Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Khi chồng thất nghiệp

Tiêu đề đã được sửa
"Lần đầu tiên đèo vợ con đi bán hàng, tôi đã chảy nước mắt. Làm thằng đàn ông không lo nổi cho vợ con thật là đau đớn lắm" - độc giả Trần Bảo Nam (Mỹ Đình - Hà Nội) chia sẻ.

Trước, tôi là giám đốc sàn bất động sản Đ.D. Chúng tôi có nhiều dự án trong Nam ngoài Bắc, ngoài ra còn có hoạt động khai khoáng cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vợ tôi có bầu, tôi cho nghỉ luôn ở nhà. Hàng tháng tôi cấp lương đều đặn cho vợ, đủ để cô ấy thoải mái chi tiêu. Nhưng 2 năm nay, thị trường bất động sản đóng băng, việc khai khoáng vướng mắc nhiều thủ tục, các dự án triển khai dở dang bị thiếu vốn, chúng tôi quay quở mãi cũng chưa tìm được lối ra.
Công ty tôi nợ cũ chồng nợ mới, các dự án bế tắc, anh em tôi bảo nhau tạm nghỉ chờ qua cơn khủng hoảng này.
Tôi không có thu nhập. Những khoản vợ tôi dành dụm được từ lúc cưới nhau đã bị tôi “mượn” để lo việc công ty giờ không thể hồi đáp. Thuê nhà, con nhỏ, nợ lãi, cả gia đình tôi chật vật.
Thất nghiệp, tôi ở nhà trông con, có người mua hàng thì kiêm nhân viên giao hàng. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Đùng cái con nhỏ nhà tôi phải đi cấp cứu. Hôm đưa con vào viện Nhi, trong túi hai vợ chồng tôi còn đúng 100.000 đồng. Tôi phải gọi điện thoại xin sự trợ giúp của anh em. Vợ tôi nước mắt lưng tròng, bảo: “Nếu hôm nay không có tiền cho con nhập viện, em hận anh cả đời”.
Vợ tôi vốn là người dễ dãi, đơn giản, vô tư. Tôi tự biết cô ấy nói chẳng mấy khi cân đo trước sau, nhưng câu ấy của vợ, tôi vẫn nhớ đời.
Có lần thằng bạn thân qua nhà chơi, tôi với hắn ngồi nói với nhau về các dự án đang dang dở, về cái mỏ than chờ ngày chính sách mở cửa là thu tiền, vợ tôi gọn lỏn: “Thôi xin các bố đừng có chém gió”. Câu chuyện của chúng tôi đứt đoạn luôn.
Rồi vợ tôi quyết định phải làm gì đó để có tiền sống. Trước kia cô ấy từng bán hàng online nên cô ấy quyết tiếp tục bán lại. Chúng tôi bán cái xe ô tô cũ của tôi lấy vốn làm ăn.
Tôi thành con buôn chạy Quảng Châu lấy quần áo em bé về cho vợ bán. Mỗi chuyến đi ngoài tiền hàng, vợ tôi chi cho chồng khoảng 5 triệu/3 ngày (tiền giấy tờ thủ tục đã hết 2/3). Tôi hầu như không ngủ, ăn uống rất đơn giản, sang đến nơi lấy hàng xong, thuê chuyển, là tôi quay về, cố gắng tiết kiệm từng đồng.
Mỗi ngày vợ tôi phát cho số tiền đủ để mua 1 bao thuốc, uống vài cốc trà đá và đổ nửa bình xăng xe máy. Khi vợ tôi bán hàng, tôi trông con. Đến bữa nếu vợ bận, tôi nấu cơm kiêm luôn nhân viên giao hàng. Có hôm được một chị “bo” cho 10.000 đồng, tôi đã cười suốt đường về.
Vợ tôi mượn nhờ những anh em có nhà mặt đường để đổ đống ra bán thêm buổi tối. Không gửi được con, chúng tôi phải mang cả nó ra đường.
Lần đầu tiên đèo vợ con đi bán hàng, tôi đã chảy nước mắt. Làm thằng đàn ông không lo nổi cho vợ con thật là đau đớn lắm. Cái cảm giác đẩy cả nhà ra đường nó thấm thía thật, tôi không biết miêu tả bằng từ nào.
Con tôi mới tròn tuổi. Mấy hôm nay vợ tôi ngày nào cũng đe: Nghỉ lễ xong là cho đi trẻ. Tôi nhìn con ngủ mà cay cay sống mũi. Ngày xưa bằng tuổi con, mỗi lần tôi thèm ti mẹ là bà già chạy băng băng qua mấy mặt ruộng về cho bú…
Tôi cũng chẳng biết mình sẽ thất nghiệp bao lâu. Cái nghề của bọn tôi phụ thuộc nhiều vào các cơ chế chính sách. Vợ tôi thực lòng cũng xót chồng, thương con; nhưng gánh nặng cơm áo gạo tiền cũng làm cô ấy trở nên cục cằn, khó tính hơn.
Tôi thực sự thấy hận cái thằng đàn ông vô tích sự như mình.
…. Ngày xưa bố lội bùn theo ông nội mò cua, bắt cá
Giờ đến lượt con… nắng đỏ lưng theo mẹ bán hàng…
Nguồn : nguoiduatin.vn

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Lấy Dân làm..

Hiện nay, Cột biết không, Dân chúng mình đang là CÁI GỐC cho một số Quan trẻ dựa vào đấy!


Kèo: - Hiện nay, Cột biết không, Dân chúng mình đang là CÁI GỐC cho một số Quan trẻ dựa vào đấy!
Cột: - Ý cậu là… một số quan trẻ cũng đã biết lấy DÂN LÀM GỐC?


Kèo: - Chứ sao!
Cột: - Thế thì phúc lớn rồi!.. Nhưng Kèo căn cứ vào đâu mà nói thế?


Kèo: - Thì căn cứ vào các việc Quan làm mà suy ra chứ còn căn cứ đâu nữa?
Cột: - Căn cứ vào việc Quan làm là đúng, chứ căn cứ vào lời nói thì Dân ta quen nghe nhiều rồi. Nhưng tớ vẫn muốn biết cậu căn cứ vào những việc làm nào của Quan trẻ vậy?


Kèo: - Thì ối ra đấy… Quan Giao thông khi thấy bí tiền trung đại tu các con đường, mà ngân sách Nhà nước lại có hạn, thì Quan nghĩ đến ngay… Dân.
Cột: - Nghĩ thế nào?


Kèo: - Huy động sức Dân. Cụ thể là mời Dân tham gia đóng góp xây dựng và nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông bằng cách nộp thêm một vài thứ thuế…
Cột: - Tăng thêm thuế thì khổ cho Dân chứ sao lại bảo là dựa vào Dân?


Kèo: - Nộp thuế là hành động yêu nước chứ sao lại khổ? Cậu phải xem lại cái đầu óc bã đậu của cậu đi!
Cột: - “Nộp thuế là yêu nước”. Khẩu hiệu này thì biết rồi. Nhưng không vì thế mà cứ tìm cách moi tiền của Dân, chất gánh nặng thuế khóa lên vai Dân kiểu thế được. Nhất là khi nạn tham nhũng chưa ngăn chặn được, thì việc tăng cường đánh thuế vào dân là có tội với Dân với Nước đấy!


Kèo: - Cậu này hôm nay hăng nhỉ? Nhưng mà sai toét cả rồi. Thuế là thuế, chống tham nhũng là chống tham nhũng, hai việc ấy hoàn toàn khác nhau. Không thể vì cái nọ mà không làm cái kia được.
Cột: - Cậu lắm lý luận quá, không tranh cãi với cậu được… Thế còn những Quan trẻ nào dựa vào Dân nữa, cậu kể tiếp xem nào?


Kèo: - Tiếp theo phải kể đến là y tế . Thứ nhất, một trong những phát ngôn quan trọng của khi mới nhậm chức là câu: “Chưa thấy một quốc gia Đông Nam Á nào, kể cả ở châu Phi mà tình trạng các bệnh viện (BV) quá tải như tại VN”. Điều đó chứng tỏ Quan đồng cảm với bệnh nhân ta như thế nào. Thứ hai là khi Quan đi vi hành “thị sát 3 bệnh viện lớn tại TP.HCM là Ung Bướu, Nhi Đồng 1 và Chấn thương chỉnh hình vào ngày 28/11/2011”,Quan đã ”không khỏi bức xúc và đau lòng trước cảnh các bệnh nhân nằm chen chúc trên giường bệnh, chưa kể có người phải nằm đất” .
Cột: - Rồi sau đó thì sao?


Kèo: - Sau đó, Quan Y-tế đã lập tức đưa ra một LỘ TRÌNH TĂNG GIÁ VIÊN PHÍ. Nghĩa là y như Quan Giao thông, Quan Y-tế cũng dựa vào Dân để phục vụ Dân, nghĩa là lấy Dân làm gốc để xử lý bài toán thiếu vốn của ngành Y!
Cột: - Nhưng nghe nói kế hoạch đó đã bị tuýt còi cho hoãn lại chưa thi hành mà?


