Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Cô lái đò & nhà sư

Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng người. Sau hết đến nhà sư. Cô lái đò đòi tiền gấp đôi. Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?
Cô lái mỉm cười:
- Vì Thầy nhìn em…
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
                                       o0o
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền gấp ba. Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái cười bảo:
-  Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

                                       o0o
Lần khác nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định. Đò cập bến cô lái đò thu tiền gấp năm lần.
Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái đáp:
- Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.
Nhà sư trả tiền và lên bờ.

                                       o0o

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?
Cô lái đáp:
- Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.
Thiền sư hỏi:
- Vì sao vậy?
Cô lái cười đáp:
- Thầy nhìn em, nghi đến tiền, mà không còn nghĩ tới em nữa…
Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi...

                                       o0o
Vài năm sau đó có một Việt kiều trở về thăm quê hương. Cô lái đò đưa khách qua sông. Thuyền ra giữa dòng, khách nhìn cô lái đăm đăm.
Cô lái cũng chợt nhận ra khách ... là vị thiền sư năm xưa, bây giờ đã đổi khác ...
Mái tóc để dài, bộ quần áo thời trang thay cho bộ nâu sòng ngày cũ. Đò cập bến cô lái thu tiền từng người. Khách là người cuối cùng rời đò. Cô lái đòi tiền gấp mười. Khách hỏi vì sao ?
Cô lái trả lời tỉnh queo:
- Đó là giá Dziệt kiều !!
 Nguồn PVĐ

cực ngắn

Phọt phẹt:Mình đang đi vận động cho cave vào quốc hội, hoặc hội đồng nhân dân các cấp. Một đại diện của của hiệp hội cave Việt nam ngao ngán " trong đó đầy ra rồi, anh ạ".


***



Một bạn chửi mình " mày càng ngày càng mất dạy, có khi phải đề xuất cho đi bồi dưỡng một khóa ngắn hạn học tập và làm theo tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh". Mình thấy í kiến đó rất hay. Nhưng lại băn khoăn, sợ học tập xong rồi lại không có điều kiện để làm theo thì bỏ mẹ. Thế nên thôi. Hãy là chính mình.



***



Khuya, đang say giấc thì có điện thoại. Vợ mình nghe rồi lay mình dậy " anh anh, có con nào bảo mới có thai này". Mình cáu " vớ vẩn, bảo với nó là anh đéo biết". Vợ mình hét vào a lô " vớ vẩn, anh ấy bảo là anh ấy đéo biết".



***



Đang họp, mình sơ í làm rơi một quả dắm. Thối nồng nàn. Anh em công ty mũi hếch, tai vểnh lên đồng loạt. Bắt trước lãnh tụ, mình tháo giày, gõ côm cốp lên mặt bàn, hoan hỉ đề xuất giải tán cuộc họp.



Hôm sau mình ra thông báo" Triều Tiên thử bom hạt nhân ngày hôm qua, phóng xạ rất nặng lan sang cả nước ta. Nguy cơ tử vong là rất lớn. Đề nghị không tổ chức họp đến hết năm hoặc đến khi có thông báo mới".



***



Người An-nam sính việc biên tắt, luận ra ngữ nghĩa toét mẹ mắt, kể cả được đặt trong văn cảnh nội dung. Có ông bạn già, tuy đảng viên nhưng cũng tốt đi học nghị quyết về, dịch cụm từ "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" ra thành " nền kinh tế thị trường XUỐNG HỐ CẢ NÚT". Hố hố...



***



Mình cho ông Kễnh ( 3 tuổi) uống sữa Vinamilk, tranh thủ dạy học bài:

- Hình con gì đây con?

- Con bò.

- Ai cho con uống sữa?

- Con mẹ

- Hehe



***



Ngồi với một tai to, mình phân trần:

- Anh ạ, nước ta rừng cơ bản đã được phá xong.

Tai to cười phá:

- Đến như quốc gia, về cơ bản cũng đã " thanh lý" gọn.



***



Một gái ế muốn làm Sinh lờ măm, đi viện thụ tinh nhân tạo, hết 70 chai, điện thoại cho mình báo tin vui mang thai tháng thứ bốn. Mình nghe tin mừng mà vừa buồn, vừa tiếc. Hây da...



***



Đàn ông có ba thứ đàn bà thích. Thứ nhất: trí tuệ. Thứ hai: hào hoa. Thứ ba: dâm đãng. Một mái già bảo mình, thế hơi nhiều. Gọn ra, chỉ cần khỏe và...đểu.



Bạn già đảng viên nhưng cũng tốt bảo, như đảng ta, chỉ cần hồng và...chuyên.



Chả hiểu mẹ...



***


Anh biên vội, cho các bạn chống vã. Mai có thể rút bài hoặc thay đổi. Ngủ đây. Say rồi.

Nguồn của thằng phọt phẹt


Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

đặt tên con

Mình quen một thằng em cũng họ Đinh. Hôm vừa rầy sinh con trai, ngưỡng mộ vị bộ trưởng trẻ tuổi tài cao lên cũng đặt tên con theo . bữa lên nhà  nó thấy đang đánh vật với thằng bé 5 tháng tuổi, Thằng bé khoác ngặt . Hỏi sao vậy. Vợ đi chợ, cho nó tí rồi, mà nó cừ khóc...tiện thể cu cậu điên quát con. Câm mẹ mày mồm đi. bú nhiều thế rồi còn đòi gì nữa Hả..

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Sức Dân

SỨC DÂN

Nhà Thơ Văn Công Hùng :Liên tục thời gian qua, dân được các cơ quan quản lý mang ra... khoan.



Chị gì thứ trưởng tài chính giọng rất bề trên, "tính thế là khoan sức dân rồi"- là chuyện chị ấy tính thuế thu nhập cá nhân ấy, cứ 6 triệu là vinh dự tự hào đóng thuế ấy, mà tính cho tới tận mấy năm nữa mới thực hiện, trong khi hiện tại, cái quái gì cũng tăng, trừ lương.
Vâng, chị đang "khoan" sức dân đấy ạ


Anh bộ trưởng giao thông thì còn quyết liệt hơn trong việc oánh vào sự đi lại của dân, và cũng có một câu bất hủ: chỉ 500.000 chứ mấy. Trời ạ, lương cử nhân cơ quan tôi có chưa đầy 2 triệu một tháng, 500 ngàn là tiền thuê nhà ở 1 tháng của chúng nó đấy. Ông thu thêm 500 ấy là chúng nó ra đứng đường đấy. Mà cái món đi lại nước mình nó kinh hoàng lắm, đường làm chưa xong đã hỏng, nát be nát bét và vẫn coi như đã xong, lại tiếp tục đầu tư mới để làm mới. Nhiều nơi dân bảo thà đừng làm đi lại lại dễ hơn. Mỗi lần có việc phải ra ngoài đường là như đi ra trận, sống chết thế nào chả biết. Cô bé cơ quan mình sáng qua đến mếu máo: Chú ơi cho cháu nghỉ, anh rể cháu bị xe tông bể sọ, không biết sống chết thế nào. Anh này là quân nhân binh đoàn 15, vợ là giáo viên mẫu giáo ở Đức Cơ. Lại cũng hôm qua ở Pleiku (rất nhiều báo đã đưa tin), ông chồng chở vợ thế nào mà lao vào quán bún, cả 2 chết ngay, và 2 người trong quán bún thì 1 người gãy tay, 1 người gãy chân. Mà theo tính toán, một cái xe máy cà tàng đã phải gánh trên người nó năm bảy loại phí rồi, tức là ngành giao thông đang tính làm sao để triệt tiêu hoàn toàn sự đi lại của dân. Nếu mà làm lãnh đạo bộ để bằng mọi giá cho mọi người không đi ra ngoài thì có lẽ mình làm cũng được, chả cần đến cái bộ to uỳnh ấy, vài ngày lại thấy phát minh ra một việc... ngược đời.

Bộ trưởng Thăng: tôi sẽ đi xe buyt...


Hôm qua thấy nước phụt ra ầm ầm từ cái đập thủy điện sông Tranh mà kinh. Thằng cu lớp 5 hàng xóm nó nói: nước chảy như thế phải bịt phía trên chứ bịt phía dưới làm sao được bác ơi, trong khi đồng chí trưởng ban gì đấy đang giải thích là bà con yên tâm, đấy là chúng tôi tạo rãnh cho nước chảy, giờ nó chảy to thì lấy... bao bố bịt lại. Trời ạ, cái hồ hàng triệu mét khối nước, như một quả bom nguyên tử lơ lửng giữa trời mà các bố làm chư chuyện bong bóng bán trước nhà trẻ. Thằng cu lớp 5 nó cũng biết muốn bịt phải bịt phía trên chứ lẹt phẹt phía dưới thế chỉ ba bảy 21 giờ là áp lực nước nó cuốn phăng. Mới biết cái món công nghiệp hóa của chúng ta nó phập phù mong manh và... lơ đãng như thế nào.




Lại ba cháu bé rủ nhau chết. Kinh quá. Sự khủng hoảng lý tưởng, niềm tin, khát vọng sống... đã vào cả bọn trẻ con rồi. Mình cho rằng, người tự tử là người có quyết tâm rất cao, là người hoàn toàn không còn tin gì ở cuộc đời này. Họ muốn giải thoát. Chả lẽ các cháu bé thế cũng cần giải thoát. Theo mình, đây không phải là vấn đề nghe qua rồi bỏ, mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Nó không chỉ là việc của ngành công an mà phải là mối quan tâm của nguyên thủ...



Định viết nữa nhưng lại sợ... phạm húy. Chỉ xin nói: Sức dân có hạn các bác ơi, khoan vừa thôi, không thì nó... bục.

NGƯỜI VIỆT BỊ KỲ THỊ; NGƯỜI VIỆT KỲ THỊ NGƯỜI VIỆT ?

Khánh Hưng.
-

Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.
Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói "xí bô xí ba" gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình! Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu "Việt kiều" 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người "gốc Việt" nên không có... giá cao!
Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp Hồ Chí Minh, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít "Yes, sir" và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!
Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!
Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?
Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Trong một bữa "nhậu", ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịch viên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ "hết sức lể phép, trân trọng, và nhiệt tình" giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng "Sir", tức là "ngài". Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!
Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và... không nói gì cả!
Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo. Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!
Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga, ... anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có passport Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là "anh em XHCN" của Việt Nam mấy năm trước đây!
Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là "người Việt Nam", thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô... bán hoa mà cũng... đối với người Việt Nam như vậy!
Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội "theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc" thì mệt lắm!
Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?
Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là "trí thức", thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ "da trắng' và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người "da trắng". Người ngoại quốc mà da màu cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện "đẳng cấp" của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!
Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại "đẳng cấp" man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường "quốc tế" như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người "da trắng" của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ "quí tộc" Việt vô cùng... quái đản!
Kề lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ! Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng là điều an ủi cho những kẻ "tha hương" – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!
K. H.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

ăn thế này thì học thế nào

ĂN THẾ NÀY, HỌC THẾ NÀO?..

Xuân Đông - Đến Thượng Tân (Bắc Mê, Hà Giang) vào giữa trưa.

Ngó xuống Khu Nội trú phía sau dãy phòng học, thấy lố nhố trẻ con đang bưng mỗi đứa một cái âu nhựa ăn cơm. Mình đi thẳng vào xem chúng nó uống thế nào.


Nhìn cơm các con đang ăn mà mình chụp ảnh mãi không được, tay cứ run run vì xúc động nên máy toàn bị rung. Cơm nước thế này thì nuốt thế nào được, hả giời?..


Mỗi đứa ôm một cái âu đựng cơm chan nước canh. Tản mát: Chỗ này thì túm tụm chục đứa con trai, vừa nhai trệu trạo vừa nói chuyện lầm rầm; chỗ kia thì cắm cúi vài ba đứa con gái, ngồi im lặng ăn một cách uể oải; lại có đứa đứng ăn một mình, trong xó bếp tối tăm...


Nhìn vào âu cơm thấy gì đây?.

Cơm thì vón cục vón hòn, lõng bõng cái gọi là nước canh- Một thứ canh gọi là "canh khoai", nhưng nhìn toét mắt chả thấy khoai đâu!. Thức ăn mặn thì chả có.

Ăn uống thế này, để tồn tại còn khó, nói gì đến học hành?..


Mình mau chóng chụp vài shot hình xong liền đi ra ngoài. Cố gắng tránh không làm chúng nó mất tự nhiên, để miếng cơm nhạt trôi xuống cái dạ dày rỗng được trơn tru.


Vừa uể oải ăn, vừa lầm rầm trò chuyện. Thấy khách đến, chúng ngượng ngùng giấu mặt.



Nhóm con trai tụ tập ăn trong im lặng, cái chậu bên dưới chân chúng nó dùng để đựng canh "khoai".

Nhóm ăn trong bếp, thỉnh thoảng nói với nhau vài câu thổ ngữ rời rạc, những chậu canh sẵn khói, thừa nước nhưng trong veo. Nhìn đố biết là canh gì, nếu không có ai "bật mí"...

Mỗi đứa một góc ăn cho xong bữa

Nhiều đứa gần như bỏ lại nguyên âu cơm

Những ánh mắt hân hoan khi sắp được nhận quà.

Bữa ăn chúng nó là vậy, thế mà vẫn có người nói chúng nó chưa đến nỗi khổ!. Đéo hiểu cái chuẩn khổ, nó phải như thế nào nữa, hả người?..

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Đơn tố cáo

KÍNH CHUYỂN

 
 
 
 
 
 
34 Votes


alt

Khoai Lang nắn nót viết: ĐƠN TỐ CÁO.

Kính gửi:- Thanh tra Bộ

-Thanh tra tỉnh

-Thanh tra huyện

-Thanh tra xã

Tôi là Nguyễn Khoai Lang viết đơn tố cáo về những sai phạm nghiêm trọng của trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang của chúng tôi.

Tuy nhiên, sau khi quyết định viết đơn tố cáo thì chúng tôi lại nghĩ, nhân bất thập toàn, trưởng thôn của chúng tôi cũng người trần mắt thịt, nên trong quá trình công tác không thể không có khuyết điểm, sai phạm.

Từ ý nghĩ đó, chúng tôi nhận ra rằng, nói gì thì nói, tuy không đẹp trai lắm, nhưng rõ ràng trưởng thôn yêu quí của chúng tôi cũng là một người rất đáng yêu quý.

Trên tinh thần đó, chúng tôi kiến nghị các cấp cần phải ủng hộ trưởng thôn của chúng tôi.

Nguyễn Khoai Lang và bà con.

Ký tên.

Sau khi gửi, một tháng sau, thanh tra Bộ đóng dấu đã nhận đơn của ông Nguyễn Khoai Lang và ghi ý kiến vào góc phải: Kính chuyển thanh tra tỉnh để xử lý về đơn của ông Nguyễn Khoai Lang tố cáo trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang. Đề nghị xem xét đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thanh tra tỉnh  đã đóng dấu nhận đơn của ông Nguyễn Khoai Lang và ghi ý kiến vào góc trái: Kính chuyển thanh tra huyện để xử lý về đơn của ông Nguyễn Khoai Lang tố cáo trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang. Đề nghị xem xét đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thanh tra huyện đóng dấu nhận đơn của ông Nguyễn Khoai Lang và ghi ý kiến bên dưới: Kính chuyển thanh tra xã để xử lý về đơn của ông Nguyễn Khoai Lang tố cáo trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang. Đề nghị xem xét đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thanh tra xã đóng dấu nhận đơn của ông Nguyễn Khoai Lang  và ghi ở mặt sau: Kính chuyển thanh tra thôn để xử lý về đơn của ông Nguyễn Khoai Lang tố cáo trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang. Đề nghị xem xét đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Sau một tháng, đơn của trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang tố cáo mình đã được kính chuyển  về đúng tay trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang với nhiều dấu, chữ ký nghiêm túc và đúng trình tự.

Trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang ngắm nghía những con dấu và chữ ký trên đơn mình, buông câu: Thế là không có cấp nào đọc đơn sao ta?

He he

Trưởng Thôn khoai lang.

 

________________


Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Anh Thăng và bài toán Thông giao

Hội thảo, chuyên đề đã bấy lâu
Bài toán giao thông, giải từ đâu ?
Xăng tăng, thuế đắt, chồng thêm phí
Bọn có xe đi, chắc chúng giàu ?


Hình ảnh

Dân thành chuột bạch của các quan
Đổi giờ, đường cấm đến phân làn..
Cái gì quản khó thì ta ... cấm
Xe buýt dù chen vẫn đắt hàng.

Mưu sinh, dân vẫn phải ra đường,
Tắc ùn, chen chúc chuyện bình thường?
Đâm va, tai nạn như cơm bữa
Thịt rơi máu chảy quá tang thương !

Hình ảnh

Giá xe đổ nước chạy thay xăng ?
Đi bộ, đạp xe lại thung thăng
Hay là trở lại thời bao cấp
Xích lô, xe ngựa...cứ tằng tằng ?

Tưởng Bộ giờ đây có anh #
Mong rằng có cao kiến gì chăng
Hóa ra càng chém, đường càng tắc
Tiền thu lại béo biết bao thằng !

Thôi thế thì thôi, hết cách rồi
Dân đành chung sống với tắc thôi !
Mai này chẳng đủ đường đi nữa
Bồng bế nhau lên với núi đồi....

Mai mày về thành phố giang rộng tay


GỞI BẠN BÈ LÀM XONG NGHĨA VỤ


Mai mầy về thành phố dang rộng tay

Đón mầy và đón bao thằng đã làm xong nghĩa vụ

Mai mầy về bình yên trong giấc ngủ

Có nhớ bạn bè biên giới ướt sương đêm

Có nhớ tụi tao khao khát hôn lên mái tóc mềm

Của con gái một thời thương nhớ nhất

Mầy về mùa mưa, quần áo không lấm lem bùn đất

Dép sa-bô gô trên phố chiều vàng

Quen tính hay đi mầy cỡi xe đạp lang thang

Có nhớ tụi tao cởi trần đi phục.



Hãy mở mắt ra nhìn đời trong đục

Nhìn thật bao dung và cũng thật ra người

Hãy nhớ trong gian lao tụi mình vẫn cười

Trong thiếu thốn vẫn kiên trì khắc phục

Đừng chùn chân nếu chạm vào tiêu cực

Dấu ấn chiến trường nào dễ phôi phai.


Mai mầy về với người vêu trong tay

Hãy hôn dùm tao những nụ hôn đời lính

Hãy nói đùm tao trong phút giây trầm tĩnh

Rằng : cảm ơn nàng đã yêu lính biên cương

Gặp cô gái nào mầy thấy dễ thương

Hãy chào dùm tao nụ cười mong nhớ

Mầy đã trải qua những đêm nằm trăn trở

Cái riêng trong lòng đã chia sẻ cho nhau

Vết thương nào không quằn quại cơn đau

Lại mơ thấy đôi tay mềm chăm sóc

Tụi mình con trai lúc lòng chùng, chực khóc

Đâu phải yếu mềm khi vuốt mắt bạn thân.



Mai mày về đi dưới phố cây xanh

Nếu gặp nắng đừng đưa tay che vội

Hãy nhớ tụi tao trầm mình trong nắng đội

Khát dòng sông như khát thuở thanh bình

Phố lên đèn, ánh điện sáng lung linh

Có nhớ tụi tao bên này đêm-bóng -tối

Mấy tháng ròng giọt dầu hôi không biết tới

Nên rất trẻ thơ muốn trăng sáng bốn tuần.



Mầy về ra nông trường, vào xưởng máy hay cơ quan


Hãy làm việc bằng tinh thần người lính

Cái thiếu ở chiến trường mày đâu cần làm sổ tính

Hãy làm thật nhiều sản phẩm giúp tụi tao.

Mai mầy về thành phố rợp cờ sao

Tao lại nhớ năm xưa tụi mình đi phấn khởi

Buổi tụi mình lên đường, chưa ró bài Em vẫn đợi

Nên tay cô gái nào đứng vẫy mãi theo xe

Và thư đến với tụi mình trong rừng khộp, rừng le

Thành sức mạnh trên đau lê xuất kích

Mầy đi xi-nê có nhớ những lần bám địch

Nòng thép dài thay tay mát bàn tay

Tiễn mày về, gió lốc, bụi mù bay

Cho tóc rợp bám đầy đường ít nắng



Trung đội thiếu mầy tao càng thấy vắng

Nhưng vững tin đội ngũ vẫn có mầy

Tao chừ còn nặng nợ với cỏ cây

Nên chẳng biết nói sao cho thấy rõ.

Đất nước mình : hoà bình và súng nổ

Ở mặt trận nào cũng cần có lòng tin


Trong thời đại tụi mình đất nước sẽ bay lên

Bằng trí tuệ và mồ hôi tuổi trẻ

"Vì nhân dân quên mình " bài hát dậy trong lòng mới mẻ

Mai mày về tao xin gởi bài thơ.
Sưu tầm 

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

CAFE CHÉM GIÓ

Thời buổi khó khăn, chẳng có việc làm. Đồng lương ít ỏi. Quán xá mọc lên nhiều ,khách ít lê  rồi cũng giải tán tương đối. Chỉ có quán cafe  là còn đông. Vì   là chỗ chém gió.
Sáng nay ,ông em gọi mình ra cafe. giám đốc một doanh nghiệp ,nhưng nợ lần chồng chất, Tháng độc chỉ có trả lãi gần 300 củ, vậy mà trông cu vẫn thản nhiên. (mình 10 ngày không có ziền đã bứt zứt rồi, lãi thế chắc điên.)
Hai anh em chém gió  chán rồi ngồi ngắm thiên hạ. Bên kia có chị gì tuổi cỡ gần 50 trời se lạnh mà chị để khoa hết cả cặp vú nhão,. bên này có 2 em >30. Béo tốt đang tươi cười. ,,,  Bên kia thằng em quen biết CA hình sự đang ngồi với một lũ không thể đẹp giai hơn nó, không biết là đồng nghiệp hay xã hội đen.Những khuôn mặt thảng thốt,vui tươi  hoặc bình thản  đông nhan nhản
TP buồn ảm đạm . Một buổi sáng nồm giời trôi qua nhanh chóng, trôi nhanh hơn cả những giọt cả phê pha phin. 

Hơn 30 năm vẫn chưa tỉnh cơn mê!

Hơn 30 năm trước những người mang dòng máu Việt này đã để những tên mắt xanh mũi lõ dùng vào việc rải chất độc khai quang triệt hạ giống nòi, lùng sục dồn dân diệt cộng, bắt giết đồng bào, xả bom đạn "made in USA" lên đồng tộc.
 
Nhưng vì "vô dụng" nên bị ông chủ tòa Bạch Ốc bỏ rơi, đem họ lên bàn cờ mặc cả lợi ích, và không quên bán đứng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc để lại hậu quả thê thảm cho con cháu Việt tộc ngàn đời sau "ôm hận".
 
Trên các trang mạng của họ vẫn còn vô số những lời ai oán trách móc, hờn giận các ông chủ Bạch Ốc đã "bán đứng" họ ra sao, một vài ông tướng mắt xanh mũi lõ về hưu viết hồi ký kiếm tiền đã tỏ ra "hối hận" vì bỏ rơi họ ra sao, khiến họ mất quê hương, làm đủ nghề thấp kém trong  xã hội Mỹ để tồn tại. Dù con cháu họ sinh sôi trên đất Mỹ gần 40 năm song vẫn là tộc người thấp cổ bé họng, bởi sức mạnh chính trị ở Mỹ tỷ lệ thuận với số phiếu và tiền, trong khi chỉ với 0,5% dân số Mỹ, tỷ lệ tham gia bầu cử thấp, đóng góp cho các quỹ tranh cử bằng zero.
 
Từ khi Mỹ đặt giao thương với cố hương, quan hệ Mỹ Việt có cơ tiến lên thành đối tác chiến lược, phần đông đã biết an phận hoặc tìm cách về cố hương làm giàu thì một số ít vẫn cố khóc lóc, gào thét rằng, họ bị bỏ rơi, ông chủ tòa Bạch Ốc đã phụ bạc họ khi thừa nhận chính quyền Việt Nam hiện nay. Tự họ để mình biến thành con rối cho các đảng Phở bò, Chánh bịp, ... bày các trò con nít, vận động mấy ông bà dân biểu tồn tại nhờ lá phiếu của cộng đồng người Việt ngăn cản không cho Việt Nam vào WTO, đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC, hạn chế giao thương, gây sức ép nhân quyền, thông qua hết dự luật H.R nọ đến H.R kia mà chưa bao giờ tới được cửa Thượng viện chỉ vì bài học vỡ lòng mãi họ chưa chịu thuộc "mọi chính sách của Mỹ phải xuất phát từ lợi ích Mỹ".
 
Vụ vận động ký thỉnh nguyện thư "STOP EXPANDING TRADE WITH VIETNAM AT THE EXPENSE OF HUMAN RIGHTS" không phải là ngoại lệ. Họ lại vừa bị Tòa Bạch Ốc làm "bẽ mặt"!.
 
Chẳng là chính quyền Obama mới học được chiêu tiếp nhận kiến nghị của công dân qua "web" của chính phủ Anh nên cho lập trang tiếp nhận dân ý gọi là "We the People" ngay trong trang "web" của tòa Bạch Ốc. Bất cứ người dân nào cũng có thể mở topic và vận động mọi người ký tên ủng hộ, khi có đủ 25000 chữ ký sẽ được Nhà trắng "tiếp đón". Thực ra, We the People chỉ là một hình thức ở Hoa Kỳ người ta vẫn gọi là "TRÒ CHƠI DÂN CHỦ", từ nguyện vọng tới hiện thực là khoảng cách xa vời vợi. Chẳng qua là trước thời điểm cuộc bầu cử tổng thống 2012, "We the People" trở thành một "vũ khí mỵ dân" kiếm phiếu vô cùng lợi hại của ông chủ Bạch Ốc mà thôi. 
Tuy nhiên, vũ khí mỵ dân của ông chủ Bạch Ốc này rất hợp với bọn mánh mung quen lừa bịp những người đồng hương ngờ nghệch, thiển cận về chính trị, là cơ hội vàng làm nên các "anh hùng" Trúc Hồ, Nguyễn Đình Thắng tha hồ đánh bóng tổ chức để lột ví đồng bào cho mấy cái quỹ (fundraising) của họ. Tất nhiên thấp thoáng sau lưng những gã này là các đầu nậu Việt Tân mà nhóm tẩy chay TNT mới lật tẩy tay Trần Trung Dung lòi đuôi "cán bộ Việt Tân" vì "vô tình" đi khoe thiếp mời vào tòa Bạch Ốc ngày 5/3 quên cả xóa email hoangd@viettan.org. Để lừa bịp đồng bào, Nguyễn Đình Thắng nói chắc như đinh đóng bùn rằng: "Nếu thu thập trên 100 ngàn chử ký thì chắc chắn sẽ được tiếp kiến TT Obama ngày 3/5/2012 tại toà Bạch Ốc". Chúng cho con tốt Nam Lộc nống tin "Tòa Bạch Ốc XIN GẶP phái đoàn", Tổng thống Obama sẽ tiếp đón, nghe đoàn văn nghệ của Trúc Hồ biểu diễn 2 bài hát của Việt Khang,...Chúng còn huy động mấy "nhà buôn... dân chủ" trong nước như Nguyễn Khắc Toàn, Phan Văn Lợi, Nguyễn Thanh Giang, Đỗ Nam Hải,...cảm ơn, cảm động, ghi nhận, tuyên dương đồng bào hải ngoại đang sắp giúp giải thoát dân Việt khỏi "độc tài". Thế là trong nháy mắt, Nguyễn Đình Thắng và Trúc Hồ đã thâu được trên 130 ngàn chử ký và nhiều người bỏ tiền, nghỉ việc hồ hởi về Hoa Thịnh Đốn để có dịp "biểu dương" và chứng kiến TT Obama nghênh đón họ ra sao.
Ê chề thay, đúng như một lời bình "TRĂM VOI KHÔNG ĐƯỢC BÁT NƯỚC XÁO". Chỉ được một vài nhân viên "tập sự" tiếp đón, MC Việt Dzũng và Trúc Hồ đã giận dữ bỏ ngang phòng họp ra về trước khi phiên họp chấm dứt vì "sự vô lễ của Tòa Bạch ốc", tuyên bố sẽ cho chính quyền Hoa Kỳ biết "sức mạnh" của 130 ngàn chữ ký.
 
Đúng như nhiều người tiên đoán chỉ là một màn diễn kịch lợi dụng tinh thần đấu tranh cuả một thiểu số lười suy nghĩ dưới sự đạo diễn của Việt Tân. GS Nguyễn Ngọc Bích (Việt Tân) đành đánh trống lãng, vỗ về  ngày mai sẽ đưa trình Quốc Hội Hoa Kỳ thư cuả ba "con tốt" Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài và Lê Quốc Quân, sẽ thay đổi chiến lược vận động các dân biểu,...
  
Nếu chịu khó lang thang trên mạng sẽ thấy đủ những trò ma giáo (đặc sản của người Việt) để thâu được nhiều chữ ký vào TNT "mang danh công dân Mỹ". Chỉ cần nhận đại một địa chỉ ở Mỹ (dễ ợt với google) với một cái email, thì ai ai ở Việt Nam, Úc, Pháp...ký vô tư.
 
Thật buồn, đến bao giờ họ tỉnh cơn mê để đừng bị những tên ma giáo lừa bịp!
 
VKL

CÁNH DIỀU VƯƠN CAO

Trên thửa ruộng khô chờ ngày cấy mạ, chiều về, ánh nắng yếu ớt ẩn trong áng mây hồng , che một khoảng mát dịu, đám trẻ thật đông, người lớn cũng không thiếu, mỗi chiều sau những ngày đón Xuân suốt tháng giêng nhộn nhã, họ kéo nhau ra đồng phô trương những cánh diều sặc sỡ. Tiểu Thuận ngồi trong cổng chùa nhìn ra vẻ thèm thuồng.
Đêm giao thừa, cổng chùa mở suốt, tiểu Thuận gật gù mà tay vẫn phải nhịp chuông cho bá tánh lễ Phật. Những bao lì xì đỏ, nhỏ bằng bàn tay, khách nhét vội cho tiểu Thuận để mừng tuổi Xuân, thế mà vẫn không làm cho tiểu tỉnh táo. Người chen chúc, khói hương nghi ngút làm cho khuôn viên chánh điện nhỏ hẹp hơn. Bên dưới hậu tổ, thầy tri sự ngồi tiếp những tên tuổi cầu an của bá tánh. Bàn đối diện, Hòa Thượng trụ trì phát lộc và khách thập phương lại dâng lên thầy phong bì đỏ. Hầu hết các chùa đều vất vả tất bật vào những đêm giao thừa và suốt tháng giêng. Sau ba ngày tết, tiểu Thuận được đánh một giấc liên tù tì, không cần ăn uống. Hòa Thượng bảo nhà trù cứ để phần cơm cho chú, đừng đánh thức chú dậy, trẻ con nào không ham ăn ham ngủ.
Tiểu Thuận được chùa nuôi lúc ba tháng tuổi; vì cha mẹ quá nghèo. Tiểu được chùa ân cần chăm sóc chu đáo nên da dẻ hồng trắng mủm mỉm trông thật dễ thương. Chùm tóc vắt ngang vành tai nhỡ chừng như con gái. Tuy bảy tuổi mà chững chạc như lên mười. Bá tánh đến chùa ai cũng ẵm nựng cho quà bánh. Ai hỏi đến ba mẹ, tiểu ngơ ngác hỏi ba mẹ là sao! Tiểu chỉ biết có thầy, bà Tư và Phật. Nói đền thịt cá tôm cua, tiểu hỏi cái đó là cái gì! Tiểu Thuận chỉ biết rau, đậu, tương chao. Tiểu nghĩ những món thịt cá tôm cua là những món ăn cao cấp mắc tiền nên chùa không mua được. Tiểu hỏi thầy tri sự, thầy bảo đó là những con vật, người tu vì lòng từ bi nên không được ăn. Tiểu học thuộc nhiều kinh tuy chưa đến trường. Thầy tri sự dạy cho tiểu Thuận biết đọc mặt chữ. Ngoài giờ học và làm lễ, tiểu chơi với con miêu con lu. Chúng là những bạn bốn chân thân nhất của tiểu. Chưa bao giờ tiểu được ra khỏi chùa để xuống chợ hay ra phố. Thỉnh thoảng phật tử đến chùa mang cho tiểu cái bánh cái kẹo, tiểu trình bạch với thầy tri sự trước khi ăn. Bổn đạo muốn đưa tiểu về nhà chơi hoặc đi dạo, thầy không đồng ý, vì sợ con trẻ như tiều dễ tiêm nhiễm.
  • Con làm gì đó Thuận? thầy tri sự thấy tiểu cứ loay hoay với tấm giấy báo và nang tre mà bà Tư nhà trù vừa kiếm cho tiểu.
  • Dạ bạch thầy, con làm diều ạ! tiểu đáp
  • Ai dạy con làm?
  • Dạ, bạch thầy, bà Tư ạ.
  • Không được! – thầy tri sự bảo – mình là người tu, không nên ham vui theo kiểu thế gian.
Thế là tiểu răm rắp đem cất trong kẹt cửa. Tiểu nhìn thầy rồi nhìn bà Tư. Tiểu hỏi nhỏ:
  • Bà Tư ơi, ở chùa không được chơi sao bà Tư?
  • Ừ, thầy nói thế thì phải nghe thôi.
Tiểu chưa hiểu tại sao, nhưng thắc mắc vẫn cứ âm ỉ trong lòng. Mỗi khi chiều xuống, tiểu ra đầu cổng nhìn các bạn trẻ tung cánh diều ngược gió cho chúng bay lên, tiểu thèm được một lần nắm thử giây diều để có cảm giác thích thú như các bạn đó.

Trên nền trời, tiểu thầm đếm từng con, nhưng đếm mãi vẫn không biết có bao nhiêu con đang lơ lững trên nền xanh kia. Tiểu đã học đếm đến hàng chục rồi mà, tại vì chúng cứ bay lộn xộn, đảo qua đảo lại không đứng yên nên tiểu đâm rối. Con diều lớn nhất, mang dáng dấp ó đen, bên dưới cột kèm đoạn sáo nhỏ nên nó phát ra tiếng du dương, vui tai; một con diều khác được kẹp mãnh dao lam, nó lạng qua cắt đứt giây con diều màu sạc sỡ. Cũng có con tự xoay nhiều vòng rồi đâm đầu xuống đất. Tại sao diều bay được, tại sao con diều nọ cắt đứt giây con diều kia, tại sao con nọ lại đâm đầu xuống đất…tiểu có bao nhiêu thắc mắc mà không biết hỏi ai. Thầy tri sự thì cái gì cũng cấm đoán. Bà Tư thì chỉ cười với cái miệng móm mém rỉ hai khóe đỏ nước trầu, hòa thượng thì xa cách quá, chỉ khi nào tiểu bệnh, nằm thiêm thiếp thì hòa thượng mới đến sờ đầu hỏi thăm. Con miêu con lu chỉ biết nũng nịu cạ vào chân tiểu. Thế giới tiểu đang sống là thế giới quá cô đơn và bí mật. Tại sao lũ trẻ kia được vui chơi với người lớn??? Ở chùa có nghĩa là không được biết đến những thú vui kia? Không được giao tiếp với xã hội bên ngoài. Học chữ chỉ để nhìn mặt kinh mà đọc dù không biết trong đó nói cái gì. Cuộc sống là thế giới ảm đạm tẻ nhạt đối với tiểu Thuận. Đời người sống chỉ có thế thôi sao? Bên ngoài đời họ có giống như ở chùa hay có cái gì khác nữa? bao nhiêu thắc mắc trong đầu cứ làm cho tuổi hồn nhiên của tiểu thêm già dặn. Hàng ngày, ngoài giờ kinh kệ, tiểu phụ bà Tư lặt rau, dọn cơm. Mỗi sáng cầm cái chổi cao hơn đầu tiểu để quét lá khô rơi vãi trong sân chùa. Thầy tri sự lau dọn bàn thờ thì tiểu phải thu gom chân nhang bỏ vào lò hủy. Tiểu tự tắm giặt. Áo quần thâm bẩn không phải chứng tích thâm niên ở chùa mà là do tiểu giặt không sạch. Những bộ đồ màu khói, thầy tri sự bỏ ra, bà Tư sửa lại cho tiểu mặc, chiếc áo dài phủ gối che chiếc quần cuộn một cục tròn trên bụng làm cho tiểu như lùn lại.

