, cái gọi là yêu
nước chẳng qua là một cách gọi khác cho mỹ miều, diễm lệ hòng che đậy
cho cái tham vọng sở hữu đất nước, biến đất nước thành thứ của riêng.
thực tế, trong chúng ta ai cũng có cái gọi là lòng yêu nước cả, tức là
muốn đất nước thuộc về mình. thế nên, người yêu nước kiểu này mới nhạo
báng người yêu nước kiểu khác - tức tranh nhau chứ bản chất của tình yêu
– thứ tình cảm hoàn toàn vô tư, trong sáng thì đâu thể sinh ra những
thù hằn. thực tế cũng cho thấy những ai càng hô hào về lòng yêu nước thì
kẻ ấy càng có dã tâm chiếm hữu đất nước. và như chúng ta đang thấy, ai
hùng hổ xưng danh mình yêu nước nhất và đất nước đang thuộc về ai? thưa
là họ, những người cộng sản – những người con xuất sắc của dân tộc.
cá nhân tôi, nếu muốn nói một cách nghiêm túc thì tôi thấy mối quan
hệ giữa tôi và đất nước chỉ là mối quan hệ giữa con người với nơi chốn
mình được sinh ra. tôi – đương nhiên chỉ yêu thương bản thân mình nhưng
trên hành trình phụng sự bản thân, tôi luôn cân bằng lợi lích của bản
thân với xã hội hay ít ra là những ảnh hưởng tiêu cực nếu có cũng không
quá ghê gớm hoặc cũng chả để lại những hậu quả nặng nề như một cách trả
ơn (hoặc nợ) cho cái nơi chốn ấy. mà thực ra cách sống này cũng chả phải
cao quý gì bởi nói cho cùng, nó một lần nữa lại phụng sự cho bản thân
tôi ở một cấp độ cao hơn. tức là tôi đang kiến tạo giá trị cho bản thân
tôi ấy chứ. mặt tích cực của cách sống này chỉ nằm ở chỗ nếu không làm
cho xã hội tốt đẹp hơn thì cũng không làm cho nó xấu đi. giời ạ! trong
chuỗi ngày chiến đấu với mọi thứ để sinh tồn (chưa nói đến phát triển)
mà chả gây hại hoặc nếu có cũng không đáng kể cho ai đã là quý hay phúc
đức lắm rồi ấy chứ làm gì có chuyện sống để yêu thương, cống hiến,
phụng sự cho đất nước. ấy là cách nói hoa mỹ, đánh tráo khái niệm của
đám đĩ điếm, mị dân còn nếu không, ấy là lối diễn đạt của bọn thiểu năng
trí tuệ, là nói như vẹt – là bắt chước ai đó để nói theo chứ chả hiểu
gì về những lời mình nói.
song, bài này tôi không có ý diễn giải
về lòng yêu nước mà muốn nói về cái đại hội có cái tên hài hước như đã
đề cập ở đầu bài. một đại hội mà ngay từ cái tên đã có yếu tố gây cười
thì các đại biểu của nó nhẽ cũng khó mà nghiêm túc được. nếu chả gây
chợn hay tạo ra cảm giác buồn nôn vì cái sự đĩ miệng thì cũng làm người
khác phải té ghé vì mức độ hồn nhiên của nó. đơn cử cho thứ đại biểu này
là tiến sĩ nguyễn bá hải – hiện là giảng viên đại học sư phạm kỹ thuật
tp.hcm. người mà chả biết vô tình hay hữu ý được vnexpress cài cắm cho
biệt danh ‘tiến sĩ triệu đô’ khi thắng thầu một dự án triệu đô với chính
phủ.
thời loạn có khác, đến tiến sĩ thì cũng phải thi đua cho
bằng được với hot boy, hot gơ hoặc tử tù trên mặt trận biệt danh, kiểu
gì thì cũng phải rổn rảng trên mặt báo. kẻ hôm qua là tử tù - mà tôi đồ
là ngày ấy nhẽ họ cũng bị báo chí lẫn quần chúng của họ tẩn cho thừa
sống thiếu chết chứ chả chơi thì giờ như thánh sống, phát biểu oang oang
trên mặt báo với biệt danh ‘người tù lịch sử’. có cô hôm qua chả ai
biết ai ra ai thì hôm nay, chả hiểu vì nhẽ gì được gán là ‘nhan sắc vạn
người mê’ (mỗi tôi chê cũng xoàng). giờ đến lượt tiến sĩ thì cũng phải
‘kẹp’ thêm chữ ‘triệu đô’. rền vang phát sợ!