Kèo: - Tuýt gì đâu. Mà đấy là thêm một bằng chứng về tình thương của bà Bộ trưởng đối với Dân ta đấy, vì đáng lẽ sẽ thực hiện từ ngày 15/4/2012, nhưng bà đã xin lùi thời điểm thi hành lại cho Dân bớt khó khăn!
Cột: - Quan bà này đúng là một “lương y kiêm từ mẫu” nhỉ?!.


Kèo: - Thì vưỡn!
Cột: - Còn Quan trẻ nào lấy Dân làm gốc kiểu tương tự vậy nữa không, kể nốt xem nào?


Kèo: - Còn! Còn Quan Ngân hàng, Quan Kế hoạch nữa…,,, Nhưng thôi, để lần sau kể tiếp, bây giờ tớ phải về nấu cơm cho mẹ đĩ đã!..
Trần Huy Thuận

http://tamnhin.net/Uploaded/thanhlongtn/Images/2012/thang%204-2012/4/lay%20dan%20lam%20goc.jpg

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Phượt đại bại

Phọt phẹtblog :Anh đi phượt xa. Có ghé thăm thằng Lù Chóng trưởng bản kiêm bí thư chi bộ bản Pá Mả. Vửa lúc nó về.


Phot_Phet: Lù Chóng, mày vửa đi đâu về đấy?



Lù Chóng: À, tao sang bản Ba Cu thăm thằng Đèo Phi. Tiện cho nó ít gạo. Dân bản đó đói lắm.



Phot_Phet: Hào phóng thế. Bản mày cũng đâu khá khẩm hơn?



Lù Chóng: Đều là đồng bào các dân tộc ít người cả. Chia sẻ tí lấy thơm.



Phot_Phet: Tốt thôi. Nhưng mày bi bô đéo gì ở đấy mà thối thế. Thiên hạ người ta rủa rầm trời?



Lù Chóng: Thì tao biết nói gì hơn. Trình độ có hạn.



Phot_Phet: Ngu thế thì câm mồm đi có phải lành không?



Lù Chóng: Mày mới là ngu. Tao ngu nhưng vẫn phải cố tỏ ra...nguy hiểm. Thế mới tài.



Phot_Phet: Tao cũng đến chịu cái ngu của mày.



Lù Chóng: Mày còn phải chịu đến khi tao chết. À mà chưa chắc, còn đời con, đời cháu tao nữa.



Phot_Phet: Tao cũng đéo chắc là sống đến lúc đó. Nhẽ đời con cháu tao nghe hộ. Mà mày mặt đỏ gay thế kia, vửa rượu xong à?



Lù Chóng: Rượu đâu mà rượu. Trên đường về ghé bản Ba Xin nhưng thằng trưởng bản, nó lại đéo tiếp. Bực cả mình...



Phot_Phet: Không hẹn trước à?



Lù Chóng: Có chứ, từ mấy tháng trước rồi. Mà thằng ấy cũng tệ, bận hay có việc đột xuất cũng phải báo câu, đằng này tao trước nhà nó rồi thì lại xua người ra bảo đi vắng. Chả ra cái thể thống chó gì.



Phot_Phet: Sao nó có thể hành xử khốn nạn với mày như thế được nhỉ?



Lù Chóng: Chắc nó sợ tao ghé xin ăn, xin uống. Mà tao có định xin xỏ nó cái gì đâu.



Phot_Phet: Thế mày vào đó làm đéo gì?



Lù Chóng: À, vào phát biểu và phổ biến tí nghị quyết về xóa đói giảm nghèo để phi thẳng lên no ấm.



Phot_Phet: Ai bắt mày làm cái việc đó?



Lù Chóng: Mày chả hiểu gì cả, đó là sứ mệnh. Mà đã là sứ mệnh thì tao phải có trách nhiệm.



Phot_Phet: Trách nhiệm chó gì?



Lù Chóng: Lo cho hòa bình và sự ổn định của bản làng và đồng bào các dân tộc anh em.



Phot_Phet: Nhưng thằng kia nó không cùng dân tộc với mày mà. Khác từ phong tục tập quán cho đến cách kiếm ăn.



Lù Chóng: Khác đếch gì. Mà có khác cũng phải bắt cho bằng giống.



Phot_Phet: Bằng cách nào?



Lù Chóng: Thì đấy, phổ biến nghị quyết xóa đói giảm nghèo để phi thằng lên no ấm.



Phot_Phet: Chó nó nghe. Kể cả mày cho kẹo.



Lù Chóng: Thế chúng mới ngu, đang giãy chết hết cả. Tao lo lo là...



Phot_Phet: Thôi, tao xin mày. Nhà còn tí rượu nào không đem ra uống cho say. Nhạt mồm lắm rồi.



Lù Chóng: Hết ngô rồi. Mấy tháng nay có cất được mẻ nào đâu.



Phot_Phet: Rượu như mày mà bảo là hết. Thế uống nước suối à?



Lù Chóng: Vẫn rượu chứ, nhưng đi xin.



Phot_Phet: Mày trưởng bản mà còn phải đi xin rượu thì dân bản này sống bằng gì?



Lù Chóng: Sống bằng nghị quyết. Thứ đó không ăn hay uống được nhưng nghe nhiều, no và say phải biết.



Phot_Phet: Nghe thối bỏ mẹ. Thôi, mày đi xin rượu đi để tao ra chợ mua gà.



Lù Chóng: Nói thật, xin mãi rồi tao cũng ngại. Với lại người ta cũng không cho nữa rồi. Giờ ai cũng khó khăn cả. Mày ù ra chợ mua gà rồi mua luôn rượu một thể.



Phot_Phet: Thế mày ở nhà nhóm bếp bắc nồi dọn bàn đi nhá. Ù cái tao về liền.



Lù Chóng: Tao già rồi, không làm được những việc thế nữa.



Phot_Phet: Loại ăn hại. Thế mày ở nhà làm đéo gì?



Lù Chóng: Trông nhà thôi. Chấm hết.



Phot_Phet: Nhà có chó gì đâu mà trông.



Lù Chóng: Mày nhầm đấy chứ. Cả một đống nghị quyết hong trên gác bếp kia kìa.



Phot_Phet: Ôi thôi, tao xin mày. Đi nhá.



Lù Chóng: Ừ, nhanh không tao ngủ mất đấy.



Phot_Phet: Cố thức đợi tao để còn uống rượu, ăn thịt gà.



Lù Chóng: Là cứ nói thế. Chứ có ăn, có uống là tao phải dứt khoát thức rồi.



Phot_Phet: Nói đéo biết ngượng mồm.



Lù Chóng: Biết ngượng thì tao đã đéo nói. Đi đi...



Phot_Phet: Ô kê. Dù sao tao cũng quý cái nết thật thà và cái thói đã ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm của mày. Chờ nhá...


Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Nhà cuối ngõ

Truyện ngắn
.
Nghề nghiệp của y là vẽ tranh.
Y thuê một gian trong khu nhà hai gian nằm ở cuối ngõ làm xưởng vẽ, có lối đi và cổng riêng biệt. Chủ nhà này ở nơi khác. Người trong xóm đa phần là dân lao động, rất nhiều cave cũng về thuê nhà ở đấy.
Mụ Điếc tuổi gần năm mươi, bị nghễnh nặng, ở ngay gần kề. Mụ có con nhưng không có chồng, nghề chính là làm thợ may, buổi chiều thì ra ghi lô ở đầu ngõ; cô con gái mụ vừa cưới xong, ở nhà chồng cũng gần đó. Y thường xưng hô với mụ Điếc là bà bà tôi tôi.
Vốn xưởng vẽ của y là nơi lũ bạn bè thường mò đến tụ bạ. Bọn này họ cú, thức đêm hò hét rượu chè inh ỏi, nên những chỗ y thuê ở trước đây thường bị hàng xóm sang phê bình. Giờ thuê được căn nhà mà chủ nhà không ở cùng, hàng xóm lại điếc, y khoái lắm. Gặp mụ Điếc, y hô: “Bệnh điếc vạn tuế!”. Mụ bảo: “Tao làm gì mà phải hạn chế?".
Mụ Điếc ngồi ghi lô, y đi ngang nói: “Điếc, tên em là một bài ca”. Mụ hỏi: “Cái gì, ba mốt bẩy ba á? đề hay lô?”. Thấy mọi người xung quanh cười, mụ cầm cuốn sổ chạy theo đập đập đánh y bảo: “Thằng chó này chắc lại vừa nói gì đểu!”
.
Ở khu nhà thuê đó một thời gian thì y có thêm hàng xóm mới, là lão Hoán. Lão đến thuê gian bên cạnh, đi chung cổng với y.
Lão Hoán ngoài năm mươi, người lẻo khẻo môi mỏng hớt, gặp gái thì tròng mắt lảo đảo, nhìn gian và dê. Tiểu sử tiên sư của lão chả ai rõ, chỉ biết hiện tại lão kéo nhị trong hội nhạc đám ma.
Hồi lão mới về y hơi dè chừng, sợ nhậu nhẹt đêm hôm lão ý kiến ý cò. Nhưng không, lão chả để tâm. Y rủ lão sang uống rượu vài lần, thành thân tình. Lão bảo với y: “Tao chơi nhạc cụ dân tộc, mày vẽ tranh, lĩnh vực khác nhau, nhưng đều là nghệ sỹ. Tao với mày về đây làm văn hóa cho cái ngõ này”. Y cụng, đáp: “Chứ chả chuyện!”.
.

Lão Hoán thích mụ Điếc ngay từ buổi mới về, rất hay lân la mon men... Mụ Điếc ngồi may, cúi lom khom, lão Hoán lượn ra lượn vào săm soi khe cổ mụ. Có lần lão ghé tai mụ Điếc bảo: “Đằng ấy dựng được vét tông, thế có biết dựng quần đùi không, thì dựng hộ cái!”. Mụ Điếc bảo: “Nỡm, dở hơi, rửng mỡ!”. Lão Hoán đi, mụ lẩm bẩm: “Đồ chó già!”, rồi cười tủm.
Tối, lão Hoán kéo nhị hát:
“Một năm có mười hai tháng ớ ơ…
Một tháng có ba mươi ngày ớ ơ…
Thỉnh thoảng có tháng có ba mốt ngày ớ ơ…
Một tháng có ba ngày phụ nữ không được thắp hương ớ ơ…”
Đoạn, lão ngểnh sang nhà mụ Điếc hát:
“Em Điếc có còn bị kiêng thắp hương ớ ơ…”
Y liền bảo lão: “Bố sang bên đấy hỏi mẹ nó thẳng là em đã mãn kinh chưa, cho nhanh. Nhạc với chả nhẽo! Mà mụ ấy nghe được khối ra!”.
Lão bảo: “Loại mày nghệ sỹ cái cục cứt. Chả lãng mạn gì cả!”, rồi hát tiếp:
“Hôm nào không kiêng thắp hương đừng chốt cửa buồng ớ ơ…”
.

Ở góc sân nhà y có một cái ngách thông ra sau bếp nhà mụ Điếc, phải ép lưng vào tường mà lách mới đi lọt. Một bữa thấy lão Hoán từ trong đó chui ra, đầu tóc đầy mạng nhện. Gặp y lão sững, rồi nói: “Vừa nãy ném con chuột, văng mẹ nó dép trong này”. Y nhìn điệu bộ lão lấm lét, nghi. Một lát y mò vào ngách, đến bếp nhà mụ Điếc thấy có miếng liếp che buồng tắm bị cậy…
Về nhà, y hát:
“Mụ Điếc có tắm thì nhớ đặt bẫy ớ ơ…
Sau liếp có con chuột già ớ ơ…”
Lão Hoán nhăn nhở: “ Tổ cha mày!”, rồi thầm thì: “Này, con mẹ Điếc này hàng họ còn ngon bằng tỉ mấy con cave ngoài kia mày ạ!”.
.

Ngà là con gái mụ Điếc, nhưng không hề điếc. Ngà lấy chồng ở ngõ bên cạnh, chưa có con. Buổi tối Ngà bán bún ngan vịt ngay cửa nhà.
Chồng Ngà là tổ trưởng tổ kéo đường dây điện, thường đi công trình xa. Thằng này cục. Ngà lại là loại đáo để. Hai vợ chồng hay choảng nhau.
Có gã hàng xóm cạnh nhà Ngà buổi tối sang ăn bún khuya, thấy Ngà tươi, mỡ, chồng lại đang đi vắng… Nhìn quanh quán thấy chẳng còn ai, gã hàng xóm lúc đỡ bát bún cố chạm tay vào vú Ngà, bảo: “Thêm cho anh tí thịt thừa ở ngực nhé!”. Ngà đang cầm muôi nước dùng nóng chan luôn vào đũng quần gã…
Gã hàng xóm bỏng, mà không dám kêu ai. Hàng tuần giời đi đứng như thằng sa đì.
Chồng Ngà đi công trình về, ngủ mê mệt. Ngà mở điện thoại chồng thấy có ảnh chụp chồng vừa hát, vừa lúi húi móc rốn mấy cô em môi đỏ trong hàng karaoke. Thằng chồng đang ngáy há hốc mồm, Ngà nhặt chiếc guốc, nhè mồm chồng bổ, chửi: “Thằng đĩ, bà ở nhà giữ bướm cho mày, hầu hạ cả bố mẹ mày để cho mày đi sướng bậy à?”. Thằng chồng rách môi, gẫy nửa răng cửa liền tóm tóc vợ, dúi, lên gối uỳnh uỵch. Ngà thò tay tóm dái chồng bóp nghiến, chồng phải nhả tóc.
Ngà bỏ về nhà mẹ đẻ. Thằng chồng Ngà lôi hết đống guốc của vợ chặt sạch.
Sáng hôm sau thằng này đi làm, dái đau, chân bước lạng dạng. Ra ngõ, chạm mặt gã hàng xóm, thấy gã kia nhìn trộm mình lấm lét, lại cũng bước lạng dạng hệt mình, mới bảo: “Ông tương bỏ mẹ mày giờ! Mày thích nhại ông à?!”.
.

Từ hôm Ngà về ở cùng mụ Điếc, lão Hoán ít lân la nhà mụ vì Ngà tỏ ra ghét lão. Ngà bảo mặt lão gian. Mụ Điếc thỉnh thoảng sang khu bên này, đứng dựa cửa nhà lão Hoán nói chuyện ê a ê a, như phường dở hơi.
Ngà mông to ngực to, lúc ngồi quạt than trước cửa nhà, đùi ép vào ngực, trồi lên ở cổ áo hai ụ trắng phau. Lão Hoán đi ngang, mắt liếc chân bước, đâm sầm đầu vào gốc dâu da xoan cạnh đường, kêu: “Úi giời!”. Ngà lẩm bẩm: “Thằng dê già, cho chết! Có ngày bà xẻo, vứt cho chó ăn!”. Vào nhà Ngà nói với mụ Điếc: “Bà bô đừng cho lão Hoán sang nhà, mà cũng đừng qua chuyện trò với lão bên ấy nữa!”. Mụ Điếc ơ kìa, nhưng mà,... sao sao…
.

Mẹ con mụ Điếc nói chuyện với nhau thường oang oang.
Bữa ấy y đang ngồi cà kê với lão Hoán ở sân nhà thì nghe thấy tiếng mụ Điếc vọng sang: “Bếp than vẫn đỏ đấy, con Ngà kia có tắm thì vào rót nước đi, để tao còn đun tiếp”.
Lão Hoán liếc trộm y. Y cũng liếc lão. Cả hai vơ vẩn, chuyện chả còn nếp còn tẻ. Biết thừa đầu óc nhau!
Một lát y nói: “Bố con mình làm nghệ thuật mà thỉnh thoảng không đi thưởng thức cái đẹp thì tài năng nó thui chột mất!”. Lão bảo: “Chí lý!”, rồi co cẳng chạy ra chỗ ngách quên cả xỏ dép, định chui vào trước. Nhưng y khỏe, cầm đít lão quăng ra.
Trong buồng tắm, Ngà đang dội nước lên người.
Lão Hoán không chen được với y để nhòm, đứng bên cạnh sốt ruột, hết đẩy lại huých, rồi năn nỉ: “Kính lão đi mày ơi!”,… rồi lầm bầm chửi: “Nghệ sỹ cái cục cứt gì mày, tham như mõ!”. Ngà đang kì đùi, bỗng nhiên ngừng, tai dỏng mắt đảo…
Y vội thụp xuống lách sâu vào trong ngách. Lão Hoán chỉ đợi thế, hí hửng chen lên bậy liếp thò mặt vào… thì một xô nước mầu trắng nhờ nhờ tạt ra. Nhà mụ Điếc nuôi lợn, có thùng gom nước gạo lẫn thức ăn thừa, thứ nước ấy giờ long tong chảy trên mặt lão Hoán. Tóc tai lão nhoe nhoe mẩu rau dưa, mảnh xương cá... Mùi chua khẳm. Lão co mồm văng tục , thì sực nhớ, im thít.
Y và lão lách ra. Lão Hoán cuống vấp dúi dụi, chân sục vào cống.
Ra khỏi ngách, trông lão Hoán như ngợm. Y bảo: “Hành trình tìm tòi cái đẹp gian khổ quá bố nhỉ!”. Lão than: “Tao mới chỉ thấy gian khổ, chứ đã kịp thấy tí tẹo đẹp nào đâu!”
.

Lão Hoán cởi truồng bên bể nước trong sân, lão vừa múc nước dội người, vừa lẩm bẩm rủa Ngà là đồ cứt trâu. Đang tắm thì Ngà đến ngoài cổng chửi.
Ngà cầm kéo, miệng chửi, tay vung vẩy kéo đánh nhịp, réo đích danh "thằng Hoán". Ngà bảo sẽ thiến con dê già, sẽ nhét đầu con dê già vào chỗ tối tăm của "cái đẹp". Có hai con chó chầu chực đấy cũng góp mồm sủa.
Cánh cổng chỉ có chiếc ổ khóa không bấm móc hờ lỗ chốt, Ngà thò tay tìm cách mở...
Lão Hoán ôm háng khư khư, mặt mũi nhớn nhác.
Y nấp trong nhà nhòm ra. Y cũng chẳng muốn chạm mặt Ngà!
Ở góc sân có bức tường, phía bên kia là con đường chạy dọc sông Tô Lịch, y lẻn ra, trèo lên tường. Lão Hoán chạy lại níu chân y, nói: “Mày mày... mày phải ở lại làm chứng là tao chưa kịp thấy tẹo gì của nó!”, y bảo: “Nó có kéo, con làm chứng cho bố để nó xẻo của con à!”, lão Hoán chửi: “Loại mày nghệ sỹ cái cục cứt, hèn lắm!”. Thấy y chuẩn bị nhẩy xuống bên kia tường, lão Hoán hớt hải: “Thôi thôi mày kéo cho tao lên với!”. Lúc ngồi được lên tường, lão lập cập: “Bọn mình cùng nghệ sỹ hoạn nạn đừng bỏ nhau!”.
Ngà đã mở được cổng, đang vào.
Y nhẩy xuống con đường ven sông Tô Lịch. Phía xa có mấy bà đồng nát tong tẩy đi lại... Lão Hoán không dám nhẩy theo vì chưa mặc quần. Lão bò lổm ngổm trên tường, cục bìu ve vẩy như tai voi, đến cuối tường có cái ống máng thì lão đu người leo. Trên đó là trần nhà mụ Điếc.
.

Xâm xẩm tối, y mò về nhà. Một lát, thấy lão Hoán mặc cái quần lửng hoa từ trên tường trèo xuống. Ở nhà bên kia tiếng Ngà đang réo: “Bà Điếc ơi, bà Điếc ơi...”, Ngà gắt: “Đến giờ ghi lô rồi mà cái nhà bà này lại biến đi đâu không biết?!”.
.

Buổi tối, y và lão Hoán uống rượu. Lão vừa uống vừa cười lủm mủm. Rồi lão kể.
... Trần nhà mụ Điếc có mấy tấm chăn đang phơi, lão liền chui vào. Vừa vén chăn lên thì gặp mụ Điếc.
Mụ này vốn nấp trong chăn nhòm lão Hoán tắm; lúc lão và y trèo tường, do khuất, mụ không biết... Giờ, đột nhiên, thấy lão đứng cạnh, cởi truồng.
Mụ Điếc “ối giời ơi”, mụ vơ cái gáo nhựa úp vào mặt. Lão cuống, lão giật cái gáo trên mặt mụ Điếc đem úp vào háng. Mụ Điếc chẳng vừa, liền giằng lại gáo đem úp lại mặt... Lão bèn kéo thốc mụ vào căn chòi chứa đồ cũ.
Mụ Điếc kêu: “Làng nước ơi, Hoán già hiếp tôi làng nước ơi!...”. Lão nói: “Lạy bà, bà mà kêu thế thì người nhà bà thịt tôi như ngan như vịt à!”. Mụ Điếc giơ hai nách lên ngửi, rồi mụ dí nách vào mũi lão bảo: “Thịt thế này mà hôi như ngan như vịt à!”, lão cãi: “Tôi bảo là bà nhỏ mồm kẻo con Ngà nó thịt tôi, chứ đâu mà bảo thịt bà hôi!”. Mụ Điếc “thế à thế à”, rồi mụ thì thầm hỏi: “Cái con Ngà nó đang chửi gì thế hả ông?”. Lão không đáp, lão xấn xổ. Mụ liền lí nhí: “Ối làng nước ơi, Hoán già nó đang... nó đang... hiếp tôi!”...
Y nghe xong, rót rượu, chắp tay mời lão, nói: “Đáng đời con Ngà. Nó chửi được bọn mình thì bọn mình trị lại mẹ nó. Bố vừa rửa nhục cho đàn ông nước Nam!”. Lão Hoán cười hầng hậc: “Thấy tao cao thâm chưa?”, uống cạn, rồi lão vênh váo: “Người xưa bảo bất độc cái gì gì mà phi hảo hán, mày nhỉ?!”
.