  • Con làm gì ngồi buồn vậy? hòa thượng nhẹ nhàng từ hậu liêu vòng ra sau vườn.
  • Dạ bạch oon, con không làm gì hết
  • Có lẽ con thắc mắc điều gì, nói oon nghe nào! Hòa thượng từ tốn nhỏ nhẹ, vuốt chùm tóc của tiểu.
  • Dạ! - mắt tiểu rướm lệ, lâu rồi tiểu chưa được ôn gần, bổng dưng tiểu muốn sà vào vòng tay của hòa thượng. Môi mấp máy mà chưa thốt lên tiếng.
  • Sao con khóc, con buồn gì nói oon nghe .
  • Bạch oon, cho con hỏi, tại sao người tu ở chùa không được chơi diều? tại sao diều bay được? tại sao con diều ó đen kia phát ra âm thanh? tại sao còn diều nọ lại cắt đứt con diều màu sặc sỡ? và con khác lại xoay vòng rồi tự đâm đầu xuống đất???
Hòa thượng từ tốn, mỉm cười rồi giải thích – ai bảo con không được chơi diều. Tuổi thơ con có quyền giải trí lành mạnh thích hợp với lứa tuổi của con chứ. Tu đâu phải bỏ hết tất cả! thầy tri sự sợ con ham chơi đấy thôi. Chơi diều là một nghệ thuật mang nhiều ẩn dụ…

Tiểu trố mắt nhìn hòa thượng như có điều chưa hiểu, hòa thượng nói tiếp:
  • Tuy thả diều là thú vui tao nhã, nhưng trò chơi nào cũng bị lạm dụng bởi những tâm hồn thiếu trong sáng. Diều ó đen là loại chim hung tợn, chúng được che đây bởi tiếng kêu du dương để tạo cảm giác dịu dàng đánh lừa kẻ khác. Đó là mánh lới che đậy của kẻ ác. Diều cắt đứt diều là tính đố kỵ nham hiểm giữa cuộc sống bon chen, không thích ai hơn mình, vì con diều kia quá săc sỡ. Trong cuộc sống tạo sự nổi bậc hơn mọi người sẽ có người đố kỵ hãm hại con à. Con diều tự đâm đầu xuống đất sau khi xoay vòng là vì nó không giữ được cân bằng trước sức gió; con người cũng thế, không lượng được sức mình trước danh lợi, sẽ bị đảo điên, chết một cách thảm hại. Diều bay được nhờ gió, cũng thế, người được nâng cao giá trị nhờ tấm lòng chân thành, trong sáng, ngay thẳng. Người đời thường cạnh tranh hơn thua nên khổ đau luôn rình rập. Chúng ta tu hành là từ bỏ sự bon chen hơn thua nhưng không hẳn từ bỏ mọi thú vui thanh nhã. Người tu giải trí bằng tâm hồn trong sáng nhẹ nhàng. Mỗi lứa tuổi có một cách giải trí khác nhau, nhưng đừng đam mê tham đắm vào đó.
  • Tiểu như nhớ ra điều gì, vội hỏi: - oon uống trà mỗi buổi sáng và hút thuốc cũng là thú vui tao nhã phải không oon? Nhưng ngày nào cũng uống, có phải là đam mê không ạ?
Hòa thượng ngập ngừng giây lát rồi nói: - mỗi ngày uống cũng như mỗi ngày phải ăn, đó là thói quen, nhưng chưa hẳn là đam mê, chừng nào không bỏ được, cứ bị nó ràng buộc mới gọi là đam mê. Có những lúc mưa gió suốt tháng, chùa không đi chợ, trà không có, thuốc không hút mà oon vẫn có thèm đâu. Tiểu nhanh nhảu bộc lộ:
  • Vậy bạch oon, hàng ngày con tụng kinh, thỉnh chuông mà con cũng không đam mê bằng giấc ngủ, vậy là con không bị kinh kệ ràng buộc phải không oon?
Hòa thượng vuốt đầu tiểu, cười một cách hồn hậu trước sự hồn hậu của tiểu Thuận. Mãnh giấy báo bồi thêm nhiều lớp, một nan tre uốn cong, một nan tre xuyên thẳng từ góc nầy qua góc kia của tấm giấy bồi như cái cung tên, Hòa thượng cùng tiểu Thuận làm nốt con diều bị bỏ dở. Ngón tay nhỏ xíu của tiểu Thuận giữ một góc hồ vừa dán, oon dạy cho tiểu làm tiếp những công doạn còn lại. Mất buổi sáng để hoàn thành con diều, tiểu Thuận đắc ý, thích thú ra mặt. Chạy xuống bếp xin bà Tư cuộn giây nilon. Suốt buổi trưa không ngủ, tiểu trông mau đến chiều sau giờ công phu để được chạy ra đồng cùng các bạn trẻ.

Trên đám ruộng, có thêm bóng hình của nhà sư và chú tiểu, oon cầm tay tiểu hướng dẫn cách kich diều để lấy trớn diều bay cao. Lần đầu tiên tiểu được sung sướng với những trò chơi như thế. Trời sắp tắt nắng, hai oon cháu vào chùa, trên mâm cơm chiều, oon hỏi: - con thầy thế nào trò chơi chiều nay? Con thích không? Tiểu đáp: - Bạch oon, con thích lắm. Hòa thượng dạy tiếp: - cái gì đem lại sự vui thích trong sáng phấn chấn tâm hồn đều là liều thuốc tốt. Tu cũng thế, sẽ mang lại cho đời sống một phong thái nhẹ nhàng thanh thản tâm hồn, đó là giải thoát hiện tại con à! Cái gì làm miễn cưỡng đều không tốt.
Thời kinh Tịnh độ tiểu sốt sắng lạ thường, nhanh nhảu thắp nhan, sắp xếp các giá kinh ngay ngắn. Như buổi thả diều chiều nay, lần đầu tiên tiểu cảm nhận được sự thích thú của việc tụng niệm. Oon đứng nhìn tiểu Thuận có vẻ mãn ý. Oon nói với bà Tư và thầy tri sự: - trẻ con không nên cấm đoán mà phải giải thích, chìều theo sự ham muốn của trẻ để chuyển hóa theo hướng tốt. Tiểu Thuận chạy đến nũng nịu với oon: - Bạch oon, nay con tụng kinh giỏi hông? Nhờ oon dạy con thả diều mà con thấy tụng kinh và thả diều đều thích thú, thả diều cũng là pháp tu phải không oon? Hòa thượng nhìn tiểu một cách triều mến: - ừ, cứ tạm cho đó là pháp tu, vì nó giúp ta điều khiển diều như điều khiển tâm, giúp ta thích thú như sự thích thú việc tu tập. Đó là pháp tu của tiều Thuận đấy.
Từ hôm ấy, tiểu Thuận cảm thấy cuộc sống trong chùa như thú vị hơn, quý thầy rộng lượng hơn, bà Tư dễ thương hơn, và đức Phật gần với tiểu Thuận hơn, vì đêm mộng, tiểu thấy đức Phật cầm tay tiểu thả diều, cùng chơi diều với tiểu Thuận.
MINH MẪN

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Đám cưới khủng

Đúng là có tiền mua tiên cũng được. Nhưng Có tiền bạn muốn làm gì thì làm ư? không hẳn như vậy. Bạn không làm từ thiện cũng được. Thưc tế cái đất nước này hiếm có nhà từ thiện nào làm từ thiện bằng tiền của mình, toàn tiền chùa.
Bỏ ra 50 tỉ cho đám cưới. Mặc xác bạn. Nhưng phải nhìn chung quanh chứ? Cái đất Hương Sơn Hà Tĩnh nghèo này, dân còn phải bỏ xứ mà đi. Thi thoảng ông điện lực xả lũ cho cái lại kêu gào xã hội đóng góp . Mấy Ông giàu có không chặt rừng thì cũng lậu.
mình đã từng làm việc với một đại gia người Hương khê Hà tĩnh. Ông nguyên là một thương binh. cụt một tay, bay một mắt-  Ông Kiêm Cụt- Tại sao Ông giầu thì chẳng biết nhưng  lũ cuốn đi một cây xăng của ông ấy không là cái đinh gì. Có thể so sánh với gia đình bỏ 50 tỉ kia thì lcũng chưa biết. Nhưng với nhiều đại gia đất Hải Phòng thì có lẽ so tiền còn phải xách dép cho Ông ta. Nhưng Ông là người cực kì tiết kiệm. không phô trương, đi từ quê ra Công trường Nghi sơn thanh hóa, tối muộn, (như mấy thằng mình thì không có tiền bố cứ phải vào quán nào đó đớp cho chắc dạ đã rồi tính sau) Ông bảo nhà bếp còn còn gì không? và Ông ăn cơm với tí rau muống xào và cơm hẩm còn lại.
Nói thế đừng chê là kiệt sỉ nhé? Lúc cần chi thì cũng không phải nghĩ.
  Ngày Xưa có câu chuyện thời bao cấp. có gia đình bác sĩ làm con gà  ăn cơm, cũng phải làm cho kín đáo lông gà dấu đi vất ra đống rác bàn ăn thì bầy dao mổ để đề phòng có Ai vào chơi thì còn kêu là thực hành..vv

dĩ nhiên xã hội thời xưa lạc hậu mình không muốn thê mất quyền tự do dân chủ quá. Nhưng không phải là vị Bác sĩ nọ sợ gì mà vì xung quanh xã hội còn nhiều người nghèo quá . đâm ngại.
Tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt thì đâu phung phí thế.
Xem mạng dạo này toàn thấy đám cưới khoe xe khủng .
Mai sau con mình lớn có lấy chồng bắt nhà giai chơi toàn xe tăng đón dâu cho nó hót.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Kiểm tra chất lượng cán bộ

Ông TT của một nước châu Á nọ tức mình về trình độ thấp kém của cán bộ các cấp từ trung ương tới địa phương. Gần đây còn xảy ra nhiều chuyện khiến dân phẩn nộ, ông TT đã hội họp và ra tuyên bố là hành động của chính quyền thành phố nọ, huyện nọ là sai luật, vậy mà sau đó họ còn cố tình tuyên bố thế này thế nọ làm uy tín của ông bị giảm sút rất nhiều.


Ông quyết định học tập thế giới phương Tây về cách chọn lựa cán bộ. Một dịp sang Anh, gặp trực tiếp Nữ Hoàng, ông tranh thủ hỏi: “Ma-am, tôi luôn muốn biết một điều là bằng cách nào bà có được những chính trị gia lỗi lạc như vậy”.

- “Đơn giản thôi mà, trước khi giao trách nhiệm cho ai tôi kiểm tra trình độ của người đó”

- “Kiểm tra như thế nào thưa bà? Cán bộ nước tôi có đủ thứ bằng cấp, hoặc ít ra họ đã từng trải bao nhiêu năm lãnh đạo quần chúng từ cuộc cách mạng này đến cuộc cải cách khác”.

Để đưa một ví dụ, bà Nữ hòang với tay lấy telephon và gọi Tony Blair.

- “Tony, con của cha mẹ anh, nếu không phải là anh em trai và cũng chẳng phải là chị em gái của anh, thì đó là ai?”

- “Ma-am, đó chính là tôi, thưa bà”. Tony Blair trả lời ở đầu dây bên kia.

- „Cảm ơn, Tony“



Ông TT nọ rất phấn khởi về cái ví dụ này, về nước, ông quyết định áp dụng liền. Nhân dịp chuẩn bị nhân sự cho cái Ủy ban công nghệ thông tin cao cấp, ông gọi điện thoại cho quan thứ trưởng.

- „Đ/c , con của cha mẹ anh, nếu không phải là anh em trai và cũng chẳng phải là chị em gái của anh, thì đó là ai?”

- “À, ừm, dạ TT cho tôi một ít thời gian được không ạ?”

- “Được thôi, đ/c cứ việc suy nghĩ, nhưng chậm quá thì tôi sẽ hỏi đc khác nhé”.

- „Vâng, cảm ơn TT“

Ông suy đi nghĩ lại không ra câu trả lời, bèn họp bộ lậu xậu dưới trướng, hỏi các cố vấn, mất mấy buổi hội họp, vẫn không ra câu trả lời. Ông đành phải đầu hàng, chịu để ông TT chọn người khác.



Ông TT rất bực mình, nghĩ trong bụng, cái bọn này, quán triệt đường lối, thông suốt đủ thứ chủ nghĩa, được đào tạo bao nhiêu lâu nay, hưởng bao nhiêu bổng lộc, vậy mà sao dốt vậy“. Ông quyết định tìm một trí thức ngoài Đảng để giao nhiệm vụ to lớn này, ông gọi cho tiến sĩ X. và cũng đặt cùng một câu hỏi.

- „Anh X., con của cha mẹ anh, nếu không phải là anh em trai và cũng chẳng phải là chị em gái của anh, thì đó là ai?”

Anh X. hơi do dự rồi trả lời.

- “Dạ, nếu TT không có ý gì cắc cớ thì câu trả lời là – đó chính là tôi – thưa TT”.



Ông TT bỗng nhiên quát to: “Trời ơi, Đảng và nhà nước cho mấy anh ăn học bao nhiêu năm, đổ bao nhiêu kinh phí vô đó, vậy sao mấy anh dốt vậy? Đó chính là Tony Blair!!!”



Thế là ông quyết định tự mình làm chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Công nghệ thông tin.