nguyễn bá hải 29
tuổi, hiện là phó giám đốc trung tâm bồi dưỡng giáo viên và đào tạo nhân
lực công nghệ cao của trường đại học sư phạm kỹ thuật tp.hcm sau khi
làm nghiên cứu sinh và nhận bằng tiến sĩ tại hàn quốc. gần đây, bá hải
được biết đến bởi hai sáng chế, một là máy pha café và hai là ‘mắt thần’
(sản phẩm chỉ đường dành cho người mù) – dự án vừa được thủ tướng ký
duyệt với giá trị hơn triệu usd.
thật, tôi mà nói về khoa học
công nghệ chả khác cave ngồi phán chuyện socrate song với một người có
trình độ phổ thông cũng có thể thấy các sáng chế theo kiểu ứng dụng công
nghệ sẵn có (thường là của phương tây) cũng khá đấy, vì cũng phải có
trình độ chuyên môn, phải nghiên cứu mày mò, cũng mất thời gian, công
sức, tiền của…chứ chơi đâu song để gọi là xuất sắc hay ghê gớm gì e khó.
một dạng của mắt thần (theo tôi nghĩ) chúng ta có thể thấy ở các cửa
kính ra vào trong các tòa nhà và việc của hải chỉ là chế lại sao cho nhỏ
lại rồi cài cắm thêm các chức năng khác để phù hợp cho người mù. cái
máy đầu tiên hải làm nặng 2 kg (nhẽ mang xong thì đã mù thành gù), như
mũ bảo hiểm với giá 20 triệu đồng rồi phải sau 9 lần cải tiến, nó mới
được 0,2 kg. nghe đâu có bản còn có thể nghe nhạc, gọi điện thoại…
như tôi đã nói, tôi không chê gì về sản phẩm này nếu chẳng muốn nói là
đánh giá cao về những thành quả mà hải và những người như hải đang làm
vì quả thật so với mặt bằng chung, nhẽ các bạn nhỉnh hơn song với khu
vực (khoan đi xa hơn) thì cũng chả có gì để gọi là đột phá. dù không đột
phá thì thủ tướng có duyệt cũng không thành vấn đề vì duyệt gì là việc
của ông ấy, ông ấy có quyền, bao giờ ông ấy duyệt mẫu của tôi thì mới có
chuyện. song, ở góc độ nào đó tôi vẫn nghĩ, cái chuyện làm sản phẩm cho
người mù nó mang yếu tố xã hội hơn là khoa học, thậm chí nó còn có dấu
hiệu của sự trục lợi như cái cách của đám nhà báo đi làm từ thiện về dặm
thêm tý mắm, tý muối rồi lu loa để kêu gọi mọi người quyên góp. chắc
chắn rằng, trong buổi giới thiệu nào đó thì hai sáng chế có đầu tư như
nhau, cả về chất xám, công sức, tiền của và các giá trị liên quan…song
sản phẩm nào phục vụ cho người khuyết tật sẽ dễ làm mềm lòng những kẻ dự
thính, thậm chí nó còn có thể qua mặt các các sản phẩm khác nhỉnh hơn.
một người làm khoa học mà chọn làm sản phẩm cho người khiếm khuyết, tật
nguyền dễ được cho là nhân văn song ở góc độ nghiên cứu mà nói, ấy là
một con đường dễ, thậm chí là tắt để dẫn đến thành công. trong sản phẩm
của hải, tôi nhìn thấy điều đó. chỉ làm sản phẩm dành cho người lành lặn
mới khó chứ làm cho người mù thì chả khó mấy.
chưa kể, sản phẩm
làm ra còn ít bị chê dù đầy rẫy những hạn chế bởi theo tôi, tâm lý của
người khuyết tật thường mặc cảm, yếm thế, họ không có nhiều đòi hỏi như
người bình thường. thế nên chỉ cần có một thiết bị làm cuộc sống của họ
tốt hơn thì họ cám ơn, thậm chí biết ơn ngay chứ khó mà chê bai hay tỏ
ra thất vọng, nhất là với người việt, vốn nặng tình cảm, lễ nghĩa.
chọn làm sản phẩm cho người mù lại được trình cho thủ tướng thì khéo
quá, toan tính giỏi quá. làm sản phẩm dễ (ít ra là dễ hơn so với sản
phẩm dành cho người thường) cho người khó mà đủ tiền mua nó để bán (đúng
hơn là gạ) cho một nơi khác sẵn tiền và đợi chờ những sản phẩm tương tự
để tài trợ vì có lợi cho hình ảnh của họ thì xem như hải ăn cả còn gì,
cả tiền lẫn tiếng lại rất lợi công. như tăm hay các sản phẩm tương tự
được quảng cáo là do người mù làm thì nó luôn được xã hội đón nhận dù
chưa chắc nó đã tốt hơn các loại tăm khác. thủ tướng gật đầu tài trợ cho
một dự án dành cho người mù mang lại cho ông ấy một hình ảnh tốt hơn
hoặc dễ được xã hội đồng thuận hơn hay ít ra có muốn cũng ngại phản đối
chứ. tôi thấy có sự khôn lỏi – cái sự khôn không bao giờ có ở một nhà
khoa học chân chính, trong con người nguyễn bá hải.
và trong
quan sát hạn hẹp của tôi thì hiếm có nhà khoa học tài ba, xuất sắc nào
của thế giới chọn người khuyết tật để phục vụ. vì lòng kiêu hãnh hay tự
trọng hoặc thừa mứa sự tự tin, họ chọn con đường khó hơn, chinh phục
những đỉnh núi cao hơn và nhường vùng đất ấy lại cho những kẻ thấp tài
hay trí, thậm chí nghiệp dư hơn mình. nhà thơ hà cao chả hạn, làm thơ
cho thiên hạ mới khó chứ làm thơ về biển đảo hay người khuyết tật, hoạn
nạn rồi nhờ mụ chị đăng hộ trên mục góc nhìn trên vnexpress thì chả mấy
chốc mà được lên truyền hình và được ngợi ca về lòng nhân ái. giời ạ!
thơ hay mới khó, thơ nghệ thuật mới khó chứ để làm nhà thơ nhân ái thì
khó gì! có thể khác về lĩnh vực song khoa học cũng thế thôi!
hài
hước là, trong đại hội thi nhau yêu nước ấy, hải còn dùng cả lời ông hồ
(đoạn có câu gì mà mọi người bình đẳng í). rồi lại còn kêu gọi người trẻ
phải hoàn thiện chính mình về đạo đức, trí tuệ, rằng hãy bớt than thở
và đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan…
bá hải ạ! nào phải ai cũng
gian được như chú? được duyệt dự án thì cứ lẳng lặng mà làm đi chứ khỏi
phải vào đại hội để lên gân dạy đời thế! gớm gái đĩ mà cũng chịu khó pr
mình lắm chữ.
à, mà có bài phỏng vấn giai bảo nếu ở lại hàn cuốc thì giai có nhiều cơ hội hơn, lương tốt hơn nhưng vì ‘trái tim’ (thưa có thể hiểu là tình yêu nước í ạ) nên giai trở về. lậy hồn! tôi đọc mà buồn cười vãi cả đái.
à, mà có bài phỏng vấn giai bảo nếu ở lại hàn cuốc thì giai có nhiều cơ hội hơn, lương tốt hơn nhưng vì ‘trái tim’ (thưa có thể hiểu là tình yêu nước í ạ) nên giai trở về. lậy hồn! tôi đọc mà buồn cười vãi cả đái.
đùa thế chứ người đéo gì mà hoàn hảo thế
chứ lị! không chỉ giỏi làm khoa học mà còn giỏi cả văn, thắng thầu cả
triệu usd song vẫn gào lên mình cống hiến rồi lớn giọng dạy cả cuộc đời.
nhẽ, trơ tráo di căn, đã ăn vào máu. đời thứ gì còn báu chứ báu gì ngữ tiến sĩ này.
NGUỒN :FB :HÀ CAO TỨC CAO HẢI HÀ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét