Sang qua mình đi ăm sáng, xong xuôi tiện thể sang quán nước đối diện làm cốc trà chát. Ở đó mình gặp lại Thầy giáo dậy thể dục ở trương cấp 3 Thái Phiên nhưng năm 1989- 1991 -Thầy Duyên- Ngày nào.
Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012
Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012
Suýt chết vì Bác
Tuần trước mình đi Quảng Ninh. Xe chạy qua Uông bí thấy một cảnh mà thằng em lái xe cũng tóat mồ hôi. mình đi Từ HP ra đoạn qua Uông bí trước mặt và ngược chiều là một xe tải, và trước xe tải cùng chiều với nó là hai thanh niên đang phóng xe máy. Chợt chiếc xe máy lạng ra gần giữa đương phạnh khựng lại. Cu cậu cầm lại cúi xuốc nhặt tờ 10,000 đ còn chiếc xe tải cũng phanh dúi dụi bánh bên phụ sát ngay chân cậu lái xe. Phía này thì thằng em mình cũng phanh cấp tốc. Dm. Vì 10000đ tí nữa thì hai cu lên nóc tủ . Chết lại đổ tại số không thì lại đổ tại......Bác. Chỉ khổ tài xế.
Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012
Chết không cho chôn thì phải... cứu
Phụ nữ to day:Sau một thời gian sống dở chết dở, hôm nay, các doanh nghiệp hẳn
mát cả lòng với gói giải cứu 25.000 tỷ vừa được Bộ Tài chính đề xuất.
Nơi thì quần áo tồn kho.. |
Khỏi phải nói các bác doanh nhân mừng rỡ
như thế nào với thông tin này và nếu quan tâm, chẳng cần phải mất thời
gian lắm, quý độc giả cũng có thể tìm cho ra một vài ví dụ nho nhỏ cho
những khó khăn của doanh nghiệp suốt thời gian qua.
Dĩ nhiên, bạn không nên vội vàng mà đổ
cái tội này cho cơ chế, cho chính sách, gì chứ riêng khó khăn thì kinh
tế thế giới cũng chả kém gì Việt Nam.
Trong bối cảnh ấy, thì tin về gói giải
cứu 25.000 tỷ có khác nào cơn mưa rào giữa đợt nắng nóng khủng khiếp 50
năm có một lần như hiện nay.
Chỉ hiềm một nỗi, người ta không thể không tự hỏi rằng rốt cuộc thì các cơ quan quản lý muốn gì với các doanh nghiệp?
Cách đây mấy hôm, tờ Thanh Niên cho hay
nhiều doanh nghiệp đang chật vật xin được phá sản, nói cách khác là xin
được “chết”. Nhưng cũng chẳng dễ dàng gì, muốn chết thì ít nhất cũng
phải lót tay chút xíu cho cò thì mới được chết chứ (cũng phải mở ngoặc
rằng đây có lẽ là một trong những loại cò độc đáo nhất quả đất).
Hóa ra, cái kết quả Khảo sát về chỉ số
Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam vừa được công
bố hôm nay vẫn có phần thiếu sót, đâu phải chỉ có đi xin việc, đi khám
chữa bệnh, đi học đi hành, túm lại là đi xin xỏ một cái gì đấy, mới phải
để “đồng tiền đi trước”. Nay thì “chết” cũng chưa phải là hết, cũng
phải có đồng quà tấm bánh mới được thỏa lòng mồ yên mả đẹp.
Nhưng cứ tạm coi đây là một thiện ý, hãy
thử xem Bộ Tài chính “bắt mạch kê đơn” như nào cho bệnh nhân. Theo báo
Tuổi Trẻ, Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm
2012, gia hạn thuế VAT đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp
sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản, da giày, dệt
may...; giảm 50% tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh
vực du lịch, dịch vụ, thương mại…
Tạm không tính đến cái khoản chênh lệch
30% và 50% rõ như ban ngày kia, thì ai thờ ơ nhất cũng phải chú ý đến
các loại doanh nghiệp dự kiến sẽ được giảm tiền thuê đất. Cái hay thứ
nhất là đề xuất này được đưa ra giữa thời buổi bất động sản đang tạm
thời hãm đà tăng giá, cái hay thứ nhì là danh sách được hưởng ưu đãi này
chẳng hề thấy bóng dáng các cơ sở sản xuất sản phẩm hàng hóa đâu. Không
hiểu các nhà làm chính sách thực sự muốn cứu ai trong số những kẻ đang
hấp hối ấy nhỉ?
Chưa kể, nói gì thì nói, bấy lâu nay,
cái đám du lịch, dịch vụ, thương mại này vốn có nhiều thành tích xin
thật nhiều đất rồi ủ mưu chuyển đổi mục đích sử dụng. Chịu khó nhịn qua
cái thời khốn khó tạm thời của thị trường bất động sản, tương lai sẽ lại
rộng mở thôi!
Người ta sẽ còn lạc quan hơn nữa khi
biết có tới 80% người dân không biết về quy hoạch sử dụng đất, thông tin
được các báo đồng loạt cho biết hôm nay, vẫn theo cái khảo sát đã nói ở
trên. Chà chà, ai mà cũng nắm tường tận thông tin quy hoạch, thì các
doanh nghiệp làm sao mà xoay xở cho nổi trong thời buổi làm ăn khốn khó,
còn kẻ nào chẳng may bị mù quy hoạch thì xin mời cứ âm thầm mà chịu
thiệt thòi.
Cũng liên quan đến cái sự sống chết của
các doanh nghiệp, nhân thiện ý của Bộ Tài chính, xin ôn lại chuyện cũ
của năm 2011. Số là sau một năm cả nước rầm rộ thắt lưng buộc bụng, tiết
kiệm chi tiêu, từ đầu 2012 tới nay, có 3 con số được các cơ quan chức
năng lần lượt công bố.
Không hiểu rốt cuộc ai là kẻ phải “buộc
bụng” nhịn ăn, nhưng cho tới cuối năm, có tới gần 50.000 doanh nghiệp
làm ăn thua lỗ, trong khi hình như chưa thấy doanh nghiệp Nhà nước nào
xung phong báo lỗ, thậm chí nhiều doanh nghiệp vẫn báo cáo thành tích
“năm sau cao hơn năm trước”.
Chỗ thì quần áo không có mà mặc, lại còn bị cảnh cáo nữa! |
Một con số ấn tượng khác, tổng thu ngân
sách năm vẫn đạt 674,5 nghìn tỉ đồng, tăng gần 14% so với dự toán và
tăng 20,6% so với năm 2010. Một con số đủ nói lên sự tận tụy của các cán
bộ thuế, trái hẳn với sự thờ ơ của chính họ khi các doanh nghiệp lay
lắt đến xin được phá sản.
Thu đã đành là hoành tráng, chi cũng
không chịu kém cỏi hơn là mấy, bởi theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính -
Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển, tổng chi ngân sách Nhà nước năm
2011 vẫn có xu hướng tăng lớn (hơn 100 nghìn tỷ), vượt tới 13,8% so với
dự toán, trong đó, khoảng 23% số tăng chi ngân sách Nhà nước là tăng cho
đầu tư phát triển!
Không kể tới cái sự trái khoáy trong
việc tăng chi ngân sách bất chấp chủ trương cắt giảm đầu tư, người ta
còn phải trầm trồ thán phục sự tài tình của ngành Tài chính, doanh
nghiệp đang làm ăn bết bát như vậy mà vẫn tăng thu được cả trăm nghìn
tỷ.
Ngẫm đi ngẫm lại, chỉ có một giả thiết
duy nhất khả dĩ giải thích được những con số oái oăm này: Rất nhiều
doanh nghiệp quả thật phải lép bụng trong việc tiếp cận vốn đầu tư, mà
trong số đó có 50.000 doanh nghiệp báo lỗ; nhưng cũng không ít doanh
nghiệp được thảnh thơi hơn nhiều trong việc làm ăn, nếu không thì chẳng
lẽ cả trăm nghìn tỷ tiền thuế thu thêm kia là từ trên trời rơi xuống?,
và 23% số tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển bốc hơi đi đâu?
Với kiểu cắt giảm “hình bất thượng đại
phu” như trên, liệu có thể suy luận một cách rụt rè rằng gói giải cứu
25.000 tỷ cũng sẽ được ban ra không đều khắp theo lẽ “lễ bất hạ thứ dân”
chăng?
Chưa hết, hãy thử nhìn xa hơn vào quá
khứ để xem các doanh nghiệp đã trải qua những “cảm giác mạnh” như thế
nào thời gian qua. Năm 2008, lạm phát lên tới 22%, các bộ ngành thắt
chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công.
Năm 2009, lạm phát giảm nhiệt nhưng cũng
kéo nền kinh tế rơi vào trì trệ, gói kích cầu 8 tỷ USD được tung ra.
Năm 2010, nền kinh tế phục hồi nhưng lạm phát lên trên một con số, báo
hiệu những sóng gió của năm 2011 với chỉ số giá tiêu dùng lên tới trên
18%.
Lần này, theo đúng sách vở, những giải
pháp thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công lại được áp dụng, để đến
hôm nay, lạm phát có giảm nhưng các bộ ngành lại loay hoay “giải cứu”
doanh nghiệp, cũng là giải cứu cho nền kinh tế.
Người ta đã chỉ tận tay, day tận trán
nguyên nhân của mọi nguyên nhân, ấy là việc đầu tư kém hiệu quả, với
giải pháp hiển nhiên là phải đầu tư ít đi, nâng hiệu quả lên. Hiềm một
nỗi, nhiệm vụ giảm đầu tư nếu không “bất khả thi” thì cũng quá ư chật
vật, ít nhất là trong năm 2011 như tiết lộ của ông Phùng Quốc Hiển, nói
gì đến việc vừa giảm đầu tư vừa nâng hiệu quả?
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, không
phải là quá bi quan, nhưng nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng đưa ra
nhận định rằng tái cơ cấu đầu tư công có thể sẽ chỉ là trên... giấy.
Đọc đến đây, nếu cảm thấy quá căng thẳng, bạn có thể ghé mắt một chút sang nước láng giềng Trung Quốc.
Chính quyền thủ đô nước này vừa đưa ra
cảnh cáo với các người mẫu ăn mặc hở hang tại triển lãm ô tô Bắc Kinh,
ban tổ chức cũng phải nghiêm túc kiểm điểm vì đã biến sự kiện thành một
cuộc trưng bày ngực bên các mẫu xe sang.
Dù chẳng muốn ca ngợi xứ Tàu tẹo nào,
nhưng cũng cứ phải thừa nhận rằng các cơ quan hữu trách xứ người phản
ứng thật mau lẹ, sự kiện chưa kết thúc mà quyết định đã ban rồi.
Nhìn lại xứ mình, không khỏi ngậm ngùi
khi các bác ấy cân nhắc tới cân nhắc lui cũng ra được cái quy định về độ
dài váy áo, về độ hở, độ trưng bày da thịt, nhưng đám nghệ sĩ xem ra
cũng chả quan tâm là mấy, còn cơ quan chức năng mỗi lần có cơ sự gì lại
phải “ngâm cứu” đến nát cả óc mới chốt nổi túm lại “hở” đến thế là gợi
cảm hay phản cảm, có vi phạm thuần phong mỹ tục hay không?
Liên tưởng thêm chút nữa thì lại không
thể không nghĩ tới cái chuyện đang nói dở ở trên, rằng chết đứ đừ từ đời
nào rồi mới cuống lên tìm thuốc cứu, “tốc độ” đến thế thì chắc Hoa Đà,
Biển Thước xứ Tàu có sống lại cũng phải chào thua.
Ờ, mà ở xứ mình sao cái gì cũng lạ thế
nhỉ. Ngẫm đi ngẫm lại, có lẽ tại người mình dù học đông học tây học kim
học cổ nhưng vẫn là người mình thôi. Mà người mình thì như thế nào?
Hôm nay, các báo đưa tin đoàn làm phim
Thạch Sanh 3D theo kiểu Mỹ đang toát mồ hôi hột tìm các diễn viên, mà lý
do rất lãng xẹt: Tìm người đóng Lý Thông gian hùng dễ như húp cháo, mà
kiểm cho được một chàng Thạch Sanh thì khó tựa lên trời.
Phải khá khen cho nhà báo nào đã giật
cái tít “Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”, chỉ có điều cũng phải
chú thêm rằng đấy không chỉ là chuyện đi tìm diễn viên.
- Tam Thái
Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012
Khi chồng thất nghiệp
Tiêu đề đã được sửa
"Lần đầu tiên đèo vợ con đi bán hàng,
tôi đã chảy nước mắt. Làm thằng đàn ông không lo nổi cho vợ con thật là
đau đớn lắm" - độc giả Trần Bảo Nam (Mỹ Đình - Hà Nội) chia sẻ.
Trước,
tôi là giám đốc sàn bất động sản Đ.D. Chúng tôi có nhiều dự án trong
Nam ngoài Bắc, ngoài ra còn có hoạt động khai khoáng cũng mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Vợ
tôi có bầu, tôi cho nghỉ luôn ở nhà. Hàng tháng tôi cấp lương đều đặn
cho vợ, đủ để cô ấy thoải mái chi tiêu. Nhưng 2 năm nay, thị trường bất
động sản đóng băng, việc khai khoáng vướng mắc nhiều thủ tục, các dự án
triển khai dở dang bị thiếu vốn, chúng tôi quay quở mãi cũng chưa tìm
được lối ra.
Công ty tôi nợ cũ chồng nợ mới, các dự án bế tắc, anh em tôi bảo nhau tạm nghỉ chờ qua cơn khủng hoảng này.
Tôi
không có thu nhập. Những khoản vợ tôi dành dụm được từ lúc cưới nhau đã
bị tôi “mượn” để lo việc công ty giờ không thể hồi đáp. Thuê nhà, con
nhỏ, nợ lãi, cả gia đình tôi chật vật.
Thất nghiệp, tôi ở nhà trông con, có người mua hàng thì kiêm nhân viên giao hàng. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Đùng
cái con nhỏ nhà tôi phải đi cấp cứu. Hôm đưa con vào viện Nhi, trong
túi hai vợ chồng tôi còn đúng 100.000 đồng. Tôi phải gọi điện thoại xin
sự trợ giúp của anh em. Vợ tôi nước mắt lưng tròng, bảo: “Nếu hôm nay
không có tiền cho con nhập viện, em hận anh cả đời”.
Vợ
tôi vốn là người dễ dãi, đơn giản, vô tư. Tôi tự biết cô ấy nói chẳng
mấy khi cân đo trước sau, nhưng câu ấy của vợ, tôi vẫn nhớ đời.
Có
lần thằng bạn thân qua nhà chơi, tôi với hắn ngồi nói với nhau về các
dự án đang dang dở, về cái mỏ than chờ ngày chính sách mở cửa là thu
tiền, vợ tôi gọn lỏn: “Thôi xin các bố đừng có chém gió”. Câu chuyện của
chúng tôi đứt đoạn luôn.
Rồi
vợ tôi quyết định phải làm gì đó để có tiền sống. Trước kia cô ấy từng
bán hàng online nên cô ấy quyết tiếp tục bán lại. Chúng tôi bán cái xe ô
tô cũ của tôi lấy vốn làm ăn.
Tôi
thành con buôn chạy Quảng Châu lấy quần áo em bé về cho vợ bán. Mỗi
chuyến đi ngoài tiền hàng, vợ tôi chi cho chồng khoảng 5 triệu/3 ngày
(tiền giấy tờ thủ tục đã hết 2/3). Tôi hầu như không ngủ, ăn uống rất
đơn giản, sang đến nơi lấy hàng xong, thuê chuyển, là tôi quay về, cố
gắng tiết kiệm từng đồng.
Mỗi
ngày vợ tôi phát cho số tiền đủ để mua 1 bao thuốc, uống vài cốc trà đá
và đổ nửa bình xăng xe máy. Khi vợ tôi bán hàng, tôi trông con. Đến bữa
nếu vợ bận, tôi nấu cơm kiêm luôn nhân viên giao hàng. Có hôm được một
chị “bo” cho 10.000 đồng, tôi đã cười suốt đường về.
Vợ
tôi mượn nhờ những anh em có nhà mặt đường để đổ đống ra bán thêm buổi
tối. Không gửi được con, chúng tôi phải mang cả nó ra đường.
Lần
đầu tiên đèo vợ con đi bán hàng, tôi đã chảy nước mắt. Làm thằng đàn
ông không lo nổi cho vợ con thật là đau đớn lắm. Cái cảm giác đẩy cả nhà
ra đường nó thấm thía thật, tôi không biết miêu tả bằng từ nào.
Con
tôi mới tròn tuổi. Mấy hôm nay vợ tôi ngày nào cũng đe: Nghỉ lễ xong là
cho đi trẻ. Tôi nhìn con ngủ mà cay cay sống mũi. Ngày xưa bằng tuổi
con, mỗi lần tôi thèm ti mẹ là bà già chạy băng băng qua mấy mặt ruộng
về cho bú…
Tôi
cũng chẳng biết mình sẽ thất nghiệp bao lâu. Cái nghề của bọn tôi phụ
thuộc nhiều vào các cơ chế chính sách. Vợ tôi thực lòng cũng xót chồng,
thương con; nhưng gánh nặng cơm áo gạo tiền cũng làm cô ấy trở nên cục
cằn, khó tính hơn.
Tôi thực sự thấy hận cái thằng đàn ông vô tích sự như mình.
…. Ngày xưa bố lội bùn theo ông nội mò cua, bắt cá
Giờ đến lượt con… nắng đỏ lưng theo mẹ bán hàng…
Nguồn : nguoiduatin.vn
Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012
Lấy Dân làm..
Hiện nay, Cột biết không, Dân chúng mình đang là CÁI GỐC cho một số Quan trẻ dựa vào đấy!
Kèo: - Hiện nay, Cột biết không, Dân chúng mình đang là CÁI GỐC cho một số Quan trẻ dựa vào đấy!
Cột: - Ý cậu là… một số quan trẻ cũng đã biết lấy DÂN LÀM GỐC?
Kèo: - Chứ sao!
Cột: - Thế thì phúc lớn rồi!.. Nhưng Kèo căn cứ vào đâu mà nói thế?
Kèo: - Thì căn cứ vào các việc Quan làm mà suy ra chứ còn căn cứ đâu nữa?
Cột: - Căn cứ vào việc Quan làm là đúng, chứ căn cứ vào lời nói thì Dân ta quen nghe nhiều rồi. Nhưng tớ vẫn muốn biết cậu căn cứ vào những việc làm nào của Quan trẻ vậy?
Kèo: - Thì ối ra đấy… Quan Giao thông khi thấy bí tiền trung đại tu các con đường, mà ngân sách Nhà nước lại có hạn, thì Quan nghĩ đến ngay… Dân.
Cột: - Nghĩ thế nào?
Kèo: - Huy động sức Dân. Cụ thể là mời Dân tham gia đóng góp xây dựng và nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông bằng cách nộp thêm một vài thứ thuế…
Cột: - Tăng thêm thuế thì khổ cho Dân chứ sao lại bảo là dựa vào Dân?
Kèo: - Nộp thuế là hành động yêu nước chứ sao lại khổ? Cậu phải xem lại cái đầu óc bã đậu của cậu đi!
Cột: - “Nộp thuế là yêu nước”. Khẩu hiệu này thì biết rồi. Nhưng không vì thế mà cứ tìm cách moi tiền của Dân, chất gánh nặng thuế khóa lên vai Dân kiểu thế được. Nhất là khi nạn tham nhũng chưa ngăn chặn được, thì việc tăng cường đánh thuế vào dân là có tội với Dân với Nước đấy!
Kèo: - Cậu này hôm nay hăng nhỉ? Nhưng mà sai toét cả rồi. Thuế là thuế, chống tham nhũng là chống tham nhũng, hai việc ấy hoàn toàn khác nhau. Không thể vì cái nọ mà không làm cái kia được.
Cột: - Cậu lắm lý luận quá, không tranh cãi với cậu được… Thế còn những Quan trẻ nào dựa vào Dân nữa, cậu kể tiếp xem nào?
Kèo: - Tiếp theo phải kể đến là y tế . Thứ nhất, một trong những phát ngôn quan trọng của khi mới nhậm chức là câu: “Chưa thấy một quốc gia Đông Nam Á nào, kể cả ở châu Phi mà tình trạng các bệnh viện (BV) quá tải như tại VN”. Điều đó chứng tỏ Quan đồng cảm với bệnh nhân ta như thế nào. Thứ hai là khi Quan đi vi hành “thị sát 3 bệnh viện lớn tại TP.HCM là Ung Bướu, Nhi Đồng 1 và Chấn thương chỉnh hình vào ngày 28/11/2011”,Quan đã ”không khỏi bức xúc và đau lòng trước cảnh các bệnh nhân nằm chen chúc trên giường bệnh, chưa kể có người phải nằm đất” .
Cột: - Rồi sau đó thì sao?
Kèo: - Sau đó, Quan Y-tế đã lập tức đưa ra một LỘ TRÌNH TĂNG GIÁ VIÊN PHÍ. Nghĩa là y như Quan Giao thông, Quan Y-tế cũng dựa vào Dân để phục vụ Dân, nghĩa là lấy Dân làm gốc để xử lý bài toán thiếu vốn của ngành Y!
Cột: - Nhưng nghe nói kế hoạch đó đã bị tuýt còi cho hoãn lại chưa thi hành mà?
Kèo: - Tuýt gì đâu. Mà đấy là thêm một bằng chứng về tình thương của bà Bộ trưởng đối với Dân ta đấy, vì đáng lẽ sẽ thực hiện từ ngày 15/4/2012, nhưng bà đã xin lùi thời điểm thi hành lại cho Dân bớt khó khăn!
Cột: - Quan bà này đúng là một “lương y kiêm từ mẫu” nhỉ?!.
Kèo: - Thì vưỡn!
Cột: - Còn Quan trẻ nào lấy Dân làm gốc kiểu tương tự vậy nữa không, kể nốt xem nào?
Kèo: - Còn! Còn Quan Ngân hàng, Quan Kế hoạch nữa…,,, Nhưng thôi, để lần sau kể tiếp, bây giờ tớ phải về nấu cơm cho mẹ đĩ đã!..
Trần Huy Thuận
Kèo: - Hiện nay, Cột biết không, Dân chúng mình đang là CÁI GỐC cho một số Quan trẻ dựa vào đấy!
Cột: - Ý cậu là… một số quan trẻ cũng đã biết lấy DÂN LÀM GỐC?
Kèo: - Chứ sao!
Cột: - Thế thì phúc lớn rồi!.. Nhưng Kèo căn cứ vào đâu mà nói thế?
Kèo: - Thì căn cứ vào các việc Quan làm mà suy ra chứ còn căn cứ đâu nữa?
Cột: - Căn cứ vào việc Quan làm là đúng, chứ căn cứ vào lời nói thì Dân ta quen nghe nhiều rồi. Nhưng tớ vẫn muốn biết cậu căn cứ vào những việc làm nào của Quan trẻ vậy?
Kèo: - Thì ối ra đấy… Quan Giao thông khi thấy bí tiền trung đại tu các con đường, mà ngân sách Nhà nước lại có hạn, thì Quan nghĩ đến ngay… Dân.
Cột: - Nghĩ thế nào?
Kèo: - Huy động sức Dân. Cụ thể là mời Dân tham gia đóng góp xây dựng và nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông bằng cách nộp thêm một vài thứ thuế…
Cột: - Tăng thêm thuế thì khổ cho Dân chứ sao lại bảo là dựa vào Dân?
Kèo: - Nộp thuế là hành động yêu nước chứ sao lại khổ? Cậu phải xem lại cái đầu óc bã đậu của cậu đi!
Cột: - “Nộp thuế là yêu nước”. Khẩu hiệu này thì biết rồi. Nhưng không vì thế mà cứ tìm cách moi tiền của Dân, chất gánh nặng thuế khóa lên vai Dân kiểu thế được. Nhất là khi nạn tham nhũng chưa ngăn chặn được, thì việc tăng cường đánh thuế vào dân là có tội với Dân với Nước đấy!
Kèo: - Cậu này hôm nay hăng nhỉ? Nhưng mà sai toét cả rồi. Thuế là thuế, chống tham nhũng là chống tham nhũng, hai việc ấy hoàn toàn khác nhau. Không thể vì cái nọ mà không làm cái kia được.
Cột: - Cậu lắm lý luận quá, không tranh cãi với cậu được… Thế còn những Quan trẻ nào dựa vào Dân nữa, cậu kể tiếp xem nào?
Kèo: - Tiếp theo phải kể đến là y tế . Thứ nhất, một trong những phát ngôn quan trọng của khi mới nhậm chức là câu: “Chưa thấy một quốc gia Đông Nam Á nào, kể cả ở châu Phi mà tình trạng các bệnh viện (BV) quá tải như tại VN”. Điều đó chứng tỏ Quan đồng cảm với bệnh nhân ta như thế nào. Thứ hai là khi Quan đi vi hành “thị sát 3 bệnh viện lớn tại TP.HCM là Ung Bướu, Nhi Đồng 1 và Chấn thương chỉnh hình vào ngày 28/11/2011”,Quan đã ”không khỏi bức xúc và đau lòng trước cảnh các bệnh nhân nằm chen chúc trên giường bệnh, chưa kể có người phải nằm đất” .
Cột: - Rồi sau đó thì sao?
Kèo: - Sau đó, Quan Y-tế đã lập tức đưa ra một LỘ TRÌNH TĂNG GIÁ VIÊN PHÍ. Nghĩa là y như Quan Giao thông, Quan Y-tế cũng dựa vào Dân để phục vụ Dân, nghĩa là lấy Dân làm gốc để xử lý bài toán thiếu vốn của ngành Y!
Cột: - Nhưng nghe nói kế hoạch đó đã bị tuýt còi cho hoãn lại chưa thi hành mà?
Kèo: - Tuýt gì đâu. Mà đấy là thêm một bằng chứng về tình thương của bà Bộ trưởng đối với Dân ta đấy, vì đáng lẽ sẽ thực hiện từ ngày 15/4/2012, nhưng bà đã xin lùi thời điểm thi hành lại cho Dân bớt khó khăn!
Cột: - Quan bà này đúng là một “lương y kiêm từ mẫu” nhỉ?!.
Kèo: - Thì vưỡn!
Cột: - Còn Quan trẻ nào lấy Dân làm gốc kiểu tương tự vậy nữa không, kể nốt xem nào?
Kèo: - Còn! Còn Quan Ngân hàng, Quan Kế hoạch nữa…,,, Nhưng thôi, để lần sau kể tiếp, bây giờ tớ phải về nấu cơm cho mẹ đĩ đã!..
Trần Huy Thuận
Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012
Phượt đại bại
Phọt phẹtblog :Anh đi phượt xa. Có ghé thăm thằng Lù Chóng trưởng bản kiêm bí thư chi bộ bản Pá Mả. Vửa lúc nó về.
Phot_Phet: Lù Chóng, mày vửa đi đâu về đấy?
Lù Chóng: À, tao sang bản Ba Cu thăm thằng Đèo Phi. Tiện cho nó ít gạo. Dân bản đó đói lắm.
Phot_Phet: Hào phóng thế. Bản mày cũng đâu khá khẩm hơn?
Lù Chóng: Đều là đồng bào các dân tộc ít người cả. Chia sẻ tí lấy thơm.
Phot_Phet: Tốt thôi. Nhưng mày bi bô đéo gì ở đấy mà thối thế. Thiên hạ người ta rủa rầm trời?
Lù Chóng: Thì tao biết nói gì hơn. Trình độ có hạn.
Phot_Phet: Ngu thế thì câm mồm đi có phải lành không?
Lù Chóng: Mày mới là ngu. Tao ngu nhưng vẫn phải cố tỏ ra...nguy hiểm. Thế mới tài.
Phot_Phet: Tao cũng đến chịu cái ngu của mày.
Lù Chóng: Mày còn phải chịu đến khi tao chết. À mà chưa chắc, còn đời con, đời cháu tao nữa.
Phot_Phet: Tao cũng đéo chắc là sống đến lúc đó. Nhẽ đời con cháu tao nghe hộ. Mà mày mặt đỏ gay thế kia, vửa rượu xong à?
Lù Chóng: Rượu đâu mà rượu. Trên đường về ghé bản Ba Xin nhưng thằng trưởng bản, nó lại đéo tiếp. Bực cả mình...
Phot_Phet: Không hẹn trước à?
Lù Chóng: Có chứ, từ mấy tháng trước rồi. Mà thằng ấy cũng tệ, bận hay có việc đột xuất cũng phải báo câu, đằng này tao trước nhà nó rồi thì lại xua người ra bảo đi vắng. Chả ra cái thể thống chó gì.
Phot_Phet: Sao nó có thể hành xử khốn nạn với mày như thế được nhỉ?
Lù Chóng: Chắc nó sợ tao ghé xin ăn, xin uống. Mà tao có định xin xỏ nó cái gì đâu.
Phot_Phet: Thế mày vào đó làm đéo gì?
Lù Chóng: À, vào phát biểu và phổ biến tí nghị quyết về xóa đói giảm nghèo để phi thẳng lên no ấm.
Phot_Phet: Ai bắt mày làm cái việc đó?
Lù Chóng: Mày chả hiểu gì cả, đó là sứ mệnh. Mà đã là sứ mệnh thì tao phải có trách nhiệm.
Phot_Phet: Trách nhiệm chó gì?
Lù Chóng: Lo cho hòa bình và sự ổn định của bản làng và đồng bào các dân tộc anh em.
Phot_Phet: Nhưng thằng kia nó không cùng dân tộc với mày mà. Khác từ phong tục tập quán cho đến cách kiếm ăn.
Lù Chóng: Khác đếch gì. Mà có khác cũng phải bắt cho bằng giống.
Phot_Phet: Bằng cách nào?
Lù Chóng: Thì đấy, phổ biến nghị quyết xóa đói giảm nghèo để phi thằng lên no ấm.
Phot_Phet: Chó nó nghe. Kể cả mày cho kẹo.
Lù Chóng: Thế chúng mới ngu, đang giãy chết hết cả. Tao lo lo là...
Phot_Phet: Thôi, tao xin mày. Nhà còn tí rượu nào không đem ra uống cho say. Nhạt mồm lắm rồi.
Lù Chóng: Hết ngô rồi. Mấy tháng nay có cất được mẻ nào đâu.
Phot_Phet: Rượu như mày mà bảo là hết. Thế uống nước suối à?
Lù Chóng: Vẫn rượu chứ, nhưng đi xin.
Phot_Phet: Mày trưởng bản mà còn phải đi xin rượu thì dân bản này sống bằng gì?
Lù Chóng: Sống bằng nghị quyết. Thứ đó không ăn hay uống được nhưng nghe nhiều, no và say phải biết.
Phot_Phet: Nghe thối bỏ mẹ. Thôi, mày đi xin rượu đi để tao ra chợ mua gà.
Lù Chóng: Nói thật, xin mãi rồi tao cũng ngại. Với lại người ta cũng không cho nữa rồi. Giờ ai cũng khó khăn cả. Mày ù ra chợ mua gà rồi mua luôn rượu một thể.
Phot_Phet: Thế mày ở nhà nhóm bếp bắc nồi dọn bàn đi nhá. Ù cái tao về liền.
Lù Chóng: Tao già rồi, không làm được những việc thế nữa.
Phot_Phet: Loại ăn hại. Thế mày ở nhà làm đéo gì?
Lù Chóng: Trông nhà thôi. Chấm hết.
Phot_Phet: Nhà có chó gì đâu mà trông.
Lù Chóng: Mày nhầm đấy chứ. Cả một đống nghị quyết hong trên gác bếp kia kìa.
Phot_Phet: Ôi thôi, tao xin mày. Đi nhá.
Lù Chóng: Ừ, nhanh không tao ngủ mất đấy.
Phot_Phet: Cố thức đợi tao để còn uống rượu, ăn thịt gà.
Lù Chóng: Là cứ nói thế. Chứ có ăn, có uống là tao phải dứt khoát thức rồi.
Phot_Phet: Nói đéo biết ngượng mồm.
Lù Chóng: Biết ngượng thì tao đã đéo nói. Đi đi...
Phot_Phet: Ô kê. Dù sao tao cũng quý cái nết thật thà và cái thói đã ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm của mày. Chờ nhá...
Phot_Phet: Lù Chóng, mày vửa đi đâu về đấy?
Lù Chóng: À, tao sang bản Ba Cu thăm thằng Đèo Phi. Tiện cho nó ít gạo. Dân bản đó đói lắm.
Phot_Phet: Hào phóng thế. Bản mày cũng đâu khá khẩm hơn?
Lù Chóng: Đều là đồng bào các dân tộc ít người cả. Chia sẻ tí lấy thơm.
Phot_Phet: Tốt thôi. Nhưng mày bi bô đéo gì ở đấy mà thối thế. Thiên hạ người ta rủa rầm trời?
Lù Chóng: Thì tao biết nói gì hơn. Trình độ có hạn.
Phot_Phet: Ngu thế thì câm mồm đi có phải lành không?
Lù Chóng: Mày mới là ngu. Tao ngu nhưng vẫn phải cố tỏ ra...nguy hiểm. Thế mới tài.
Phot_Phet: Tao cũng đến chịu cái ngu của mày.
Lù Chóng: Mày còn phải chịu đến khi tao chết. À mà chưa chắc, còn đời con, đời cháu tao nữa.
Phot_Phet: Tao cũng đéo chắc là sống đến lúc đó. Nhẽ đời con cháu tao nghe hộ. Mà mày mặt đỏ gay thế kia, vửa rượu xong à?
Lù Chóng: Rượu đâu mà rượu. Trên đường về ghé bản Ba Xin nhưng thằng trưởng bản, nó lại đéo tiếp. Bực cả mình...
Phot_Phet: Không hẹn trước à?
Lù Chóng: Có chứ, từ mấy tháng trước rồi. Mà thằng ấy cũng tệ, bận hay có việc đột xuất cũng phải báo câu, đằng này tao trước nhà nó rồi thì lại xua người ra bảo đi vắng. Chả ra cái thể thống chó gì.
Phot_Phet: Sao nó có thể hành xử khốn nạn với mày như thế được nhỉ?
Lù Chóng: Chắc nó sợ tao ghé xin ăn, xin uống. Mà tao có định xin xỏ nó cái gì đâu.
Phot_Phet: Thế mày vào đó làm đéo gì?
Lù Chóng: À, vào phát biểu và phổ biến tí nghị quyết về xóa đói giảm nghèo để phi thẳng lên no ấm.
Phot_Phet: Ai bắt mày làm cái việc đó?
Lù Chóng: Mày chả hiểu gì cả, đó là sứ mệnh. Mà đã là sứ mệnh thì tao phải có trách nhiệm.
Phot_Phet: Trách nhiệm chó gì?
Lù Chóng: Lo cho hòa bình và sự ổn định của bản làng và đồng bào các dân tộc anh em.
Phot_Phet: Nhưng thằng kia nó không cùng dân tộc với mày mà. Khác từ phong tục tập quán cho đến cách kiếm ăn.
Lù Chóng: Khác đếch gì. Mà có khác cũng phải bắt cho bằng giống.
Phot_Phet: Bằng cách nào?
Lù Chóng: Thì đấy, phổ biến nghị quyết xóa đói giảm nghèo để phi thằng lên no ấm.
Phot_Phet: Chó nó nghe. Kể cả mày cho kẹo.
Lù Chóng: Thế chúng mới ngu, đang giãy chết hết cả. Tao lo lo là...
Phot_Phet: Thôi, tao xin mày. Nhà còn tí rượu nào không đem ra uống cho say. Nhạt mồm lắm rồi.
Lù Chóng: Hết ngô rồi. Mấy tháng nay có cất được mẻ nào đâu.
Phot_Phet: Rượu như mày mà bảo là hết. Thế uống nước suối à?
Lù Chóng: Vẫn rượu chứ, nhưng đi xin.
Phot_Phet: Mày trưởng bản mà còn phải đi xin rượu thì dân bản này sống bằng gì?
Lù Chóng: Sống bằng nghị quyết. Thứ đó không ăn hay uống được nhưng nghe nhiều, no và say phải biết.
Phot_Phet: Nghe thối bỏ mẹ. Thôi, mày đi xin rượu đi để tao ra chợ mua gà.
Lù Chóng: Nói thật, xin mãi rồi tao cũng ngại. Với lại người ta cũng không cho nữa rồi. Giờ ai cũng khó khăn cả. Mày ù ra chợ mua gà rồi mua luôn rượu một thể.
Phot_Phet: Thế mày ở nhà nhóm bếp bắc nồi dọn bàn đi nhá. Ù cái tao về liền.
Lù Chóng: Tao già rồi, không làm được những việc thế nữa.
Phot_Phet: Loại ăn hại. Thế mày ở nhà làm đéo gì?
Lù Chóng: Trông nhà thôi. Chấm hết.
Phot_Phet: Nhà có chó gì đâu mà trông.
Lù Chóng: Mày nhầm đấy chứ. Cả một đống nghị quyết hong trên gác bếp kia kìa.
Phot_Phet: Ôi thôi, tao xin mày. Đi nhá.
Lù Chóng: Ừ, nhanh không tao ngủ mất đấy.
Phot_Phet: Cố thức đợi tao để còn uống rượu, ăn thịt gà.
Lù Chóng: Là cứ nói thế. Chứ có ăn, có uống là tao phải dứt khoát thức rồi.
Phot_Phet: Nói đéo biết ngượng mồm.
Lù Chóng: Biết ngượng thì tao đã đéo nói. Đi đi...
Phot_Phet: Ô kê. Dù sao tao cũng quý cái nết thật thà và cái thói đã ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm của mày. Chờ nhá...
Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012
Nhà cuối ngõ
Truyện ngắn
.
Nghề nghiệp của y là vẽ tranh.
Y thuê một gian trong khu nhà hai gian nằm ở cuối ngõ làm xưởng vẽ, có lối đi và cổng riêng biệt. Chủ nhà này ở nơi khác. Người trong xóm đa phần là dân lao động, rất nhiều cave cũng về thuê nhà ở đấy.
Mụ Điếc tuổi gần năm mươi, bị nghễnh nặng, ở ngay gần kề. Mụ có con nhưng không có chồng, nghề chính là làm thợ may, buổi chiều thì ra ghi lô ở đầu ngõ; cô con gái mụ vừa cưới xong, ở nhà chồng cũng gần đó. Y thường xưng hô với mụ Điếc là bà bà tôi tôi.
Vốn xưởng vẽ của y là nơi lũ bạn bè thường mò đến tụ bạ. Bọn này họ cú, thức đêm hò hét rượu chè inh ỏi, nên những chỗ y thuê ở trước đây thường bị hàng xóm sang phê bình. Giờ thuê được căn nhà mà chủ nhà không ở cùng, hàng xóm lại điếc, y khoái lắm. Gặp mụ Điếc, y hô: “Bệnh điếc vạn tuế!”. Mụ bảo: “Tao làm gì mà phải hạn chế?".
Mụ Điếc ngồi ghi lô, y đi ngang nói: “Điếc, tên em là một bài ca”. Mụ hỏi: “Cái gì, ba mốt bẩy ba á? đề hay lô?”. Thấy mọi người xung quanh cười, mụ cầm cuốn sổ chạy theo đập đập đánh y bảo: “Thằng chó này chắc lại vừa nói gì đểu!”
.
Ở khu nhà thuê đó một thời gian thì y có thêm hàng xóm mới, là lão Hoán. Lão đến thuê gian bên cạnh, đi chung cổng với y.
Lão Hoán ngoài năm mươi, người lẻo khẻo môi mỏng hớt, gặp gái thì tròng mắt lảo đảo, nhìn gian và dê. Tiểu sử tiên sư của lão chả ai rõ, chỉ biết hiện tại lão kéo nhị trong hội nhạc đám ma.
Hồi lão mới về y hơi dè chừng, sợ nhậu nhẹt đêm hôm lão ý kiến ý cò. Nhưng không, lão chả để tâm. Y rủ lão sang uống rượu vài lần, thành thân tình. Lão bảo với y: “Tao chơi nhạc cụ dân tộc, mày vẽ tranh, lĩnh vực khác nhau, nhưng đều là nghệ sỹ. Tao với mày về đây làm văn hóa cho cái ngõ này”. Y cụng, đáp: “Chứ chả chuyện!”.
.
Lão Hoán thích mụ Điếc ngay từ buổi mới về, rất hay lân la mon men... Mụ Điếc ngồi may, cúi lom khom, lão Hoán lượn ra lượn vào săm soi khe cổ mụ. Có lần lão ghé tai mụ Điếc bảo: “Đằng ấy dựng được vét tông, thế có biết dựng quần đùi không, thì dựng hộ cái!”. Mụ Điếc bảo: “Nỡm, dở hơi, rửng mỡ!”. Lão Hoán đi, mụ lẩm bẩm: “Đồ chó già!”, rồi cười tủm.
Tối, lão Hoán kéo nhị hát:
“Một năm có mười hai tháng ớ ơ…
Một tháng có ba mươi ngày ớ ơ…
Thỉnh thoảng có tháng có ba mốt ngày ớ ơ…
Một tháng có ba ngày phụ nữ không được thắp hương ớ ơ…”
Đoạn, lão ngểnh sang nhà mụ Điếc hát:
“Em Điếc có còn bị kiêng thắp hương ớ ơ…”
Y liền bảo lão: “Bố sang bên đấy hỏi mẹ nó thẳng là em đã mãn kinh chưa, cho nhanh. Nhạc với chả nhẽo! Mà mụ ấy nghe được khối ra!”.
Lão bảo: “Loại mày nghệ sỹ cái cục cứt. Chả lãng mạn gì cả!”, rồi hát tiếp:
“Hôm nào không kiêng thắp hương đừng chốt cửa buồng ớ ơ…”
.
Ở góc sân nhà y có một cái ngách thông ra sau bếp nhà mụ Điếc, phải ép lưng vào tường mà lách mới đi lọt. Một bữa thấy lão Hoán từ trong đó chui ra, đầu tóc đầy mạng nhện. Gặp y lão sững, rồi nói: “Vừa nãy ném con chuột, văng mẹ nó dép trong này”. Y nhìn điệu bộ lão lấm lét, nghi. Một lát y mò vào ngách, đến bếp nhà mụ Điếc thấy có miếng liếp che buồng tắm bị cậy…
Về nhà, y hát:
.
Ngà là con gái mụ Điếc, nhưng không hề điếc. Ngà lấy chồng ở ngõ bên cạnh, chưa có con. Buổi tối Ngà bán bún ngan vịt ngay cửa nhà.
Chồng Ngà là tổ trưởng tổ kéo đường dây điện, thường đi công trình xa. Thằng này cục. Ngà lại là loại đáo để. Hai vợ chồng hay choảng nhau.
Có gã hàng xóm cạnh nhà Ngà buổi tối sang ăn bún khuya, thấy Ngà tươi, mỡ, chồng lại đang đi vắng… Nhìn quanh quán thấy chẳng còn ai, gã hàng xóm lúc đỡ bát bún cố chạm tay vào vú Ngà, bảo: “Thêm cho anh tí thịt thừa ở ngực nhé!”. Ngà đang cầm muôi nước dùng nóng chan luôn vào đũng quần gã…
Gã hàng xóm bỏng, mà không dám kêu ai. Hàng tuần giời đi đứng như thằng sa đì.
Chồng Ngà đi công trình về, ngủ mê mệt. Ngà mở điện thoại chồng thấy có ảnh chụp chồng vừa hát, vừa lúi húi móc rốn mấy cô em môi đỏ trong hàng karaoke. Thằng chồng đang ngáy há hốc mồm, Ngà nhặt chiếc guốc, nhè mồm chồng bổ, chửi: “Thằng đĩ, bà ở nhà giữ bướm cho mày, hầu hạ cả bố mẹ mày để cho mày đi sướng bậy à?”. Thằng chồng rách môi, gẫy nửa răng cửa liền tóm tóc vợ, dúi, lên gối uỳnh uỵch. Ngà thò tay tóm dái chồng bóp nghiến, chồng phải nhả tóc.
Ngà bỏ về nhà mẹ đẻ. Thằng chồng Ngà lôi hết đống guốc của vợ chặt sạch.
Sáng hôm sau thằng này đi làm, dái đau, chân bước lạng dạng. Ra ngõ, chạm mặt gã hàng xóm, thấy gã kia nhìn trộm mình lấm lét, lại cũng bước lạng dạng hệt mình, mới bảo: “Ông tương bỏ mẹ mày giờ! Mày thích nhại ông à?!”.
.
Từ hôm Ngà về ở cùng mụ Điếc, lão Hoán ít lân la nhà mụ vì Ngà tỏ ra ghét lão. Ngà bảo mặt lão gian. Mụ Điếc thỉnh thoảng sang khu bên này, đứng dựa cửa nhà lão Hoán nói chuyện ê a ê a, như phường dở hơi.
Ngà mông to ngực to, lúc ngồi quạt than trước cửa nhà, đùi ép vào ngực, trồi lên ở cổ áo hai ụ trắng phau. Lão Hoán đi ngang, mắt liếc chân bước, đâm sầm đầu vào gốc dâu da xoan cạnh đường, kêu: “Úi giời!”. Ngà lẩm bẩm: “Thằng dê già, cho chết! Có ngày bà xẻo, vứt cho chó ăn!”. Vào nhà Ngà nói với mụ Điếc: “Bà bô đừng cho lão Hoán sang nhà, mà cũng đừng qua chuyện trò với lão bên ấy nữa!”. Mụ Điếc ơ kìa, nhưng mà,... sao sao…
.
Mẹ con mụ Điếc nói chuyện với nhau thường oang oang.
Bữa ấy y đang ngồi cà kê với lão Hoán ở sân nhà thì nghe thấy tiếng mụ Điếc vọng sang: “Bếp than vẫn đỏ đấy, con Ngà kia có tắm thì vào rót nước đi, để tao còn đun tiếp”.
Lão Hoán liếc trộm y. Y cũng liếc lão. Cả hai vơ vẩn, chuyện chả còn nếp còn tẻ. Biết thừa đầu óc nhau!
Một lát y nói: “Bố con mình làm nghệ thuật mà thỉnh thoảng không đi thưởng thức cái đẹp thì tài năng nó thui chột mất!”. Lão bảo: “Chí lý!”, rồi co cẳng chạy ra chỗ ngách quên cả xỏ dép, định chui vào trước. Nhưng y khỏe, cầm đít lão quăng ra.
Trong buồng tắm, Ngà đang dội nước lên người.
Lão Hoán không chen được với y để nhòm, đứng bên cạnh sốt ruột, hết đẩy lại huých, rồi năn nỉ: “Kính lão đi mày ơi!”,… rồi lầm bầm chửi: “Nghệ sỹ cái cục cứt gì mày, tham như mõ!”. Ngà đang kì đùi, bỗng nhiên ngừng, tai dỏng mắt đảo…
Y vội thụp xuống lách sâu vào trong ngách. Lão Hoán chỉ đợi thế, hí hửng chen lên bậy liếp thò mặt vào… thì một xô nước mầu trắng nhờ nhờ tạt ra. Nhà mụ Điếc nuôi lợn, có thùng gom nước gạo lẫn thức ăn thừa, thứ nước ấy giờ long tong chảy trên mặt lão Hoán. Tóc tai lão nhoe nhoe mẩu rau dưa, mảnh xương cá... Mùi chua khẳm. Lão co mồm văng tục , thì sực nhớ, im thít.
Y và lão lách ra. Lão Hoán cuống vấp dúi dụi, chân sục vào cống.
Ra khỏi ngách, trông lão Hoán như ngợm. Y bảo: “Hành trình tìm tòi cái đẹp gian khổ quá bố nhỉ!”. Lão than: “Tao mới chỉ thấy gian khổ, chứ đã kịp thấy tí tẹo đẹp nào đâu!”
.
Lão Hoán cởi truồng bên bể nước trong sân, lão vừa múc nước dội người, vừa lẩm bẩm rủa Ngà là đồ cứt trâu. Đang tắm thì Ngà đến ngoài cổng chửi.
Ngà cầm kéo, miệng chửi, tay vung vẩy kéo đánh nhịp, réo đích danh "thằng Hoán". Ngà bảo sẽ thiến con dê già, sẽ nhét đầu con dê già vào chỗ tối tăm của "cái đẹp". Có hai con chó chầu chực đấy cũng góp mồm sủa.
Cánh cổng chỉ có chiếc ổ khóa không bấm móc hờ lỗ chốt, Ngà thò tay tìm cách mở...
Lão Hoán ôm háng khư khư, mặt mũi nhớn nhác.
Y nấp trong nhà nhòm ra. Y cũng chẳng muốn chạm mặt Ngà!
Ở góc sân có bức tường, phía bên kia là con đường chạy dọc sông Tô Lịch, y lẻn ra, trèo lên tường. Lão Hoán chạy lại níu chân y, nói: “Mày mày... mày phải ở lại làm chứng là tao chưa kịp thấy tẹo gì của nó!”, y bảo: “Nó có kéo, con làm chứng cho bố để nó xẻo của con à!”, lão Hoán chửi: “Loại mày nghệ sỹ cái cục cứt, hèn lắm!”. Thấy y chuẩn bị nhẩy xuống bên kia tường, lão Hoán hớt hải: “Thôi thôi mày kéo cho tao lên với!”. Lúc ngồi được lên tường, lão lập cập: “Bọn mình cùng nghệ sỹ hoạn nạn đừng bỏ nhau!”.
Ngà đã mở được cổng, đang vào.
Y nhẩy xuống con đường ven sông Tô Lịch. Phía xa có mấy bà đồng nát tong tẩy đi lại... Lão Hoán không dám nhẩy theo vì chưa mặc quần. Lão bò lổm ngổm trên tường, cục bìu ve vẩy như tai voi, đến cuối tường có cái ống máng thì lão đu người leo. Trên đó là trần nhà mụ Điếc.
.
Xâm xẩm tối, y mò về nhà. Một lát, thấy lão Hoán mặc cái quần lửng hoa từ trên tường trèo xuống. Ở nhà bên kia tiếng Ngà đang réo: “Bà Điếc ơi, bà Điếc ơi...”, Ngà gắt: “Đến giờ ghi lô rồi mà cái nhà bà này lại biến đi đâu không biết?!”.
.
Buổi tối, y và lão Hoán uống rượu. Lão vừa uống vừa cười lủm mủm. Rồi lão kể.
... Trần nhà mụ Điếc có mấy tấm chăn đang phơi, lão liền chui vào. Vừa vén chăn lên thì gặp mụ Điếc.
Mụ này vốn nấp trong chăn nhòm lão Hoán tắm; lúc lão và y trèo tường, do khuất, mụ không biết... Giờ, đột nhiên, thấy lão đứng cạnh, cởi truồng.
Mụ Điếc “ối giời ơi”, mụ vơ cái gáo nhựa úp vào mặt. Lão cuống, lão giật cái gáo trên mặt mụ Điếc đem úp vào háng. Mụ Điếc chẳng vừa, liền giằng lại gáo đem úp lại mặt... Lão bèn kéo thốc mụ vào căn chòi chứa đồ cũ.
Mụ Điếc kêu: “Làng nước ơi, Hoán già hiếp tôi làng nước ơi!...”. Lão nói: “Lạy bà, bà mà kêu thế thì người nhà bà thịt tôi như ngan như vịt à!”. Mụ Điếc giơ hai nách lên ngửi, rồi mụ dí nách vào mũi lão bảo: “Thịt thế này mà hôi như ngan như vịt à!”, lão cãi: “Tôi bảo là bà nhỏ mồm kẻo con Ngà nó thịt tôi, chứ đâu mà bảo thịt bà hôi!”. Mụ Điếc “thế à thế à”, rồi mụ thì thầm hỏi: “Cái con Ngà nó đang chửi gì thế hả ông?”. Lão không đáp, lão xấn xổ. Mụ liền lí nhí: “Ối làng nước ơi, Hoán già nó đang... nó đang... hiếp tôi!”...
Y nghe xong, rót rượu, chắp tay mời lão, nói: “Đáng đời con Ngà. Nó chửi được bọn mình thì bọn mình trị lại mẹ nó. Bố vừa rửa nhục cho đàn ông nước Nam!”. Lão Hoán cười hầng hậc: “Thấy tao cao thâm chưa?”, uống cạn, rồi lão vênh váo: “Người xưa bảo bất độc cái gì gì mà phi hảo hán, mày nhỉ?!”
.
Chồng Ngà là thằng du côn. Sau hôm vợ bỏ đi, tuyên bố gặp Ngà ở đâu là bẻ răng cắt lưỡi. Ngà nghe kể thì cười khẩy, nhạt.
Ngà về bên này ở được hai tuần.
Hôm lão Hoán đi đám về, gặp thằng chồng Ngà đứng ở cổng nhà y nhòm sang nhà mụ Điếc, bộ dạng rất khả nghi. Thấy lão liếc liếc mình, nó hỏi: “Ông lác à?”. Lão vội cum cúp lủi.
Về nhà, Lão Hoán thẩn thẩn. Chả hiểu nghĩ ngợi thế nào, rồi lão leo ống máng... Lên tới trần nhà mụ Điếc, lão gọi rón rén: “Bà Điếc ơi!”. Không có tiếng trả lời. Lão lại gọi: “Ngà ơi!”...
Cửa trần mở, là Ngà.
Thấy Ngà, lão Hoán lúng búng: “tao vừa gặp chồng mày nó đang rình bên cổng nhà tao. Tao... tao,... định sang bảo mày trốn,...”. Ngà nghe, lẳng lặng. Ngà xuống nhà cầm cái chày dấu sau đít, mở cửa đi ra...
Gặp chồng, Ngà hất hàm: “Muốn gì?”.
Cái thằng du côn ấy thấy vợ thì ú a ú ớ; nghe vợ hỏi, đứng đực; rồi đột ngột nó quì thụp, nó rống lên: “Em ơi, em là vàng của anh không có em đời anh chẳng bằng cái rắm!...”. Mụ Điếc lúc này cũng lăm xăm xách con dao phay từ trong nhà chạy ra. Chồng Ngà đang lem lẻm: “Anh thế với em là anh còn lớ xớ với mấy con vớ vẩn thì...” – thấy mụ Điếc, nó giằng luôn mụ vào, nó nói tiếp – “… có cả mẹ đây làm chứng cho anh, thì... thì điện giật anh nổ, nổ... chết mẹ nó ộc máu!”. Mụ Điếc giãy nảy: “Thằng chó kia, mày rủa gì tao ộc máu?!”.
Lão Hoán nghe lỏm trong nhà liền thì thầm với y: “Thề với mụ Điếc sướng mày nhỉ! Mai tao cũng sang tao thề.”.
.
Ngà về lại với chồng.
Cũng sau buổi đó lão Hoán hàng ngày qua lại với mụ Điếc, ăn ngủ rất hồn nhiên. Nhưng hễ thấy bóng Ngà là lão lủi nhanh như lươn.
Hôm lão Hoán và mụ Điếc đang ăn cơm, đúng lúc ấy vợ chồng Ngà sang, lão không kịp tránh. Chồng Ngà tóm chịt lão Hoán bắt ngồi lại, nó bảo: "Ai khinh thằng này thì cứ bước khỏi cửa!". Lão sợ lập cập, mặt xám ngoét.
Thằng chồng Ngà lôi trong túi ra chai rượu và bọc lòng lợn bày lên mâm. Y đi ngang, nó thấy, liền lôi vào cùng ngồi. Xong nó tuyên bố với cả nhà là vừa làm được vợ chửa.
Chồng Ngà rót rượu ra mấy chén, bắt lão Hoán và mụ Điếc cụng riêng. Lúc nó cụng với lão Hoán thì bảo “Con kính cụng đại ca!”, trông như diễn tuồng. Ngà đang mang thai, không uống rượu, thấy chồng với lão Hoán bá vai bá cổ thân mật, nguýt: “Cái lũ đàn ông nhà này toàn đồ chập cheng!”.
Lão Hoán chân khẳng khiu, quần đùi rộng, lại nhàu như lò xo, lúc ngồi ăn chim thòi ra mâm. Ngà trở đầu đũa gắp chim lão Hoán, bảo: “Tưởng miếng thịt!”. Lão hoảng, bật nhỏm dậy, cộc đầu vào thành máy khâu. Chồng Ngà đang kê chén rượu lên miệng,... đổ oạch ra cười sặc sụa, sùng sục ho. Mụ Điếc bảo: “Con đĩ kia sao mày vô duyên thế!”.
.
Vợ chồng Ngà về rồi, còn lão Hoán ngồi thủm lủm xó nhà ngắm mụ Điếc dọn bát đũa, mắt mày rất tình tứ. Y bảo: “Bên này giờ tha hồ ấm cúng, nhỉ!”. Lão gật, mắt hấp háy, giống hệt người tử tế. Y lại bảo: “Cái mắt mụ Điếc khéo mà cũng giống con Ngà, bố cứ ngồi hớ hênh, mụ lại trông nhầm thành cuộn chỉ rối, cho mẹ nó nhát kéo... Hoán có mà thành Hoạn”.
Mụ Điếc đang bê mâm, thấy y và lão Hoán nhăn nhăn nhở nhở cười thì ve vẩy cười theo. Rồi mụ lẩm bẩm: “Hai thằng chó này chắc lại vừa nói gì đểu!”.
Hết.
.Đinh vũ Hoàng Nguyên
.
Nghề nghiệp của y là vẽ tranh.
Y thuê một gian trong khu nhà hai gian nằm ở cuối ngõ làm xưởng vẽ, có lối đi và cổng riêng biệt. Chủ nhà này ở nơi khác. Người trong xóm đa phần là dân lao động, rất nhiều cave cũng về thuê nhà ở đấy.
Mụ Điếc tuổi gần năm mươi, bị nghễnh nặng, ở ngay gần kề. Mụ có con nhưng không có chồng, nghề chính là làm thợ may, buổi chiều thì ra ghi lô ở đầu ngõ; cô con gái mụ vừa cưới xong, ở nhà chồng cũng gần đó. Y thường xưng hô với mụ Điếc là bà bà tôi tôi.
Vốn xưởng vẽ của y là nơi lũ bạn bè thường mò đến tụ bạ. Bọn này họ cú, thức đêm hò hét rượu chè inh ỏi, nên những chỗ y thuê ở trước đây thường bị hàng xóm sang phê bình. Giờ thuê được căn nhà mà chủ nhà không ở cùng, hàng xóm lại điếc, y khoái lắm. Gặp mụ Điếc, y hô: “Bệnh điếc vạn tuế!”. Mụ bảo: “Tao làm gì mà phải hạn chế?".
Mụ Điếc ngồi ghi lô, y đi ngang nói: “Điếc, tên em là một bài ca”. Mụ hỏi: “Cái gì, ba mốt bẩy ba á? đề hay lô?”. Thấy mọi người xung quanh cười, mụ cầm cuốn sổ chạy theo đập đập đánh y bảo: “Thằng chó này chắc lại vừa nói gì đểu!”
.
Ở khu nhà thuê đó một thời gian thì y có thêm hàng xóm mới, là lão Hoán. Lão đến thuê gian bên cạnh, đi chung cổng với y.
Lão Hoán ngoài năm mươi, người lẻo khẻo môi mỏng hớt, gặp gái thì tròng mắt lảo đảo, nhìn gian và dê. Tiểu sử tiên sư của lão chả ai rõ, chỉ biết hiện tại lão kéo nhị trong hội nhạc đám ma.
Hồi lão mới về y hơi dè chừng, sợ nhậu nhẹt đêm hôm lão ý kiến ý cò. Nhưng không, lão chả để tâm. Y rủ lão sang uống rượu vài lần, thành thân tình. Lão bảo với y: “Tao chơi nhạc cụ dân tộc, mày vẽ tranh, lĩnh vực khác nhau, nhưng đều là nghệ sỹ. Tao với mày về đây làm văn hóa cho cái ngõ này”. Y cụng, đáp: “Chứ chả chuyện!”.
.
Lão Hoán thích mụ Điếc ngay từ buổi mới về, rất hay lân la mon men... Mụ Điếc ngồi may, cúi lom khom, lão Hoán lượn ra lượn vào săm soi khe cổ mụ. Có lần lão ghé tai mụ Điếc bảo: “Đằng ấy dựng được vét tông, thế có biết dựng quần đùi không, thì dựng hộ cái!”. Mụ Điếc bảo: “Nỡm, dở hơi, rửng mỡ!”. Lão Hoán đi, mụ lẩm bẩm: “Đồ chó già!”, rồi cười tủm.
Tối, lão Hoán kéo nhị hát:
“Một năm có mười hai tháng ớ ơ…
Một tháng có ba mươi ngày ớ ơ…
Thỉnh thoảng có tháng có ba mốt ngày ớ ơ…
Một tháng có ba ngày phụ nữ không được thắp hương ớ ơ…”
Đoạn, lão ngểnh sang nhà mụ Điếc hát:
“Em Điếc có còn bị kiêng thắp hương ớ ơ…”
Y liền bảo lão: “Bố sang bên đấy hỏi mẹ nó thẳng là em đã mãn kinh chưa, cho nhanh. Nhạc với chả nhẽo! Mà mụ ấy nghe được khối ra!”.
Lão bảo: “Loại mày nghệ sỹ cái cục cứt. Chả lãng mạn gì cả!”, rồi hát tiếp:
“Hôm nào không kiêng thắp hương đừng chốt cửa buồng ớ ơ…”
.
Ở góc sân nhà y có một cái ngách thông ra sau bếp nhà mụ Điếc, phải ép lưng vào tường mà lách mới đi lọt. Một bữa thấy lão Hoán từ trong đó chui ra, đầu tóc đầy mạng nhện. Gặp y lão sững, rồi nói: “Vừa nãy ném con chuột, văng mẹ nó dép trong này”. Y nhìn điệu bộ lão lấm lét, nghi. Một lát y mò vào ngách, đến bếp nhà mụ Điếc thấy có miếng liếp che buồng tắm bị cậy…
Về nhà, y hát:
“Mụ Điếc có tắm thì nhớ đặt bẫy ớ ơ…
Sau liếp có con chuột già ớ ơ…”
Lão Hoán nhăn nhở: “ Tổ cha mày!”, rồi thầm thì: “Này, con mẹ Điếc này hàng họ còn ngon bằng tỉ mấy con cave ngoài kia mày ạ!”..
Ngà là con gái mụ Điếc, nhưng không hề điếc. Ngà lấy chồng ở ngõ bên cạnh, chưa có con. Buổi tối Ngà bán bún ngan vịt ngay cửa nhà.
Chồng Ngà là tổ trưởng tổ kéo đường dây điện, thường đi công trình xa. Thằng này cục. Ngà lại là loại đáo để. Hai vợ chồng hay choảng nhau.
Có gã hàng xóm cạnh nhà Ngà buổi tối sang ăn bún khuya, thấy Ngà tươi, mỡ, chồng lại đang đi vắng… Nhìn quanh quán thấy chẳng còn ai, gã hàng xóm lúc đỡ bát bún cố chạm tay vào vú Ngà, bảo: “Thêm cho anh tí thịt thừa ở ngực nhé!”. Ngà đang cầm muôi nước dùng nóng chan luôn vào đũng quần gã…
Gã hàng xóm bỏng, mà không dám kêu ai. Hàng tuần giời đi đứng như thằng sa đì.
Chồng Ngà đi công trình về, ngủ mê mệt. Ngà mở điện thoại chồng thấy có ảnh chụp chồng vừa hát, vừa lúi húi móc rốn mấy cô em môi đỏ trong hàng karaoke. Thằng chồng đang ngáy há hốc mồm, Ngà nhặt chiếc guốc, nhè mồm chồng bổ, chửi: “Thằng đĩ, bà ở nhà giữ bướm cho mày, hầu hạ cả bố mẹ mày để cho mày đi sướng bậy à?”. Thằng chồng rách môi, gẫy nửa răng cửa liền tóm tóc vợ, dúi, lên gối uỳnh uỵch. Ngà thò tay tóm dái chồng bóp nghiến, chồng phải nhả tóc.
Ngà bỏ về nhà mẹ đẻ. Thằng chồng Ngà lôi hết đống guốc của vợ chặt sạch.
Sáng hôm sau thằng này đi làm, dái đau, chân bước lạng dạng. Ra ngõ, chạm mặt gã hàng xóm, thấy gã kia nhìn trộm mình lấm lét, lại cũng bước lạng dạng hệt mình, mới bảo: “Ông tương bỏ mẹ mày giờ! Mày thích nhại ông à?!”.
.
Từ hôm Ngà về ở cùng mụ Điếc, lão Hoán ít lân la nhà mụ vì Ngà tỏ ra ghét lão. Ngà bảo mặt lão gian. Mụ Điếc thỉnh thoảng sang khu bên này, đứng dựa cửa nhà lão Hoán nói chuyện ê a ê a, như phường dở hơi.
Ngà mông to ngực to, lúc ngồi quạt than trước cửa nhà, đùi ép vào ngực, trồi lên ở cổ áo hai ụ trắng phau. Lão Hoán đi ngang, mắt liếc chân bước, đâm sầm đầu vào gốc dâu da xoan cạnh đường, kêu: “Úi giời!”. Ngà lẩm bẩm: “Thằng dê già, cho chết! Có ngày bà xẻo, vứt cho chó ăn!”. Vào nhà Ngà nói với mụ Điếc: “Bà bô đừng cho lão Hoán sang nhà, mà cũng đừng qua chuyện trò với lão bên ấy nữa!”. Mụ Điếc ơ kìa, nhưng mà,... sao sao…
.
Mẹ con mụ Điếc nói chuyện với nhau thường oang oang.
Bữa ấy y đang ngồi cà kê với lão Hoán ở sân nhà thì nghe thấy tiếng mụ Điếc vọng sang: “Bếp than vẫn đỏ đấy, con Ngà kia có tắm thì vào rót nước đi, để tao còn đun tiếp”.
Lão Hoán liếc trộm y. Y cũng liếc lão. Cả hai vơ vẩn, chuyện chả còn nếp còn tẻ. Biết thừa đầu óc nhau!
Một lát y nói: “Bố con mình làm nghệ thuật mà thỉnh thoảng không đi thưởng thức cái đẹp thì tài năng nó thui chột mất!”. Lão bảo: “Chí lý!”, rồi co cẳng chạy ra chỗ ngách quên cả xỏ dép, định chui vào trước. Nhưng y khỏe, cầm đít lão quăng ra.
Trong buồng tắm, Ngà đang dội nước lên người.
Lão Hoán không chen được với y để nhòm, đứng bên cạnh sốt ruột, hết đẩy lại huých, rồi năn nỉ: “Kính lão đi mày ơi!”,… rồi lầm bầm chửi: “Nghệ sỹ cái cục cứt gì mày, tham như mõ!”. Ngà đang kì đùi, bỗng nhiên ngừng, tai dỏng mắt đảo…
Y vội thụp xuống lách sâu vào trong ngách. Lão Hoán chỉ đợi thế, hí hửng chen lên bậy liếp thò mặt vào… thì một xô nước mầu trắng nhờ nhờ tạt ra. Nhà mụ Điếc nuôi lợn, có thùng gom nước gạo lẫn thức ăn thừa, thứ nước ấy giờ long tong chảy trên mặt lão Hoán. Tóc tai lão nhoe nhoe mẩu rau dưa, mảnh xương cá... Mùi chua khẳm. Lão co mồm văng tục , thì sực nhớ, im thít.
Y và lão lách ra. Lão Hoán cuống vấp dúi dụi, chân sục vào cống.
Ra khỏi ngách, trông lão Hoán như ngợm. Y bảo: “Hành trình tìm tòi cái đẹp gian khổ quá bố nhỉ!”. Lão than: “Tao mới chỉ thấy gian khổ, chứ đã kịp thấy tí tẹo đẹp nào đâu!”
.
Lão Hoán cởi truồng bên bể nước trong sân, lão vừa múc nước dội người, vừa lẩm bẩm rủa Ngà là đồ cứt trâu. Đang tắm thì Ngà đến ngoài cổng chửi.
Ngà cầm kéo, miệng chửi, tay vung vẩy kéo đánh nhịp, réo đích danh "thằng Hoán". Ngà bảo sẽ thiến con dê già, sẽ nhét đầu con dê già vào chỗ tối tăm của "cái đẹp". Có hai con chó chầu chực đấy cũng góp mồm sủa.
Cánh cổng chỉ có chiếc ổ khóa không bấm móc hờ lỗ chốt, Ngà thò tay tìm cách mở...
Lão Hoán ôm háng khư khư, mặt mũi nhớn nhác.
Y nấp trong nhà nhòm ra. Y cũng chẳng muốn chạm mặt Ngà!
Ở góc sân có bức tường, phía bên kia là con đường chạy dọc sông Tô Lịch, y lẻn ra, trèo lên tường. Lão Hoán chạy lại níu chân y, nói: “Mày mày... mày phải ở lại làm chứng là tao chưa kịp thấy tẹo gì của nó!”, y bảo: “Nó có kéo, con làm chứng cho bố để nó xẻo của con à!”, lão Hoán chửi: “Loại mày nghệ sỹ cái cục cứt, hèn lắm!”. Thấy y chuẩn bị nhẩy xuống bên kia tường, lão Hoán hớt hải: “Thôi thôi mày kéo cho tao lên với!”. Lúc ngồi được lên tường, lão lập cập: “Bọn mình cùng nghệ sỹ hoạn nạn đừng bỏ nhau!”.
Ngà đã mở được cổng, đang vào.
Y nhẩy xuống con đường ven sông Tô Lịch. Phía xa có mấy bà đồng nát tong tẩy đi lại... Lão Hoán không dám nhẩy theo vì chưa mặc quần. Lão bò lổm ngổm trên tường, cục bìu ve vẩy như tai voi, đến cuối tường có cái ống máng thì lão đu người leo. Trên đó là trần nhà mụ Điếc.
.
Xâm xẩm tối, y mò về nhà. Một lát, thấy lão Hoán mặc cái quần lửng hoa từ trên tường trèo xuống. Ở nhà bên kia tiếng Ngà đang réo: “Bà Điếc ơi, bà Điếc ơi...”, Ngà gắt: “Đến giờ ghi lô rồi mà cái nhà bà này lại biến đi đâu không biết?!”.
.
Buổi tối, y và lão Hoán uống rượu. Lão vừa uống vừa cười lủm mủm. Rồi lão kể.
... Trần nhà mụ Điếc có mấy tấm chăn đang phơi, lão liền chui vào. Vừa vén chăn lên thì gặp mụ Điếc.
Mụ này vốn nấp trong chăn nhòm lão Hoán tắm; lúc lão và y trèo tường, do khuất, mụ không biết... Giờ, đột nhiên, thấy lão đứng cạnh, cởi truồng.
Mụ Điếc “ối giời ơi”, mụ vơ cái gáo nhựa úp vào mặt. Lão cuống, lão giật cái gáo trên mặt mụ Điếc đem úp vào háng. Mụ Điếc chẳng vừa, liền giằng lại gáo đem úp lại mặt... Lão bèn kéo thốc mụ vào căn chòi chứa đồ cũ.
Mụ Điếc kêu: “Làng nước ơi, Hoán già hiếp tôi làng nước ơi!...”. Lão nói: “Lạy bà, bà mà kêu thế thì người nhà bà thịt tôi như ngan như vịt à!”. Mụ Điếc giơ hai nách lên ngửi, rồi mụ dí nách vào mũi lão bảo: “Thịt thế này mà hôi như ngan như vịt à!”, lão cãi: “Tôi bảo là bà nhỏ mồm kẻo con Ngà nó thịt tôi, chứ đâu mà bảo thịt bà hôi!”. Mụ Điếc “thế à thế à”, rồi mụ thì thầm hỏi: “Cái con Ngà nó đang chửi gì thế hả ông?”. Lão không đáp, lão xấn xổ. Mụ liền lí nhí: “Ối làng nước ơi, Hoán già nó đang... nó đang... hiếp tôi!”...
Y nghe xong, rót rượu, chắp tay mời lão, nói: “Đáng đời con Ngà. Nó chửi được bọn mình thì bọn mình trị lại mẹ nó. Bố vừa rửa nhục cho đàn ông nước Nam!”. Lão Hoán cười hầng hậc: “Thấy tao cao thâm chưa?”, uống cạn, rồi lão vênh váo: “Người xưa bảo bất độc cái gì gì mà phi hảo hán, mày nhỉ?!”
.
Chồng Ngà là thằng du côn. Sau hôm vợ bỏ đi, tuyên bố gặp Ngà ở đâu là bẻ răng cắt lưỡi. Ngà nghe kể thì cười khẩy, nhạt.
Ngà về bên này ở được hai tuần.
Hôm lão Hoán đi đám về, gặp thằng chồng Ngà đứng ở cổng nhà y nhòm sang nhà mụ Điếc, bộ dạng rất khả nghi. Thấy lão liếc liếc mình, nó hỏi: “Ông lác à?”. Lão vội cum cúp lủi.
Về nhà, Lão Hoán thẩn thẩn. Chả hiểu nghĩ ngợi thế nào, rồi lão leo ống máng... Lên tới trần nhà mụ Điếc, lão gọi rón rén: “Bà Điếc ơi!”. Không có tiếng trả lời. Lão lại gọi: “Ngà ơi!”...
Cửa trần mở, là Ngà.
Thấy Ngà, lão Hoán lúng búng: “tao vừa gặp chồng mày nó đang rình bên cổng nhà tao. Tao... tao,... định sang bảo mày trốn,...”. Ngà nghe, lẳng lặng. Ngà xuống nhà cầm cái chày dấu sau đít, mở cửa đi ra...
Gặp chồng, Ngà hất hàm: “Muốn gì?”.
Cái thằng du côn ấy thấy vợ thì ú a ú ớ; nghe vợ hỏi, đứng đực; rồi đột ngột nó quì thụp, nó rống lên: “Em ơi, em là vàng của anh không có em đời anh chẳng bằng cái rắm!...”. Mụ Điếc lúc này cũng lăm xăm xách con dao phay từ trong nhà chạy ra. Chồng Ngà đang lem lẻm: “Anh thế với em là anh còn lớ xớ với mấy con vớ vẩn thì...” – thấy mụ Điếc, nó giằng luôn mụ vào, nó nói tiếp – “… có cả mẹ đây làm chứng cho anh, thì... thì điện giật anh nổ, nổ... chết mẹ nó ộc máu!”. Mụ Điếc giãy nảy: “Thằng chó kia, mày rủa gì tao ộc máu?!”.
Lão Hoán nghe lỏm trong nhà liền thì thầm với y: “Thề với mụ Điếc sướng mày nhỉ! Mai tao cũng sang tao thề.”.
.
Ngà về lại với chồng.
Cũng sau buổi đó lão Hoán hàng ngày qua lại với mụ Điếc, ăn ngủ rất hồn nhiên. Nhưng hễ thấy bóng Ngà là lão lủi nhanh như lươn.
Hôm lão Hoán và mụ Điếc đang ăn cơm, đúng lúc ấy vợ chồng Ngà sang, lão không kịp tránh. Chồng Ngà tóm chịt lão Hoán bắt ngồi lại, nó bảo: "Ai khinh thằng này thì cứ bước khỏi cửa!". Lão sợ lập cập, mặt xám ngoét.
Thằng chồng Ngà lôi trong túi ra chai rượu và bọc lòng lợn bày lên mâm. Y đi ngang, nó thấy, liền lôi vào cùng ngồi. Xong nó tuyên bố với cả nhà là vừa làm được vợ chửa.
Chồng Ngà rót rượu ra mấy chén, bắt lão Hoán và mụ Điếc cụng riêng. Lúc nó cụng với lão Hoán thì bảo “Con kính cụng đại ca!”, trông như diễn tuồng. Ngà đang mang thai, không uống rượu, thấy chồng với lão Hoán bá vai bá cổ thân mật, nguýt: “Cái lũ đàn ông nhà này toàn đồ chập cheng!”.
Lão Hoán chân khẳng khiu, quần đùi rộng, lại nhàu như lò xo, lúc ngồi ăn chim thòi ra mâm. Ngà trở đầu đũa gắp chim lão Hoán, bảo: “Tưởng miếng thịt!”. Lão hoảng, bật nhỏm dậy, cộc đầu vào thành máy khâu. Chồng Ngà đang kê chén rượu lên miệng,... đổ oạch ra cười sặc sụa, sùng sục ho. Mụ Điếc bảo: “Con đĩ kia sao mày vô duyên thế!”.
.
Vợ chồng Ngà về rồi, còn lão Hoán ngồi thủm lủm xó nhà ngắm mụ Điếc dọn bát đũa, mắt mày rất tình tứ. Y bảo: “Bên này giờ tha hồ ấm cúng, nhỉ!”. Lão gật, mắt hấp háy, giống hệt người tử tế. Y lại bảo: “Cái mắt mụ Điếc khéo mà cũng giống con Ngà, bố cứ ngồi hớ hênh, mụ lại trông nhầm thành cuộn chỉ rối, cho mẹ nó nhát kéo... Hoán có mà thành Hoạn”.
Mụ Điếc đang bê mâm, thấy y và lão Hoán nhăn nhăn nhở nhở cười thì ve vẩy cười theo. Rồi mụ lẩm bẩm: “Hai thằng chó này chắc lại vừa nói gì đểu!”.
Hết.
.Đinh vũ Hoàng Nguyên
Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012
Cô lái đò & nhà sư
Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng người. Sau hết đến nhà sư. Cô lái đò đòi tiền gấp đôi. Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?
Cô lái mỉm cười:
- Vì Thầy nhìn em…
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
o0o
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền gấp ba. Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái cười bảo:
- Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
o0o
Lần khác nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định. Đò cập bến cô lái đò thu tiền gấp năm lần.
Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái đáp:
- Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.
Nhà sư trả tiền và lên bờ.
o0o
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?
Cô lái đáp:
- Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.
Thiền sư hỏi:
- Vì sao vậy?
Cô lái cười đáp:
- Thầy nhìn em, nghi đến tiền, mà không còn nghĩ tới em nữa…
Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi...
o0o
Vài năm sau đó có một Việt kiều trở về thăm quê hương. Cô lái đò đưa khách qua sông. Thuyền ra giữa dòng, khách nhìn cô lái đăm đăm.
Cô lái cũng chợt nhận ra khách ... là vị thiền sư năm xưa, bây giờ đã đổi khác ...
Mái tóc để dài, bộ quần áo thời trang thay cho bộ nâu sòng ngày cũ. Đò cập bến cô lái thu tiền từng người. Khách là người cuối cùng rời đò. Cô lái đòi tiền gấp mười. Khách hỏi vì sao ?
Cô lái trả lời tỉnh queo:
- Đó là giá Dziệt kiều !!
Cô lái mỉm cười:
- Vì Thầy nhìn em…
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
o0o
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền gấp ba. Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái cười bảo:
- Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
o0o
Lần khác nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định. Đò cập bến cô lái đò thu tiền gấp năm lần.
Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái đáp:
- Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.
Nhà sư trả tiền và lên bờ.
o0o
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?
Cô lái đáp:
- Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.
Thiền sư hỏi:
- Vì sao vậy?
Cô lái cười đáp:
- Thầy nhìn em, nghi đến tiền, mà không còn nghĩ tới em nữa…
Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi...
o0o
Vài năm sau đó có một Việt kiều trở về thăm quê hương. Cô lái đò đưa khách qua sông. Thuyền ra giữa dòng, khách nhìn cô lái đăm đăm.
Cô lái cũng chợt nhận ra khách ... là vị thiền sư năm xưa, bây giờ đã đổi khác ...
Mái tóc để dài, bộ quần áo thời trang thay cho bộ nâu sòng ngày cũ. Đò cập bến cô lái thu tiền từng người. Khách là người cuối cùng rời đò. Cô lái đòi tiền gấp mười. Khách hỏi vì sao ?
Cô lái trả lời tỉnh queo:
- Đó là giá Dziệt kiều !!
Nguồn PVĐ
cực ngắn
Phọt phẹt:Mình đang đi vận động cho cave vào quốc hội, hoặc hội đồng nhân dân các cấp. Một đại diện của của hiệp hội cave Việt nam ngao ngán " trong đó đầy ra rồi, anh ạ".
***
Một bạn chửi mình " mày càng ngày càng mất dạy, có khi phải đề xuất cho đi bồi dưỡng một khóa ngắn hạn học tập và làm theo tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh". Mình thấy í kiến đó rất hay. Nhưng lại băn khoăn, sợ học tập xong rồi lại không có điều kiện để làm theo thì bỏ mẹ. Thế nên thôi. Hãy là chính mình.
***
Khuya, đang say giấc thì có điện thoại. Vợ mình nghe rồi lay mình dậy " anh anh, có con nào bảo mới có thai này". Mình cáu " vớ vẩn, bảo với nó là anh đéo biết". Vợ mình hét vào a lô " vớ vẩn, anh ấy bảo là anh ấy đéo biết".
***
Đang họp, mình sơ í làm rơi một quả dắm. Thối nồng nàn. Anh em công ty mũi hếch, tai vểnh lên đồng loạt. Bắt trước lãnh tụ, mình tháo giày, gõ côm cốp lên mặt bàn, hoan hỉ đề xuất giải tán cuộc họp.
Hôm sau mình ra thông báo" Triều Tiên thử bom hạt nhân ngày hôm qua, phóng xạ rất nặng lan sang cả nước ta. Nguy cơ tử vong là rất lớn. Đề nghị không tổ chức họp đến hết năm hoặc đến khi có thông báo mới".
***
Người An-nam sính việc biên tắt, luận ra ngữ nghĩa toét mẹ mắt, kể cả được đặt trong văn cảnh nội dung. Có ông bạn già, tuy đảng viên nhưng cũng tốt đi học nghị quyết về, dịch cụm từ "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" ra thành " nền kinh tế thị trường XUỐNG HỐ CẢ NÚT". Hố hố...
***
Mình cho ông Kễnh ( 3 tuổi) uống sữa Vinamilk, tranh thủ dạy học bài:
- Hình con gì đây con?
- Con bò.
- Ai cho con uống sữa?
- Con mẹ
- Hehe
***
Ngồi với một tai to, mình phân trần:
- Anh ạ, nước ta rừng cơ bản đã được phá xong.
Tai to cười phá:
- Đến như quốc gia, về cơ bản cũng đã " thanh lý" gọn.
***
Một gái ế muốn làm Sinh lờ măm, đi viện thụ tinh nhân tạo, hết 70 chai, điện thoại cho mình báo tin vui mang thai tháng thứ bốn. Mình nghe tin mừng mà vừa buồn, vừa tiếc. Hây da...
***
Đàn ông có ba thứ đàn bà thích. Thứ nhất: trí tuệ. Thứ hai: hào hoa. Thứ ba: dâm đãng. Một mái già bảo mình, thế hơi nhiều. Gọn ra, chỉ cần khỏe và...đểu.
Bạn già đảng viên nhưng cũng tốt bảo, như đảng ta, chỉ cần hồng và...chuyên.
Chả hiểu mẹ...
***
Anh biên vội, cho các bạn chống vã. Mai có thể rút bài hoặc thay đổi. Ngủ đây. Say rồi.
Nguồn của thằng phọt phẹt
***
Một bạn chửi mình " mày càng ngày càng mất dạy, có khi phải đề xuất cho đi bồi dưỡng một khóa ngắn hạn học tập và làm theo tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh". Mình thấy í kiến đó rất hay. Nhưng lại băn khoăn, sợ học tập xong rồi lại không có điều kiện để làm theo thì bỏ mẹ. Thế nên thôi. Hãy là chính mình.
***
Khuya, đang say giấc thì có điện thoại. Vợ mình nghe rồi lay mình dậy " anh anh, có con nào bảo mới có thai này". Mình cáu " vớ vẩn, bảo với nó là anh đéo biết". Vợ mình hét vào a lô " vớ vẩn, anh ấy bảo là anh ấy đéo biết".
***
Đang họp, mình sơ í làm rơi một quả dắm. Thối nồng nàn. Anh em công ty mũi hếch, tai vểnh lên đồng loạt. Bắt trước lãnh tụ, mình tháo giày, gõ côm cốp lên mặt bàn, hoan hỉ đề xuất giải tán cuộc họp.
Hôm sau mình ra thông báo" Triều Tiên thử bom hạt nhân ngày hôm qua, phóng xạ rất nặng lan sang cả nước ta. Nguy cơ tử vong là rất lớn. Đề nghị không tổ chức họp đến hết năm hoặc đến khi có thông báo mới".
***
Người An-nam sính việc biên tắt, luận ra ngữ nghĩa toét mẹ mắt, kể cả được đặt trong văn cảnh nội dung. Có ông bạn già, tuy đảng viên nhưng cũng tốt đi học nghị quyết về, dịch cụm từ "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" ra thành " nền kinh tế thị trường XUỐNG HỐ CẢ NÚT". Hố hố...
***
Mình cho ông Kễnh ( 3 tuổi) uống sữa Vinamilk, tranh thủ dạy học bài:
- Hình con gì đây con?
- Con bò.
- Ai cho con uống sữa?
- Con mẹ
- Hehe
***
Ngồi với một tai to, mình phân trần:
- Anh ạ, nước ta rừng cơ bản đã được phá xong.
Tai to cười phá:
- Đến như quốc gia, về cơ bản cũng đã " thanh lý" gọn.
***
Một gái ế muốn làm Sinh lờ măm, đi viện thụ tinh nhân tạo, hết 70 chai, điện thoại cho mình báo tin vui mang thai tháng thứ bốn. Mình nghe tin mừng mà vừa buồn, vừa tiếc. Hây da...
***
Đàn ông có ba thứ đàn bà thích. Thứ nhất: trí tuệ. Thứ hai: hào hoa. Thứ ba: dâm đãng. Một mái già bảo mình, thế hơi nhiều. Gọn ra, chỉ cần khỏe và...đểu.
Bạn già đảng viên nhưng cũng tốt bảo, như đảng ta, chỉ cần hồng và...chuyên.
Chả hiểu mẹ...
***
Anh biên vội, cho các bạn chống vã. Mai có thể rút bài hoặc thay đổi. Ngủ đây. Say rồi.
Nguồn của thằng phọt phẹt
Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012
đặt tên con
Mình quen một thằng em cũng họ Đinh. Hôm vừa rầy sinh con trai, ngưỡng mộ vị bộ trưởng trẻ tuổi tài cao lên cũng đặt tên con theo . bữa lên nhà nó thấy đang đánh vật với thằng bé 5 tháng tuổi, Thằng bé khoác ngặt . Hỏi sao vậy. Vợ đi chợ, cho nó tí rồi, mà nó cừ khóc...tiện thể cu cậu điên quát con. Câm mẹ mày mồm đi. bú nhiều thế rồi còn đòi gì nữa Hả..
Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012
Sức Dân
SỨC DÂN
Chị gì thứ trưởng tài chính giọng rất bề trên, "tính thế là khoan sức dân rồi"- là chuyện chị ấy tính thuế thu nhập cá nhân ấy, cứ 6 triệu là vinh dự tự hào đóng thuế ấy, mà tính cho tới tận mấy năm nữa mới thực hiện, trong khi hiện tại, cái quái gì cũng tăng, trừ lương.
Vâng, chị đang "khoan" sức dân đấy ạ |
Anh bộ trưởng giao thông thì còn quyết liệt hơn trong việc oánh vào sự đi lại của dân, và cũng có một câu bất hủ: chỉ 500.000 chứ mấy. Trời ạ, lương cử nhân cơ quan tôi có chưa đầy 2 triệu một tháng, 500 ngàn là tiền thuê nhà ở 1 tháng của chúng nó đấy. Ông thu thêm 500 ấy là chúng nó ra đứng đường đấy. Mà cái món đi lại nước mình nó kinh hoàng lắm, đường làm chưa xong đã hỏng, nát be nát bét và vẫn coi như đã xong, lại tiếp tục đầu tư mới để làm mới. Nhiều nơi dân bảo thà đừng làm đi lại lại dễ hơn. Mỗi lần có việc phải ra ngoài đường là như đi ra trận, sống chết thế nào chả biết. Cô bé cơ quan mình sáng qua đến mếu máo: Chú ơi cho cháu nghỉ, anh rể cháu bị xe tông bể sọ, không biết sống chết thế nào. Anh này là quân nhân binh đoàn 15, vợ là giáo viên mẫu giáo ở Đức Cơ. Lại cũng hôm qua ở Pleiku (rất nhiều báo đã đưa tin), ông chồng chở vợ thế nào mà lao vào quán bún, cả 2 chết ngay, và 2 người trong quán bún thì 1 người gãy tay, 1 người gãy chân. Mà theo tính toán, một cái xe máy cà tàng đã phải gánh trên người nó năm bảy loại phí rồi, tức là ngành giao thông đang tính làm sao để triệt tiêu hoàn toàn sự đi lại của dân. Nếu mà làm lãnh đạo bộ để bằng mọi giá cho mọi người không đi ra ngoài thì có lẽ mình làm cũng được, chả cần đến cái bộ to uỳnh ấy, vài ngày lại thấy phát minh ra một việc... ngược đời.
Bộ trưởng Thăng: tôi sẽ đi xe buyt... |
Hôm qua thấy nước phụt ra ầm ầm từ cái đập thủy điện sông Tranh mà kinh. Thằng cu lớp 5 hàng xóm nó nói: nước chảy như thế phải bịt phía trên chứ bịt phía dưới làm sao được bác ơi, trong khi đồng chí trưởng ban gì đấy đang giải thích là bà con yên tâm, đấy là chúng tôi tạo rãnh cho nước chảy, giờ nó chảy to thì lấy... bao bố bịt lại. Trời ạ, cái hồ hàng triệu mét khối nước, như một quả bom nguyên tử lơ lửng giữa trời mà các bố làm chư chuyện bong bóng bán trước nhà trẻ. Thằng cu lớp 5 nó cũng biết muốn bịt phải bịt phía trên chứ lẹt phẹt phía dưới thế chỉ ba bảy 21 giờ là áp lực nước nó cuốn phăng. Mới biết cái món công nghiệp hóa của chúng ta nó phập phù mong manh và... lơ đãng như thế nào.
Lại ba cháu bé rủ nhau chết. Kinh quá. Sự khủng hoảng lý tưởng, niềm tin, khát vọng sống... đã vào cả bọn trẻ con rồi. Mình cho rằng, người tự tử là người có quyết tâm rất cao, là người hoàn toàn không còn tin gì ở cuộc đời này. Họ muốn giải thoát. Chả lẽ các cháu bé thế cũng cần giải thoát. Theo mình, đây không phải là vấn đề nghe qua rồi bỏ, mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Nó không chỉ là việc của ngành công an mà phải là mối quan tâm của nguyên thủ...
Định viết nữa nhưng lại sợ... phạm húy. Chỉ xin nói: Sức dân có hạn các bác ơi, khoan vừa thôi, không thì nó... bục.
NGƯỜI VIỆT BỊ KỲ THỊ; NGƯỜI VIỆT KỲ THỊ NGƯỜI VIỆT ?
Khánh Hưng.
-
Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.
Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói "xí bô xí ba" gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình! Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu "Việt kiều" 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người "gốc Việt" nên không có... giá cao!
Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp Hồ Chí Minh, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít "Yes, sir" và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!
Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!
Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Trong một bữa "nhậu", ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịch viên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ "hết sức lể phép, trân trọng, và nhiệt tình" giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng "Sir", tức là "ngài". Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!
Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và... không nói gì cả!
Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo. Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!
Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo. Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!
Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga, ... anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có passport Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là "anh em XHCN" của Việt Nam mấy năm trước đây!
Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là "người Việt Nam", thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô... bán hoa mà cũng... đối với người Việt Nam như vậy!
Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội "theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc" thì mệt lắm!
Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội "theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc" thì mệt lắm!
Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?
Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là "trí thức", thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ "da trắng' và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người "da trắng". Người ngoại quốc mà da màu cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện "đẳng cấp" của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!
Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại "đẳng cấp" man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường "quốc tế" như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người "da trắng" của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ "quí tộc" Việt vô cùng... quái đản!
Kề lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ! Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng là điều an ủi cho những kẻ "tha hương" – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!K. H.
Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012
ăn thế này thì học thế nào
ĂN THẾ NÀY, HỌC THẾ NÀO?..
Xuân Đông - Đến Thượng Tân (Bắc Mê, Hà Giang) vào giữa trưa.
Ngó xuống Khu Nội trú phía sau dãy phòng học, thấy lố nhố trẻ con đang bưng mỗi đứa một cái âu nhựa ăn cơm. Mình đi thẳng vào xem chúng nó uống thế nào.
Nhìn cơm các con đang ăn mà mình chụp ảnh mãi không được, tay cứ run run vì xúc động nên máy toàn bị rung. Cơm nước thế này thì nuốt thế nào được, hả giời?..
Mỗi đứa ôm một cái âu đựng cơm chan nước canh. Tản mát: Chỗ này thì túm tụm chục đứa con trai, vừa nhai trệu trạo vừa nói chuyện lầm rầm; chỗ kia thì cắm cúi vài ba đứa con gái, ngồi im lặng ăn một cách uể oải; lại có đứa đứng ăn một mình, trong xó bếp tối tăm...
Nhìn vào âu cơm thấy gì đây?.
Cơm thì vón cục vón hòn, lõng bõng cái gọi là nước canh- Một thứ canh gọi là "canh khoai", nhưng nhìn toét mắt chả thấy khoai đâu!. Thức ăn mặn thì chả có.
Ăn uống thế này, để tồn tại còn khó, nói gì đến học hành?..
Mình mau chóng chụp vài shot hình xong liền đi ra ngoài. Cố gắng tránh không làm chúng nó mất tự nhiên, để miếng cơm nhạt trôi xuống cái dạ dày rỗng được trơn tru.
Vừa uể oải ăn, vừa lầm rầm trò chuyện. Thấy khách đến, chúng ngượng ngùng giấu mặt.
Nhóm con trai tụ tập ăn trong im lặng, cái chậu bên dưới chân chúng nó dùng để đựng canh "khoai".
Nhóm ăn trong bếp, thỉnh thoảng nói với nhau vài câu thổ ngữ rời rạc, những chậu canh sẵn khói, thừa nước nhưng trong veo. Nhìn đố biết là canh gì, nếu không có ai "bật mí"...
Mỗi đứa một góc ăn cho xong bữa
Nhiều đứa gần như bỏ lại nguyên âu cơm
Những ánh mắt hân hoan khi sắp được nhận quà.
Bữa ăn chúng nó là vậy, thế mà vẫn có người nói chúng nó chưa đến nỗi khổ!. Đéo hiểu cái chuẩn khổ, nó phải như thế nào nữa, hả người?..
Ngó xuống Khu Nội trú phía sau dãy phòng học, thấy lố nhố trẻ con đang bưng mỗi đứa một cái âu nhựa ăn cơm. Mình đi thẳng vào xem chúng nó uống thế nào.
Nhìn cơm các con đang ăn mà mình chụp ảnh mãi không được, tay cứ run run vì xúc động nên máy toàn bị rung. Cơm nước thế này thì nuốt thế nào được, hả giời?..
Mỗi đứa ôm một cái âu đựng cơm chan nước canh. Tản mát: Chỗ này thì túm tụm chục đứa con trai, vừa nhai trệu trạo vừa nói chuyện lầm rầm; chỗ kia thì cắm cúi vài ba đứa con gái, ngồi im lặng ăn một cách uể oải; lại có đứa đứng ăn một mình, trong xó bếp tối tăm...
Nhìn vào âu cơm thấy gì đây?.
Cơm thì vón cục vón hòn, lõng bõng cái gọi là nước canh- Một thứ canh gọi là "canh khoai", nhưng nhìn toét mắt chả thấy khoai đâu!. Thức ăn mặn thì chả có.
Ăn uống thế này, để tồn tại còn khó, nói gì đến học hành?..
Mình mau chóng chụp vài shot hình xong liền đi ra ngoài. Cố gắng tránh không làm chúng nó mất tự nhiên, để miếng cơm nhạt trôi xuống cái dạ dày rỗng được trơn tru.
Vừa uể oải ăn, vừa lầm rầm trò chuyện. Thấy khách đến, chúng ngượng ngùng giấu mặt.
Nhóm con trai tụ tập ăn trong im lặng, cái chậu bên dưới chân chúng nó dùng để đựng canh "khoai".
Nhóm ăn trong bếp, thỉnh thoảng nói với nhau vài câu thổ ngữ rời rạc, những chậu canh sẵn khói, thừa nước nhưng trong veo. Nhìn đố biết là canh gì, nếu không có ai "bật mí"...
Mỗi đứa một góc ăn cho xong bữa
Nhiều đứa gần như bỏ lại nguyên âu cơm
Những ánh mắt hân hoan khi sắp được nhận quà.
Bữa ăn chúng nó là vậy, thế mà vẫn có người nói chúng nó chưa đến nỗi khổ!. Đéo hiểu cái chuẩn khổ, nó phải như thế nào nữa, hả người?..
Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012
Đơn tố cáo
KÍNH CHUYỂN
Tháng Ba 16, 2012 — nguyencuvinh34 Votes
Khoai Lang nắn nót viết: ĐƠN TỐ CÁO.
Kính gửi:- Thanh tra Bộ
-Thanh tra tỉnh
-Thanh tra huyện
-Thanh tra xã
Tôi là Nguyễn Khoai Lang viết đơn tố cáo về những sai phạm nghiêm trọng của trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang của chúng tôi.
Tuy nhiên, sau khi quyết định viết đơn tố cáo thì chúng tôi lại nghĩ, nhân bất thập toàn, trưởng thôn của chúng tôi cũng người trần mắt thịt, nên trong quá trình công tác không thể không có khuyết điểm, sai phạm.
Từ ý nghĩ đó, chúng tôi nhận ra rằng, nói gì thì nói, tuy không đẹp trai lắm, nhưng rõ ràng trưởng thôn yêu quí của chúng tôi cũng là một người rất đáng yêu quý.
Trên tinh thần đó, chúng tôi kiến nghị các cấp cần phải ủng hộ trưởng thôn của chúng tôi.
Nguyễn Khoai Lang và bà con.
Ký tên.
Sau khi gửi, một tháng sau, thanh tra Bộ đóng dấu đã nhận đơn của ông Nguyễn Khoai Lang và ghi ý kiến vào góc phải: Kính chuyển thanh tra tỉnh để xử lý về đơn của ông Nguyễn Khoai Lang tố cáo trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang. Đề nghị xem xét đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Thanh tra tỉnh đã đóng dấu nhận đơn của ông Nguyễn Khoai Lang và ghi ý kiến vào góc trái: Kính chuyển thanh tra huyện để xử lý về đơn của ông Nguyễn Khoai Lang tố cáo trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang. Đề nghị xem xét đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Thanh tra huyện đóng dấu nhận đơn của ông Nguyễn Khoai Lang và ghi ý kiến bên dưới: Kính chuyển thanh tra xã để xử lý về đơn của ông Nguyễn Khoai Lang tố cáo trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang. Đề nghị xem xét đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Thanh tra xã đóng dấu nhận đơn của ông Nguyễn Khoai Lang và ghi ở mặt sau: Kính chuyển thanh tra thôn để xử lý về đơn của ông Nguyễn Khoai Lang tố cáo trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang. Đề nghị xem xét đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Sau một tháng, đơn của trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang tố cáo mình đã được kính chuyển về đúng tay trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang với nhiều dấu, chữ ký nghiêm túc và đúng trình tự.
Trưởng thôn Nguyễn Khoai Lang ngắm nghía những con dấu và chữ ký trên đơn mình, buông câu: Thế là không có cấp nào đọc đơn sao ta?
He he
Trưởng Thôn khoai lang.
________________
Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012
Anh Thăng và bài toán Thông giao
Hội thảo, chuyên đề đã bấy lâu
Bài toán giao thông, giải từ đâu ?
Xăng tăng, thuế đắt, chồng thêm phí
Bọn có xe đi, chắc chúng giàu ?
Dân thành chuột bạch của các quan
Đổi giờ, đường cấm đến phân làn..
Cái gì quản khó thì ta ... cấm
Xe buýt dù chen vẫn đắt hàng.
Mưu sinh, dân vẫn phải ra đường,
Tắc ùn, chen chúc chuyện bình thường?
Đâm va, tai nạn như cơm bữa
Thịt rơi máu chảy quá tang thương !
Giá xe đổ nước chạy thay xăng ?
Đi bộ, đạp xe lại thung thăng
Hay là trở lại thời bao cấp
Xích lô, xe ngựa...cứ tằng tằng ?
Tưởng Bộ giờ đây có anh #
Mong rằng có cao kiến gì chăng
Hóa ra càng chém, đường càng tắc
Tiền thu lại béo biết bao thằng !
Thôi thế thì thôi, hết cách rồi
Dân đành chung sống với tắc thôi !
Mai này chẳng đủ đường đi nữa
Bồng bế nhau lên với núi đồi....
Bài toán giao thông, giải từ đâu ?
Xăng tăng, thuế đắt, chồng thêm phí
Bọn có xe đi, chắc chúng giàu ?
Dân thành chuột bạch của các quan
Đổi giờ, đường cấm đến phân làn..
Cái gì quản khó thì ta ... cấm
Xe buýt dù chen vẫn đắt hàng.
Mưu sinh, dân vẫn phải ra đường,
Tắc ùn, chen chúc chuyện bình thường?
Đâm va, tai nạn như cơm bữa
Thịt rơi máu chảy quá tang thương !
Giá xe đổ nước chạy thay xăng ?
Đi bộ, đạp xe lại thung thăng
Hay là trở lại thời bao cấp
Xích lô, xe ngựa...cứ tằng tằng ?
Tưởng Bộ giờ đây có anh #
Mong rằng có cao kiến gì chăng
Hóa ra càng chém, đường càng tắc
Tiền thu lại béo biết bao thằng !
Thôi thế thì thôi, hết cách rồi
Dân đành chung sống với tắc thôi !
Mai này chẳng đủ đường đi nữa
Bồng bế nhau lên với núi đồi....
Mai mày về thành phố giang rộng tay
GỞI BẠN BÈ LÀM XONG NGHĨA VỤ
Mai mầy về thành phố dang rộng tay
Đón mầy và đón bao thằng đã làm xong nghĩa vụ
Mai mầy về bình yên trong giấc ngủ
Có nhớ bạn bè biên giới ướt sương đêm
Có nhớ tụi tao khao khát hôn lên mái tóc mềm
Của con gái một thời thương nhớ nhất
Mầy về mùa mưa, quần áo không lấm lem bùn đất
Dép sa-bô gô trên phố chiều vàng
Quen tính hay đi mầy cỡi xe đạp lang thang
Có nhớ tụi tao cởi trần đi phục.
Hãy mở mắt ra nhìn đời trong đục
Nhìn thật bao dung và cũng thật ra người
Hãy nhớ trong gian lao tụi mình vẫn cười
Trong thiếu thốn vẫn kiên trì khắc phục
Đừng chùn chân nếu chạm vào tiêu cực
Dấu ấn chiến trường nào dễ phôi phai.
Mai mầy về với người vêu trong tay
Hãy hôn dùm tao những nụ hôn đời lính
Hãy nói đùm tao trong phút giây trầm tĩnh
Rằng : cảm ơn nàng đã yêu lính biên cương
Gặp cô gái nào mầy thấy dễ thương
Hãy chào dùm tao nụ cười mong nhớ
Mầy đã trải qua những đêm nằm trăn trở
Cái riêng trong lòng đã chia sẻ cho nhau
Vết thương nào không quằn quại cơn đau
Lại mơ thấy đôi tay mềm chăm sóc
Tụi mình con trai lúc lòng chùng, chực khóc
Đâu phải yếu mềm khi vuốt mắt bạn thân.
Mai mày về đi dưới phố cây xanh
Nếu gặp nắng đừng đưa tay che vội
Hãy nhớ tụi tao trầm mình trong nắng đội
Khát dòng sông như khát thuở thanh bình
Phố lên đèn, ánh điện sáng lung linh
Có nhớ tụi tao bên này đêm-bóng -tối
Mấy tháng ròng giọt dầu hôi không biết tới
Nên rất trẻ thơ muốn trăng sáng bốn tuần.
Mầy về ra nông trường, vào xưởng máy hay cơ quan
Hãy làm việc bằng tinh thần người lính
Cái thiếu ở chiến trường mày đâu cần làm sổ tính
Hãy làm thật nhiều sản phẩm giúp tụi tao.
Mai mầy về thành phố dang rộng tay
Đón mầy và đón bao thằng đã làm xong nghĩa vụ
Mai mầy về bình yên trong giấc ngủ
Có nhớ bạn bè biên giới ướt sương đêm
Có nhớ tụi tao khao khát hôn lên mái tóc mềm
Của con gái một thời thương nhớ nhất
Mầy về mùa mưa, quần áo không lấm lem bùn đất
Dép sa-bô gô trên phố chiều vàng
Quen tính hay đi mầy cỡi xe đạp lang thang
Có nhớ tụi tao cởi trần đi phục.
Hãy mở mắt ra nhìn đời trong đục
Nhìn thật bao dung và cũng thật ra người
Hãy nhớ trong gian lao tụi mình vẫn cười
Trong thiếu thốn vẫn kiên trì khắc phục
Đừng chùn chân nếu chạm vào tiêu cực
Dấu ấn chiến trường nào dễ phôi phai.
Mai mầy về với người vêu trong tay
Hãy hôn dùm tao những nụ hôn đời lính
Hãy nói đùm tao trong phút giây trầm tĩnh
Rằng : cảm ơn nàng đã yêu lính biên cương
Gặp cô gái nào mầy thấy dễ thương
Hãy chào dùm tao nụ cười mong nhớ
Mầy đã trải qua những đêm nằm trăn trở
Cái riêng trong lòng đã chia sẻ cho nhau
Vết thương nào không quằn quại cơn đau
Lại mơ thấy đôi tay mềm chăm sóc
Tụi mình con trai lúc lòng chùng, chực khóc
Đâu phải yếu mềm khi vuốt mắt bạn thân.
Mai mày về đi dưới phố cây xanh
Nếu gặp nắng đừng đưa tay che vội
Hãy nhớ tụi tao trầm mình trong nắng đội
Khát dòng sông như khát thuở thanh bình
Phố lên đèn, ánh điện sáng lung linh
Có nhớ tụi tao bên này đêm-bóng -tối
Mấy tháng ròng giọt dầu hôi không biết tới
Nên rất trẻ thơ muốn trăng sáng bốn tuần.
Mầy về ra nông trường, vào xưởng máy hay cơ quan
Hãy làm việc bằng tinh thần người lính
Cái thiếu ở chiến trường mày đâu cần làm sổ tính
Hãy làm thật nhiều sản phẩm giúp tụi tao.
Mai mầy về thành phố rợp cờ sao
Tao lại nhớ năm xưa tụi mình đi phấn khởi
Buổi tụi mình lên đường, chưa ró bài Em vẫn đợi
Nên tay cô gái nào đứng vẫy mãi theo xe
Và thư đến với tụi mình trong rừng khộp, rừng le
Thành sức mạnh trên đau lê xuất kích
Mầy đi xi-nê có nhớ những lần bám địch
Nòng thép dài thay tay mát bàn tay
Tiễn mày về, gió lốc, bụi mù bay
Cho tóc rợp bám đầy đường ít nắng
Trung đội thiếu mầy tao càng thấy vắng
Nhưng vững tin đội ngũ vẫn có mầy
Tao chừ còn nặng nợ với cỏ cây
Nên chẳng biết nói sao cho thấy rõ.
Đất nước mình : hoà bình và súng nổ
Ở mặt trận nào cũng cần có lòng tin
Trong thời đại tụi mình đất nước sẽ bay lên
Bằng trí tuệ và mồ hôi tuổi trẻ
"Vì nhân dân quên mình " bài hát dậy trong lòng mới mẻ
Mai mày về tao xin gởi bài thơ.
Sưu tầm
Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012
CAFE CHÉM GIÓ
Thời buổi khó khăn, chẳng có việc làm. Đồng lương ít ỏi. Quán xá mọc lên nhiều ,khách ít lê rồi cũng giải tán tương đối. Chỉ có quán cafe là còn đông. Vì là chỗ chém gió.
Sáng nay ,ông em gọi mình ra cafe. giám đốc một doanh nghiệp ,nhưng nợ lần chồng chất, Tháng độc chỉ có trả lãi gần 300 củ, vậy mà trông cu vẫn thản nhiên. (mình 10 ngày không có ziền đã bứt zứt rồi, lãi thế chắc điên.)
Hai anh em chém gió chán rồi ngồi ngắm thiên hạ. Bên kia có chị gì tuổi cỡ gần 50 trời se lạnh mà chị để khoa hết cả cặp vú nhão,. bên này có 2 em >30. Béo tốt đang tươi cười. ,,, Bên kia thằng em quen biết CA hình sự đang ngồi với một lũ không thể đẹp giai hơn nó, không biết là đồng nghiệp hay xã hội đen.Những khuôn mặt thảng thốt,vui tươi hoặc bình thản đông nhan nhản
TP buồn ảm đạm . Một buổi sáng nồm giời trôi qua nhanh chóng, trôi nhanh hơn cả những giọt cả phê pha phin.
Sáng nay ,ông em gọi mình ra cafe. giám đốc một doanh nghiệp ,nhưng nợ lần chồng chất, Tháng độc chỉ có trả lãi gần 300 củ, vậy mà trông cu vẫn thản nhiên. (mình 10 ngày không có ziền đã bứt zứt rồi, lãi thế chắc điên.)
Hai anh em chém gió chán rồi ngồi ngắm thiên hạ. Bên kia có chị gì tuổi cỡ gần 50 trời se lạnh mà chị để khoa hết cả cặp vú nhão,. bên này có 2 em >30. Béo tốt đang tươi cười. ,,, Bên kia thằng em quen biết CA hình sự đang ngồi với một lũ không thể đẹp giai hơn nó, không biết là đồng nghiệp hay xã hội đen.Những khuôn mặt thảng thốt,vui tươi hoặc bình thản đông nhan nhản
TP buồn ảm đạm . Một buổi sáng nồm giời trôi qua nhanh chóng, trôi nhanh hơn cả những giọt cả phê pha phin.
Hơn 30 năm vẫn chưa tỉnh cơn mê!
Hơn 30 năm trước những người mang dòng máu Việt này đã để những tên mắt xanh mũi lõ dùng vào việc rải chất độc khai quang triệt hạ giống nòi, lùng sục dồn dân diệt cộng, bắt giết đồng bào, xả bom đạn "made in USA" lên đồng tộc.
Nhưng vì "vô dụng" nên bị ông chủ tòa Bạch Ốc bỏ rơi, đem họ lên bàn cờ mặc cả lợi ích, và không quên bán đứng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc để lại hậu quả thê thảm cho con cháu Việt tộc ngàn đời sau "ôm hận".
Trên các trang mạng của họ vẫn còn vô số những lời ai oán trách móc, hờn giận các ông chủ Bạch Ốc đã "bán đứng" họ ra sao, một vài ông tướng mắt xanh mũi lõ về hưu viết hồi ký kiếm tiền đã tỏ ra "hối hận" vì bỏ rơi họ ra sao, khiến họ mất quê hương, làm đủ nghề thấp kém trong xã hội Mỹ để tồn tại. Dù con cháu họ sinh sôi trên đất Mỹ gần 40 năm song vẫn là tộc người thấp cổ bé họng, bởi sức mạnh chính trị ở Mỹ tỷ lệ thuận với số phiếu và tiền, trong khi chỉ với 0,5% dân số Mỹ, tỷ lệ tham gia bầu cử thấp, đóng góp cho các quỹ tranh cử bằng zero.
Từ khi Mỹ đặt giao thương với cố hương, quan hệ Mỹ Việt có cơ tiến lên thành đối tác chiến lược, phần đông đã biết an phận hoặc tìm cách về cố hương làm giàu thì một số ít vẫn cố khóc lóc, gào thét rằng, họ bị bỏ rơi, ông chủ tòa Bạch Ốc đã phụ bạc họ khi thừa nhận chính quyền Việt Nam hiện nay. Tự họ để mình biến thành con rối cho các đảng Phở bò, Chánh bịp, ... bày các trò con nít, vận động mấy ông bà dân biểu tồn tại nhờ lá phiếu của cộng đồng người Việt ngăn cản không cho Việt Nam vào WTO, đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC, hạn chế giao thương, gây sức ép nhân quyền, thông qua hết dự luật H.R nọ đến H.R kia mà chưa bao giờ tới được cửa Thượng viện chỉ vì bài học vỡ lòng mãi họ chưa chịu thuộc "mọi chính sách của Mỹ phải xuất phát từ lợi ích Mỹ".
Vụ vận động ký thỉnh nguyện thư "STOP EXPANDING TRADE WITH VIETNAM AT THE EXPENSE OF HUMAN RIGHTS" không phải là ngoại lệ. Họ lại vừa bị Tòa Bạch Ốc làm "bẽ mặt"!.
Chẳng là chính quyền Obama mới học được chiêu tiếp nhận kiến nghị của công dân qua "web" của chính phủ Anh nên cho lập trang tiếp nhận dân ý gọi là "We the People" ngay trong trang "web" của tòa Bạch Ốc. Bất cứ người dân nào cũng có thể mở topic và vận động mọi người ký tên ủng hộ, khi có đủ 25000 chữ ký sẽ được Nhà trắng "tiếp đón". Thực ra, We the People chỉ là một hình thức ở Hoa Kỳ người ta vẫn gọi là "TRÒ CHƠI DÂN CHỦ", từ nguyện vọng tới hiện thực là khoảng cách xa vời vợi. Chẳng qua là trước thời điểm cuộc bầu cử tổng thống 2012, "We the People" trở thành một "vũ khí mỵ dân" kiếm phiếu vô cùng lợi hại của ông chủ Bạch Ốc mà thôi.
Tuy nhiên, vũ khí mỵ dân của ông chủ Bạch Ốc này rất hợp với bọn mánh mung quen lừa bịp những người đồng hương ngờ nghệch, thiển cận về chính trị, là cơ hội vàng làm nên các "anh hùng" Trúc Hồ, Nguyễn Đình Thắng tha hồ đánh bóng tổ chức để lột ví đồng bào cho mấy cái quỹ (fundraising) của họ. Tất nhiên thấp thoáng sau lưng những gã này là các đầu nậu Việt Tân mà nhóm tẩy chay TNT mới lật tẩy tay Trần Trung Dung lòi đuôi "cán bộ Việt Tân" vì "vô tình" đi khoe thiếp mời vào tòa Bạch Ốc ngày 5/3 quên cả xóa email hoangd@viettan.org. Để lừa bịp đồng bào, Nguyễn Đình Thắng nói chắc như đinh đóng bùn rằng: "Nếu thu thập trên 100 ngàn chử ký thì chắc chắn sẽ được tiếp kiến TT Obama ngày 3/5/2012 tại toà Bạch Ốc". Chúng cho con tốt Nam Lộc nống tin "Tòa Bạch Ốc XIN GẶP phái đoàn", Tổng thống Obama sẽ tiếp đón, nghe đoàn văn nghệ của Trúc Hồ biểu diễn 2 bài hát của Việt Khang,...Chúng còn huy động mấy "nhà buôn... dân chủ" trong nước như Nguyễn Khắc Toàn, Phan Văn Lợi, Nguyễn Thanh Giang, Đỗ Nam Hải,...cảm ơn, cảm động, ghi nhận, tuyên dương đồng bào hải ngoại đang sắp giúp giải thoát dân Việt khỏi "độc tài". Thế là trong nháy mắt, Nguyễn Đình Thắng và Trúc Hồ đã thâu được trên 130 ngàn chử ký và nhiều người bỏ tiền, nghỉ việc hồ hởi về Hoa Thịnh Đốn để có dịp "biểu dương" và chứng kiến TT Obama nghênh đón họ ra sao.
Ê chề thay, đúng như một lời bình "TRĂM VOI KHÔNG ĐƯỢC BÁT NƯỚC XÁO". Chỉ được một vài nhân viên "tập sự" tiếp đón, MC Việt Dzũng và Trúc Hồ đã giận dữ bỏ ngang phòng họp ra về trước khi phiên họp chấm dứt vì "sự vô lễ của Tòa Bạch ốc", tuyên bố sẽ cho chính quyền Hoa Kỳ biết "sức mạnh" của 130 ngàn chữ ký.
Đúng như nhiều người tiên đoán chỉ là một màn diễn kịch lợi dụng tinh thần đấu tranh cuả một thiểu số lười suy nghĩ dưới sự đạo diễn của Việt Tân. GS Nguyễn Ngọc Bích (Việt Tân) đành đánh trống lãng, vỗ về ngày mai sẽ đưa trình Quốc Hội Hoa Kỳ thư cuả ba "con tốt" Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài và Lê Quốc Quân, sẽ thay đổi chiến lược vận động các dân biểu,...
Nếu chịu khó lang thang trên mạng sẽ thấy đủ những trò ma giáo (đặc sản của người Việt) để thâu được nhiều chữ ký vào TNT "mang danh công dân Mỹ". Chỉ cần nhận đại một địa chỉ ở Mỹ (dễ ợt với google) với một cái email, thì ai ai ở Việt Nam, Úc, Pháp...ký vô tư.
Thật buồn, đến bao giờ họ tỉnh cơn mê để đừng bị những tên ma giáo lừa bịp!
VKL
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)