Chồng Ngà là thằng du côn. Sau hôm vợ bỏ đi, tuyên bố gặp Ngà ở đâu là bẻ răng cắt lưỡi. Ngà nghe kể thì cười khẩy, nhạt.
Ngà về bên này ở được hai tuần.
Hôm lão Hoán đi đám về, gặp thằng chồng Ngà đứng ở cổng nhà y nhòm sang nhà mụ Điếc, bộ dạng rất khả nghi. Thấy lão liếc liếc mình, nó hỏi: “Ông lác à?”. Lão vội cum cúp lủi.
Về nhà, Lão Hoán thẩn thẩn. Chả hiểu nghĩ ngợi thế nào, rồi lão leo ống máng... Lên tới trần nhà mụ Điếc, lão gọi rón rén: “Bà Điếc ơi!”. Không có tiếng trả lời. Lão lại gọi: “Ngà ơi!”...
Cửa trần mở, là Ngà.
Thấy Ngà, lão Hoán lúng búng: “tao vừa gặp chồng mày nó đang rình bên cổng nhà tao. Tao... tao,... định sang bảo mày trốn,...”. Ngà nghe, lẳng lặng. Ngà xuống nhà cầm cái chày dấu sau đít, mở cửa đi ra...
Gặp chồng, Ngà hất hàm: “Muốn gì?”.
Cái thằng du côn ấy thấy vợ thì ú a ú ớ; nghe vợ hỏi, đứng đực; rồi đột ngột nó quì thụp, nó rống lên: “Em ơi, em là vàng của anh không có em đời anh chẳng bằng cái rắm!...”. Mụ Điếc lúc này cũng lăm xăm xách con dao phay từ trong nhà chạy ra. Chồng Ngà đang lem lẻm: “Anh thế với em là anh còn lớ xớ với mấy con vớ vẩn thì...” – thấy mụ Điếc, nó giằng luôn mụ vào, nó nói tiếp – “… có cả mẹ đây làm chứng cho anh, thì... thì điện giật anh nổ, nổ... chết mẹ nó ộc máu!”. Mụ Điếc giãy nảy: “Thằng chó kia, mày rủa gì tao ộc máu?!”.
Lão Hoán nghe lỏm trong nhà liền thì thầm với y: “Thề với mụ Điếc sướng mày nhỉ! Mai tao cũng sang tao thề.”.
.

Ngà về lại với chồng.
Cũng sau buổi đó lão Hoán hàng ngày qua lại với mụ Điếc, ăn ngủ rất hồn nhiên. Nhưng hễ thấy bóng Ngà là lão lủi nhanh như lươn.
Hôm lão Hoán và mụ Điếc đang ăn cơm, đúng lúc ấy vợ chồng Ngà sang, lão không kịp tránh. Chồng Ngà tóm chịt lão Hoán bắt ngồi lại, nó bảo: "Ai khinh thằng này thì cứ bước khỏi cửa!". Lão sợ lập cập, mặt xám ngoét.
Thằng chồng Ngà lôi trong túi ra chai rượu và bọc lòng lợn bày lên mâm. Y đi ngang, nó thấy, liền lôi vào cùng ngồi. Xong nó tuyên bố với cả nhà là vừa làm được vợ chửa.
Chồng Ngà rót rượu ra mấy chén, bắt lão Hoán và mụ Điếc cụng riêng. Lúc nó cụng với lão Hoán thì bảo “Con kính cụng đại ca!”, trông như diễn tuồng. Ngà đang mang thai, không uống rượu, thấy chồng với lão Hoán bá vai bá cổ thân mật, nguýt: “Cái lũ đàn ông nhà này toàn đồ chập cheng!”.
Lão Hoán chân khẳng khiu, quần đùi rộng, lại nhàu như lò xo, lúc ngồi ăn chim thòi ra mâm. Ngà trở đầu đũa gắp chim lão Hoán, bảo: “Tưởng miếng thịt!”. Lão hoảng, bật nhỏm dậy, cộc đầu vào thành máy khâu. Chồng Ngà đang kê chén rượu lên miệng,... đổ oạch ra cười sặc sụa, sùng sục ho. Mụ Điếc bảo: “Con đĩ kia sao mày vô duyên thế!”.
.

Vợ chồng Ngà về rồi, còn lão Hoán ngồi thủm lủm xó nhà ngắm mụ Điếc dọn bát đũa, mắt mày rất tình tứ. Y bảo: “Bên này giờ tha hồ ấm cúng, nhỉ!”. Lão gật, mắt hấp háy, giống hệt người tử tế. Y lại bảo: “Cái mắt mụ Điếc khéo mà cũng giống con Ngà, bố cứ ngồi hớ hênh, mụ lại trông nhầm thành cuộn chỉ rối, cho mẹ nó nhát kéo... Hoán có mà thành Hoạn”.
Mụ Điếc đang bê mâm, thấy y và lão Hoán nhăn nhăn nhở nhở cười thì ve vẩy cười theo. Rồi mụ lẩm bẩm: “Hai thằng chó này chắc lại vừa nói gì đểu!”.

Hết.
.Đinh vũ Hoàng Nguyên