1. Vẫn như mọi năm, cứ đến đầu tháng 7 là mùa
thi đại học. Các gia đình có con em dự thi sẽ nằm trong 3 tâm trạng: vui mừng,
nháo nhác hay lo lắng.
Phần lớn các thi sinh đi thi có một người lớn
đi kèm. Các chi phí bắt buộc như tiền tàu xe, tiền trọ, tiền ăn, lệ phí,… Với 1
thí sinh cách địa điểm thi 200 km, cả đi về tối thiểu là 5 ngày sẽ chi phí
trung bình cho 2 người khoảng 3 triệu. Hàng nghìn tỷ đồng được chi ra để tổ chức
kỳ thi.
Mỗi năm, trung bình có gần 1 triệu thí sinh đăng
ký thi đại học, khoảng một nửa đậu đại học. Nghĩa là cứ 2 thí sinh đi thi lấy 1
người.
Số còn lại, ngoài những người không buồn đi học,
còn bất cứ ai học trung cấp hay cao đẳng đều có thể liên thông lên đại học.
Nghĩa là xứ Việt dần tiến tới phổ cập đại học toàn dân.
Thi đại học đã hoàn thành vai trò lịch sử là
tuyển chọn những người giỏi vào học đại học, để đào tạo ra những lao động chất
xám thực thụ. Khi đó, hàng chục thí sinh đi thi mới có một người đỗ đại học. Và
kỳ thi thực sự có ý nghĩa.
Bây giờ, 2 thi đỗ 1 thì chả biết thi còn có ý
nghĩa gì. Tại sao không bỏ quách kỳ thi đại học đi (cũng như bỏ kỳ thi tốt nghiệp
THPT). Dựa trên bảng điểm tổng kết trung bình 3 năm học THPT, lấy nửa trên là đủ
tiêu chuẩn đi học đại học. Và cho các trường đưa ra tiêu chí xét tuyển. Ví dụ
trường ĐH Bách khoa chỉ nhận những học sinh có điểm tổng kết trung bình
>8,5, còn dạng lìu tìu đủ tiêu chuẩn học đại học thì vào học các trường dân
lập.
Nếu làm như thế, vừa không phải tổ chức kỳ
thi tốn kém và căng thẳng, gây thiệt hại cho xã hội và gia đình các thí sinh, vừa
tạo điều kiện cho người học được chọn trường, chọn ngành, vừa phân loại được
sinh viên tương ứng với đẳng cấp của từng trường đại học.
Đáng ra, đào tạo sau phổ thông phải theo tháp
hình chóp. Ấy thế ở xứ Việt lại đào tạo theo hình ống, thậm chí hình chóp ngược.
Thế mới thấy của nền giáo dục sau phổ thông xứ Việt là đi ngược lại với sự phát
triển giáo dục hiện đại ở các nước tiên tiến.
Có phải đây chính là bi kịch của một nền giáo
dục què quặt?
(Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet)